Khởi nghĩa Cristero

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Khởi nghĩa Cristero

Bản đồ Mexico thể hiện mức độ bùng phát của khởi nghĩa Cristero
     Bùng phát quy mô lớn     Bùng phát vừa phải     Bùng phát lẻ tẻ
Thời gian3 tháng 8, 1926 – 21 tháng 6, 1929
(2 năm, 10 tháng, 2 tuần và 4 ngày)
Địa điểm
Mexico
Kết quả

Ngừng bắn

Tham chiến

México Chính phủ Mexico

Ủng hộ:
 Hoa Kỳ

Cristero

Ủng hộ:
Hiệp sĩ Columbus
Chỉ huy và lãnh đạo
México Plutarco Elías Calles
México Emilio Portes Gil
México Joaquín Amaro Domínguez
México Saturnino Cedillo
México Heliodoro Charis
México Marcelino García Barragán
México Jaime Carrillo
México Genovevo Rivas Guillén
México Álvaro Obregón 
Enrique Gorostieta Velarde 
José Reyes Vega 
Alberto B. Gutiérrez
Aristeo Pedroza
Andrés Salazar
Carlos Carranza Bouquet 
Dionisio Eduardo Ochoa 
Barraza Damaso
Domingo Anaya 
Jesús Degollado Guízar
Luis Navarro Origel 
Lauro Rocha
Lucas Cuevas 
Matías Villa Michel
Miguel Márquez Anguiano
Manuel Michel
Victoriano Ramírez 
Victorino Bárcenas 
Lực lượng
México ~100,000 người nam (1929) ~50,000 người, nam và nữ (1929)
Thương vong và tổn thất
México 56,882 người chết 30,000–50,000 người chết
Ước tính có 250,000 người chết
250,000 chạy trốn đến Hoa Kỳ (phần lớn là người dân)

Khởi nghĩa Cristero (tiếng Tây Ban Nha: Rebelión Cristera) hay La Cristiada là một phong trào đấu tranh rộng khắp tại miền Trung và miền Tây nước México diễn ra từ ngày 3 tháng 8 năm 1926 đến ngày 21 tháng 6 năm 1929[1][2][3][4][5][6][7][8] để phản đối việc thi hành các điều khoản thế tục hóachống giáo quyền tại Hiến pháp của nước này. Cuộc khởi nghĩa được dấy lên nhằm đáp trả lại một sắc lệnh hành pháp của Tổng thống México đương thời là ông Plutarco Elías Calles (phát âm tiếng Tây Ban Nha[ˈka.ʝes]), một động thái mà sau này được gọi là đạo luật Calles;[9][10][11] theo đó ông yêu cầu điều 130 của Hiến pháp 1917 được thi hành cách nghiêm ngặt hơn. Âm mưu của Tổng thống Calles là loại bỏ quyền lực của Giáo hội Công giáo tại México, của các tổ chức có liên kết với Giáo hội Công giáo México và đàn áp lòng mộ đạo của quần chúng nhân dân.[11][12][13][14]

Cuộc nổi dậy của nông dân ở phía bắc miền Trung nước México được hàng giáo phẩm Công giáo México ngầm ủng hộ bởi và được viện trợ bởi những tín hữu Công giáo ở thành thị.[15] Trong khi đó, quân đội México nhận được sự chống lưng của Hoa Kỳ. Đại sứ Hoa Kỳ tại México là ông Dwight Morrow đã làm trung gian trong các cuộc đàm phán giữa chính phủ Tổng thống Calles và Giáo hội Công giáo tại México. Theo đó, chính phủ México chấp nhận thực hiện một số nhượng bộ và Giáo hội Công giáo đồng ý ngưng hỗ trợ cho lực lượng Cristero, dẫn tới sự kết thúc của cuộc kháng chiến vào năm 1929.[16][17][18][19][20][21] Cuộc khởi nghĩa này được nhiều người coi là một sự kiện lớn trong chuỗi các cuộc đấu tranh giữa giáo hội và nhà nước khởi nguồn từ thế kỷ 19 với cuộc Chiến tranh Cải cách, là cuộc nổi dậy lớn cuối cùng của nông dân ở México sau khi giai đoạn quân sự của Cách mạng México kết thúc vào năm 1920 và là cuộc nổi dậy phản cách mạng của những nông dân giàu có và giới tinh hoa thành thị để chống lại các cuộc cải cách ruộng đất của phong trào cách mạng.[22][23][24][25]

