Henuttawy B

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đối với những người có cùng tên gọi, xem Henuttawy.
Henuttawy/Henettawy
Kỹ nữ của Amun
Người thổi sáo cho Mut
...
Thông tin chung
An tángMMA 60, Deir el-Bahari
Tên đầy đủ
Henuttawy
<
V28W10
t
N17
N17
B1
>
Vương triềuVương triều thứ 21
Thân phụPinedjem I
Thân mẫuDuathathor-Henuttawy ?

Henuttawy B (hay Henettawy B), là một công nương sống vào thời kỳ Vương triều thứ 21 trong lịch sử Ai Cập cổ đại.

Thân thế[sửa | sửa mã nguồn]

Henuttawy B là con gái của Pinedjem I, một Đại tư tế của Amun đã cai trị toàn bộ Thượng Ai Cập lúc bấy giờ, và có lẽ là với công chúa Duathathor-Henuttawy (con gái của Pharaon Ramesses XI)[1]. Bà là chị em với Psusennes I, Pharaon thứ ba của Vương triều thứ 21 (chỉ cai trị Hạ Ai Cập) và Mutnedjmet, cũng là Chánh cung của Psusennes I. Ngoài ra, 3 vị Đại tư tế Masaharta, DjedkhonsuefankhMenkheperre cũng là những người anh em của bà. Không rõ hôn sự của Henuttawy B.

Chứng thực[sửa | sửa mã nguồn]

Trên bờ tường phía nam của đền Luxor, tên của công nương Henuttawy B được khắc trên đó cùng với tên của người cha, Pinedjem I, và 2 người chị em khác của Henuttawy B, MutnedjmetMaatkare Mutemhat[2]. Henuttawy B được biết đến với danh hiệu là "Con gái của Lãnh chúa, được ngài yêu quý; Kỹ nữ của Amun, vua của các vị thần; Công nương của Hai vùng đất"[3]. Ngoài ra, Henuttawy B còn mang danh hiệu "Người thổi sáo cho Mut", được khắc trên quan tài của bà[4].

An táng[sửa | sửa mã nguồn]

Henuttawy B được an táng trong hầm mộ MMA 60 tại Deir el-Bahari cùng với 3 thành viên khác trong vương tộc, là Henuttawy C (cháu gọi Henuttawy B là cô, con gái của Menkheperre), Menkheperre C (cháu gọi Đại tư tế Piankh là ông) và Djedmutesankh A (được cho là vợ của Đại tư tế Djedkhonsuefankh, tức chị em dâu với Henuttawy B)[5].

Xác ướp của Henuttawy B nằm trong 2 cỗ quan tài, hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Ai Cập (số hiệu JE 49100-49102)[6]. Bọc ngoài xác ướp của Henuttawy B là một tấm khăn liệm vẽ thần Osiris, vua của cõi âm, và một vòng hoa[6]. Táng cùng Henuttawy B là những hiện vật sau: một bức tượng nhỏ của thần Osiris và hai cuộn giấy cói vẽ cảnh cõi âm Amduat[4]; một hộp gỗ 3 ngăn đựng 401 tượng nhỏ shabti bằng gốm xanh[7]. Ngoại trừ 2 cuộn giấy cói hiện ở tại Bảo tàng Ai Cập (số hiệu JE 51948-51949)[6], những hiện vật còn lại đang được lưu giữ tại Viện bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Elena Pischikova, Julia Budka, Kenneth Griffin (2014), "Phả hệ Vương triều thứ 21" - Thebes in the First Millennium BC, Nhà xuất bản Cambridge Scholars, tr.40 ISBN 978-1443859639
  2. ^ Ritner, sđd, tr.110
  3. ^ Robert Kriech Ritner (2009), The Libyan Anarchy: Inscriptions from Egypt's Third Intermediate Period, Nhà xuất bản Society of Biblical Lit, tr.111 ISBN 978-1589831742
  4. ^ a b “Osiris Figure”. Viện bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan. Truy cập 25 tháng 7 năm 2020.
  5. ^ Pischikova; Budka & Griffin, sđd, tr.39 & 41 (link)
  6. ^ a b c Pischikova; Budka & Griffin, sđd, tr.46-47 (link)
  7. ^ “Shabti Box and Shabtis of Henettawy B”. Viện bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan. Truy cập 25 tháng 7 năm 2020.