Lũy Bán Bích

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bản đồ tỉnh Gia Định năm 1815 do Trần Văn Học vẽ (có chú thích các địa danh) thể hiện vị trí của lũy cổ Bán Bích

Lũy Bán Bích (tên chữ là Bán Bích cổ lũy) là một công trình cổ ở địa giới hai huyện Bình DươngTân Long của đất Gia Định xưa.[1] Lũy do Đốc chiến (Nguyễn Cửu Đàm) chỉ huy xây đắp, hình giống mặt trăng xếp, chỉ nửa vách lũy thôi, nên có tên là Bán Bích.[2]

Lũy dài 15 dặm (8km586)[3] bao quanh đồn dinh để đề phòng bất trắc.

Đường Lũy Bán Bích[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1915, sau khi chiếm được Nam Kỳ, Thực dân Pháp cho huy hoạch Gia Định. Trong đó, họ xây dựng nhiều trục đường lớn, huyết mạch để nối các vùng trọng điểm lại với nhau (tương đương với đường huyện ĐH bây giờ), trong đó có Hương lộ 14.[4]

Đến năm 1999, Thành phố Hồ Chí Minh cho đổi tên Hương lộ 14 thành đường Lũy Bán Bích. Bên cạnh đó, nhiều Hương lộ từ thời Pháp thuộc cũng được đổi tên thành các danh nhân lịch sử Việt Nam như đường Lê Trọng Tấn (Hương lộ 13), đường Âu Cơ (Hương lộ 15),...[4]

Năm 2003, quận Tân Phú được thành lập trên cơ sở một phần từ quận Tân Bình. Đường Lũy Bán Bích trở thành trục đường chính của quận theo hướng Bắc Nam.[5]

Năm 2006, với Quyết định 3543, UBND TP.HCM đã điều chỉnh lộ giới đường Lũy Bán Bích, đoạn từ đường Âu Cơ đến đường Kênh Tân Hóa lên 23m. Con đường chính của quận Tân Phú được mở rộng, xây dựng và hoàn thành năm 2014.[4]

Ngày nay[sửa | sửa mã nguồn]

Lũy Bán Bích là một trong những trục đường chính của quận Tân Phú nói riêng và khu vực ven ngoại thành. Đường có tổng chiều dài 4,8km, bắt đầu từ cuối đường Tân Hóa, từ cầu Tân Hóa bắt qua kênh Tân Hóa. Đường trải dài ra hướng Bắc, qua 2 giao lộ lớn là Ngã tư Hòa Bình (Hòa Bình - Lũy Bán Bích) và Lũy Bán Bích - Thoại Ngọc Hầu và kết thúc khi giao nhau với đường Âu Cơ thuộc quận Tân Bình.

Đường là tuyến đường nối từ khu vực Phú Lâm lên nút giao Bà Quẹo nên có lưu lương phương tiện nhiều. Vào giờ cao điểm, đường thường xuyên bị nghẽn do nhiều phương tiện chuyển hướng để rẽ. Ngoài ra, đường cũng là một trong những điểm đen về tại nạn giao thông.[6][7][8]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Huỳnh Minh (2006). Gia Định xưa. Nhà xuất bản Văn Hóa-Thông tin tái bản năm 2006, tr. 42.
  2. ^ Nguồn: Gia Định thành thông chí, quyển 4: Thành trì chí, trấn thành Gia Định.
  3. ^ Theo Nguyễn Đình Đầu, Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh (tập 1) (Nhà xuất bản TPHCM, 1987, 163). Huỳnh Minh ghi là 866 trượng.
  4. ^ a b c thanhnien.vn (27 tháng 6 năm 2020). “Bán Bích cổ lũy ngày gió qua”. thanhnien.vn. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2024.
  5. ^ NLD.COM.VN. "Khai sinh" quận Tân Phú và Bình Tân”. Báo Người Lao Động Online. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2024.
  6. ^ NLD.COM.VN. “KẸT XE tứ phía vì vướng công trình”. Báo Người Lao Động Online. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2024.
  7. ^ News, V. T. C. (17 tháng 9 năm 2010). “Kẻ đẩy, người dắt xe lội "sông" giữa TP.HCM”. Báo điện tử VTC News. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2024.
  8. ^ PHÓNG, BÁO SÀI GÒN GIẢI (9 tháng 9 năm 2015). “Bùng phát kẹt xe”. BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2024.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]