Bối cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Xung đột giữa giáo hội México và nhà nước[sửa | sửa mã nguồn]

Cách mạng México là một trong những cuộc xung đột đắt đỏ nhất trong lịch sử México.[26] Sau khi tổng thống Porfirio Díaz bị lật đổ, nhiều phe phái và vùng miền trong nước liên tục tranh giành ảnh hưởng của nhau.[27][28][29] Giáo hộii Công giáo México và chính phủ của ông Díaz đã ký kết một tạm ước bán chính thức, theo đó nhà nước không xóa bỏ các điều khoản chống giáo quyền trong bản Hiến pháp 1857, tuy nhiên nhà nước México chưa bao giờ thực thi được những điều khoản ấy.[23][30][31][32][33] Và vì thế, một sự kiện thay đổi lãnh đạo hay đúng hơn là sự đảo ngược toàn bộ trật tự trước đó là những mối nguy tiềm ẩn đối với vị thế của Giáo hội. Trong thời kỳ mà các hoạt động chính trị ngày càng được dân chủ hóa, đảng Công giáo quốc gia (Partido Católico Nacional) đã được thành lập.[5][34][35][36][37][38][39]

Sau khi tổng thống Francisco I. Madero bị lật đổ và ám sát trong vụ đảo chính quân sự tháng 2 năm 1913 do tướng Victoriano Huerta cầm đầu và lên làm tổng thống, những người ủng hộ tổng thống Porfirio đã được trao trả lại các chức vụ cũ của mình. Sau cuộc lật đổ tổng thống Huerta vào năm 1914, các đảng viên đảng Công giáo quốc gia và nhiều chức sắc cấp cao trong giáo hội México đã bị buộc tội cộng tác với chính quyền của tổng thống Huerta, và giáo hội Công giáo phải hứng chịu nhiều sự chống đối cũng như làn sóng chống giáo quyền mãnh liệt của các nhà cách mạng ở miền Bắc. Bè phái của những người theo chủ nghĩa hiến pháp đã thực hiện cách mạng thành công và thủ lãnh của cách mạng là ông Venustiano Carranza đã cho soạn thảo một bản hiến pháp mới, Hiến pháp 1917. Tuy bộ luật cơ bản này đã củng cố những điều khoản chống giáo quyền của Hiến pháp 1857, tổng thống Carranza và người kế nhiệm ông là tướng Alvaro Obregón vì quá bận tâm đến việc đấu tranh với các kẻ thù nội bộ của mình nên đã tỏ ra khoan dung trong việc thực thi các điều khoản chống giáo quyền trong Hiến pháp, đặc biệt ở những vùng mà Giáo hội Công giáo có nhiều quyền lực.[40][41][42]

Chính quyền của tổng thống Plutarco Elías Calles tin rằng Giáo hội Công giáo tại México đang thách thức các sáng kiến cách mạng và tính hợp pháp của chính phủ. Và để chống lại ảnh hưởng của Giáo hội, nhiều đạo luật chống giáo quyền đã được thông qua. Điều này đã gây ra một cuộc xung đột tôn giáo kéo dài 10 năm, trong đó quân đội México đã giết chết hàng nghìn thường dân có vũ trang. Một số người coi tổng thống Calles là lãnh đạo của một nhà nước vô thần[43] và xem chương trình của ông như một phương cách tiệt trừ tôn giáo tại México[40][44] mặc dù vào năm 1925, tổng thống Calles đã ủng hộ việc thành lập Giáo hội Tông truyền Công giáo México độc lập với tòa thánh Vatican và tuân theo các đạo luật chống giáo quyền của chính phủ.[45][46][47]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Young, Julia G. (2 tháng 9 năm 2020), Beezley, William (biên tập), “Revolution and the Cristeros”, The Oxford Handbook of Mexican History (bằng tiếng Anh) (ấn bản 1), Oxford University Press, doi:10.1093/oxfordhb/9780190699192.013.29, ISBN 978-0-19-069919-2, truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2024
  2. ^ Fallaw, Ben (13 tháng 1 năm 2021), Beezley, William (biên tập), “Religion and Revolution, Mexico: 1910–1940”, The Oxford Handbook of Mexican History (bằng tiếng Anh) (ấn bản 1), Oxford University Press, doi:10.1093/oxfordhb/9780190699192.013.25, ISBN 978-0-19-069919-2, truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2024
  3. ^ González, Fernando Manuel (1 tháng 1 năm 2001). Matar y morir por Cristo Rey: aspectos de la cristiada (bằng tiếng Tây Ban Nha). Plaza y Valdes. tr. 21–74. ISBN 978-968-856-906-1.
  4. ^ Piña, Ulices (22 tháng 2 năm 2017). “The Different Roads to Rebellion: Socialist Education and the Second Cristero Rebellion in Jalisco, 1934-1939”. Letras Históricas. 16: 165–192. doi:10.31836/lh.16.6562.
  5. ^ a b Fallaw, Ben (21 tháng 1 năm 2013). Religion and State Formation in Postrevolutionary Mexico (bằng tiếng Anh). Duke University Press. ISBN 978-0-8223-5337-9.
  6. ^ Fallaw, Ben (2013). “The Seduction of Revolution: Anticlerical Campaigns against Confession in Mexico, 1914–1935”. Journal of Latin American Studies. 45 (1): 91–120. doi:10.1017/S0022216X12001216. JSTOR 23352898.
  7. ^ Kloppe-Santamaría, Gema (2020). In the Vortex of Violence: Lynching, Extralegal Justice, and the State in Post-Revolutionary Mexico. Univ of California Press. ISBN 978-0-520-34403-7.[cần số trang]
  8. ^ Reich, Peter L. (1995). Mexico's hidden revolution: the Catholic Church in law and politics since 1929. Notre Dame, Ind: University of Notre Dame Press. ISBN 978-0-585-31304-7. OCLC 45730461.
  9. ^ Buchenau, Jürgen (2015). “The Mexican Revolution, 1910–1946”. Oxford Research Encyclopedia of Latin American History. doi:10.1093/acrefore/9780199366439.013.21. ISBN 978-0-19-936643-9.
  10. ^ Meyer, Jean A. (1973). La Cristiada: por Jean Meyer ; traducción de Aurelio Garzón del Camino. OCLC 2406696.[cần số trang]
  11. ^ a b De Bonfil, Alicia Olivera. “Aspectos del conflicto religioso de 1926 a 1929”. Mediateca – Instituto Nacional de Antropología e Historia (bằng tiếng Tây Ban Nha). Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2023.
  12. ^ Matthew Butler; Matthew John Blakemore Butler (2007). Faith and impiety in revolutionary Mexico. Palgrave Macmillan. tr. 11. ISBN 978-1-4039-8381-7.
  13. ^ Butler, Matthew (2007). “Trouble Afoot? Pilgrimage in Cristero Mexico City”. Faith and Impiety in Revolutionary Mexico. tr. 149–166. doi:10.1057/9780230608801_8. ISBN 978-1-349-53926-0.
  14. ^ Kloppe-Santamaría, Gema (tháng 4 năm 2022). “Martyrs, Fanatics, and Pious Militants: Religious Violence and the Secular State in 1930s Mexico”. The Americas. 79 (2): 197–227. doi:10.1017/tam.2021.149. S2CID 247409376.
  15. ^ Curley, Robert (2018). Citizens and Believers: Religion and Politics in Revolutionary Jalisco, 1900–1930 (bằng tiếng Anh). University of New Mexico Press. ISBN 978-0-8263-5537-9.
  16. ^ Olimón Nolasco, Manuel (2008). Diplomacia insólita: el conflicto religioso en México y las negociaciones cupulares (1926–1929). Colección Historia de la iglesia en México; 1. México: IMDOSOC. ISBN 978-968-6839-99-9.[cần số trang]
  17. ^ Fernández, José Luis Soberanes; Barney, Oscar Cruz (2015). Los arreglos del presidente Portes Gil con la jerarquía católica y el fin de la guerra cristera: aspectos jurídicos e históricos. Universidad Nacional Autónoma de México, Instituto de Investigaciones Jurídicas. ISBN 978-607-02-6651-5.[cần số trang]
  18. ^ Valvo, Paolo (2020). La libertà religiosa in Messico: dalla rivoluzione alle sfide dell'attualità. Studium edizioni. ISBN 978-88-382-4842-9.[cần số trang]
  19. ^ Serafini, Chiara; Valvo, Paolo (2 tháng 2 năm 2023). La Cristiada. Fe, guerra y diplomacia en México (1926-1929). Universidad Nacional Autónoma de México. Instituto de Investigaciones Jurídicas. ISBN 978-607-30-7247-2.[cần số trang]
  20. ^ Olimón Nolasco, Manuel (2008). Confrontación extrema: el quebranto del modus vivendi (1931-1933). Colección Historia de la iglesia en México; 4. México: IMDOSOC. ISBN 978-968-9074-28-1.
  21. ^ Olimón Nolasco, Manuel (2008). Paz a medias: el modus vivendi entre la Iglesia y el Estado y su crisis (1929–1931). Colección Hstoria de la iglesia en México; 3. México: IMDOSOC. ISBN 978-968-9074-21-2.
  22. ^ Meyer, Jean A.; Pérez-Rincón, Héctor (2004). La revolución mexicana (bằng tiếng Tây Ban Nha). Tusquets Editores. ISBN 978-970-699-084-6.[cần số trang]
  23. ^ a b Knight, Alan (2007). “The Mentality and Modus Operandi of Revolutionary Anticlericalism”. Faith and Impiety in Revolutionary Mexico. tr. 21–56. doi:10.1057/9780230608801_2. ISBN 978-1-349-53926-0.
  24. ^ Schwaller, John Frederick (2011). The History of the Catholic Church in Latin America: From Conquest to Revolution and Beyond. NYU Press. tr. 189–213. ISBN 978-0-8147-8360-3.
  25. ^ Osten, Sarah (22 tháng 2 năm 2018). The Mexican Revolution's Wake: The Making of a Political System, 1920–1929 (bằng tiếng Anh). Cambridge University Press. tr. 2. ISBN 978-1-108-24680-4.
  26. ^ McCaa, Robert (2003). “Missing Millions: The Demographic Costs of the Mexican Revolution”. Mexican Studies/Estudios Mexicanos. 19 (2): 367–400. doi:10.1525/msem.2003.19.2.367. ISSN 0742-9797. JSTOR 10.1525/msem.2003.19.2.367.
  27. ^ Knight, Alan (1990). The Mexican Revolution: Counter-revolution and reconstruction (bằng tiếng Anh). U of Nebraska Press. ISBN 978-0-8032-7770-0.
  28. ^ Andes, Stephen J. C. (19 tháng 3 năm 2020), Orique, David Thomas; Fitzpatrick-Behrens, Susan; Garrard, Virginia (biên tập), “Catholicism, Revolution, and Counter-Revolution in Twentieth-Century Latin America”, The Oxford Handbook of Latin American Christianity (bằng tiếng Anh), Oxford University Press, tr. 174–193, doi:10.1093/oxfordhb/9780199860357.013.8, ISBN 978-0-19-986035-7, truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2024
  29. ^ Ristow, Colby (10 tháng 2 năm 2021), Beezley, William (biên tập), “The Mexican Revolution”, The Oxford Handbook of Mexican History (bằng tiếng Anh) (ấn bản 1), Oxford University Press, doi:10.1093/oxfordhb/9780190699192.013.23, ISBN 978-0-19-069919-2, truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2024
  30. ^ Martin Austin Nesvig, Religious Culture in Modern Mexico, pp. 228–29, Rowman & Littlefield, 2007
  31. ^ Thomson, Guy (28 tháng 3 năm 2018), “Benito Juárez and Liberalism”, Oxford Research Encyclopedia of Latin American History (bằng tiếng Anh), doi:10.1093/acrefore/9780199366439.001.0001/acrefore-9780199366439-e-461?d=/10.1093/acrefore/9780199366439.001.0001/acrefore-9780199366439-e-461&p=emailagvp8atha8nkw (không hoạt động 2024-02-28), ISBN 978-0-19-936643-9, truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2024Quản lý CS1: DOI không hoạt động tính đến tháng 2 2024 (liên kết)
  32. ^ Hamnett, Brian R. (1991). “Benito Juárez, Early Liberalism, and the Regional Politics of Oaxaca, 1828-1853”. Bulletin of Latin American Research. 10 (1): 3–21. doi:10.2307/3338561. ISSN 0261-3050. JSTOR 3338561.
  33. ^ Benjamin, Thomas (25 tháng 6 năm 2018), “The Life, Myth, and Commemoration of Benito Juárez”, Oxford Research Encyclopedia of Latin American History (bằng tiếng Anh), doi:10.1093/acrefore/9780199366439.001.0001/acrefore-9780199366439-e-510?d=/10.1093/acrefore/9780199366439.001.0001/acrefore-9780199366439-e-510&p=emailasbbkami6d67g (không hoạt động 2024-02-28), ISBN 978-0-19-936643-9, truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2024Quản lý CS1: DOI không hoạt động tính đến tháng 2 2024 (liên kết)
  34. ^ Ferreiro, Emilia; Loaeza, Soledad (1999). El Partido Acción Nacional, la larga marcha, 1939–1994: oposición leal y partido de protesta (bằng tiếng Tây Ban Nha). Fondo de Cultura Económica. ISBN 978-968-16-6128-1.[cần số trang]
  35. ^ “De urnas y sotanas. El Partido Católico Nacional en Jalisco-PDF”. historicas.unam.mx. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2023.
  36. ^ O'Dogherty Madrazo, Laura (1999). “De urnas y sotanas: el Partido Católico Nacional en Jalisco”. repositorio.colmex.mx. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2023.
  37. ^ O'Dogherty Madrazo, Laura (1999). De urnas y sotanas: el partido catolico nacional en Jalisco [Of Ballot Boxes and Cassocks: The National Catholic Party in Jalisco] (Luận văn) (bằng tiếng Tây Ban Nha).[cần số trang]
  38. ^ Goddard, Jorge Adame (1981). El pensamiento político y social de los católicos mexicanos, 1867–1914 (bằng tiếng Tây Ban Nha). Universidad Nacional Autónoma de México, Instituto de Investigaciones Históricas. ISBN 978-968-5801-75-1.
  39. ^ Ramírez, Manuel Ceballos (1991). El catolicismo social: un tercero en discordia, Rerum Novarum, la "cuestión social" y la movilización de los católicos mexicanos (1891-1911) (ấn bản 1). El Colegio de Mexico. doi:10.2307/j.ctvhn09jc. ISBN 978-968-12-0494-5. JSTOR j.ctvhn09jc.
  40. ^ a b Loaeza, Soledad (2013). La restauración de la Iglesia católica en la transición mexicana. El Colegio de Mexico AC. ISBN 978-607-462-592-9.[cần số trang]
  41. ^ Goddard, Jorge Adame (1981). El pensamiento político y social de los católicos mexicanos, 1867-1914 (bằng tiếng Tây Ban Nha). Universidad Nacional Autónoma de México, Instituto de Investigaciones Históricas. ISBN 978-968-5801-75-1.
  42. ^ Ramírez, Manuel Ceballos (1991). El catolicismo social: un tercero en discordia, Rerum Novarum, la "cuestión social" y la movilización de los católicos mexicanos (1891-1911) (ấn bản 1). El Colegio de Mexico. doi:10.2307/j.ctvhn09jc. ISBN 978-968-12-0494-5. JSTOR j.ctvhn09jc.
  43. ^ Haas, Ernst B. (1997). Nationalism, Liberalism, and Progress: The dismal fate of new nations. Cornell University Press. ISBN 978-0-8014-3109-8.[cần số trang]
  44. ^ Cronon, E. David (1958). “American Catholics and Mexican Anticlericalism, 1933-1936”. The Mississippi Valley Historical Review. 45 (2): 201–230. doi:10.2307/1902927. JSTOR 1902927.
  45. ^ Rancaño, Mario Ramírez (6 tháng 12 năm 2002). “La ruptura con el vaticano. José Joaquín Pérez y la Iglesia Católica Apostólica Mexicana, 1925–1931”. Estudios de Historia Moderna y Contemporánea de México (bằng tiếng Tây Ban Nha). 24 (024). doi:10.22201/iih.24485004e.2002.024.3070. ISSN 2448-5004.
  46. ^ Rancaño, Mario Ramírez (2006). El patriarca Pérez: la iglesia católica apostólica mexicana (bằng tiếng Tây Ban Nha). UNAM. ISBN 978-970-32-3436-3.
  47. ^ Butler, Matthew (15 tháng 5 năm 2023). Mexico's Spiritual Reconquest: Indigenous Catholics and Father Pérez's Revolutionary Church (bằng tiếng Anh). University of New Mexico Press. ISBN 978-0-8263-4508-0.