Michael Mandiberg

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Michael Mandiberg
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
22 tháng 12, 1977 (46 tuổi)
Nơi sinh
Detroit, Michigan
Nơi cư trúDetroit
Giới tínhphi nhị nguyên giới
Quốc tịchMỹ
Nghề nghiệpnghệ sĩ, lập trình viên, nhà nghiên cứu, họa sĩ
Đào tạoĐại học Brown, Trường Thiết kế Rhode Island, MFA Viện Nghệ thuật California
Lĩnh vựcNghệ thuật Internet
Sự nghiệp nghệ thuật
Đào tạoViện nghệ thuật California, Đại học Brown
Tác phẩmShop Mandiberg, The Red Project, Oil Standard, The Real Costs
Giải thưởngGiải thưởng Turbulence Project, Rhizome Commission, 2007–2008 Eyebeam Fellowship, 2008–2009 Eyebeam Senior Fellow
Website

Michael Mandiberg (sinh ngày 22 tháng 12 năm 1977) là một họa sĩ, lập trình viên, nhà thiết kếnhà giáo dục người Mỹ.

Các tác phẩm của Mandiberg đều được trưng bày tại các địa điểm bao gồm; Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại MớiThành phố New York, Lễ hội transmediale[1]Berlin, Trung tâm Nghệ thuật và Truyền thông Karlsruhe (ZKM)[2]Karlsruhe, ĐứcTrung tâm Ars ElectronicaLinz, Áo. Tác phẩm của Mandiberg cũng được giới thiệu trong các cuốn sách như TribeNew Media Art của Jana, Internet Art của Greene, và At the Edge of Art của Blais và Ippolito.[3] Mandiberg từng viết bài cho tờ The New York Times, Los Angeles Times, Berliner Zeitung, và tạp chí Wired.

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Print Wikipedia

Mandiberg đảm nhận cương vị Giáo sư Văn hóa Truyền thông tại Trường Đại học Staten Island[4] và là hội viên Eyebeam tại Thành phố New York.

Mandiberg chính là tác giả của quyển sách nhan đề Digital Foundations, có nội dung dạy Khóa học Cơ bản về Bauhaus thông qua phần mềm thiết kế. Tác phẩm này đã nhận được lời khen ngợi từ những nhà sáng tạo có uy tín như Ellen LuptonC.E.B. Reas.[5] Mandiberg còn là nhà văn viết blog của quỹ Digital Foundations và Anti-Advertising Agency. Mandiberg sinh sống và đạp xe xung quanh Brooklyn.

Mandiberg đứng ra sáng lập New York Arts Practicum, "một học viện nghệ thuật mùa hè, để những người tham gia học hỏi kinh nghiệm nhằm kết nối cuộc sống của họ với tư cách là sinh viên nghệ thuật với cuộc sống như giới nghệ sĩ trên thế giới."[6] Mandiberg còn chủ trì sự kiện Thử nghiệm trong Giáo dục ngoài thể chế (Experiments in Extra-Institutional Education) tại Đại học Thành phố New York vào ngày 11 tháng 4 năm 2013[7] dẫn đến một số đặc biệt của tạp chí học thuật Social Text[8] và một cuộc hội thảo kéo dài một năm về các chủ đề tương tự được đồng tổ chức với Carla Herrera-Prats, Cynthia Lawson Jaramillo và Jennifer Stoops.[9]

Tác phẩm nổi bật[sửa | sửa mã nguồn]

Print Wikipedia
  • Shop Mandiberg là một tác phẩm nghệ thuật Internet từ năm 2001, theo đó Michael Mandiberg chào bán mọi thứ cuối cùng mà Mandiberg sở hữu để bán trên trang Shop Mandiberg. Từ quần áo đến một nửa tuýp kem đánh răng đã qua sử dụng. Vào thời điểm cửa hàng đóng cửa, Mandiberg đã bán được hơn 100 mặt hàng.[10]
  • AfterSherrieLevine.com và AfterWalkerEvans.com được Mandiberg scan và đăng trực tuyến những bức ảnh mà Sherrie Levine chụp lại Walker Evans.[11] Một người tự mô tả "trò đùa nghệ thuật kiểu một dòng chữ"[12] đã đưa ra nhiều đệ quy hơn bằng cách đặt tác phẩm trực tuyến để có thể được đem ra in, do đó tạo nên một bản sao chép khác. Một nghệ sĩ khác là Bujar Bala, đã tải xuống các bức ảnh được scan từ AfterWalkerEvans.com và tải chúng lên jalbum.net nhằm tạo ra một album ảnh trực tuyến mang tên After Michael Mandiberg. Mandiberg gần đây đã tiếp tục quá trình tái tạo bằng cách lập tài khoản Instagram After Michael Mandiberg và xuất bản những hình ảnh được lọc và tái tạo trên Instagram.[13]
  • Oil Standard – được Turbulence.org ủy quyền[14] là một plugin của Firefox thay thế giá trên các trang web thương mại điện tử với giá tương đương tính theo thùng dầu thô.[15]
  • Print Wikipedia – Sự hình dung hóa về Wikipedia lớn như thế nào. Bao gồm "hình nền gáy sách" của 2.000 trong số 7.500 tập và các tập đã chọn được đem in. Toàn bộ tập tin pdf các tập Wikipedia được tải lên và có sẵn để in thành sách.[16]

Đời tư[sửa | sửa mã nguồn]

Mandiberg thích đại từ trung tính về giới tính hơn.[17][18]

Ấn phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Michael Mandiberg (chủ biên), The Social Media Reader, New York University Press 2012
  • xtine burrough và Michael Mandiberg, Digital Foundations: An Intro to Media Design with the Adobe Creative Suite, New Riders/AIGA Design Press 2008[5]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Michael Mandiberg – transmediale”.
  2. ^ “Netzarbeiten des IMKP”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2021.
  3. ^ “Pacific Northwest College of Art”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2014.
  4. ^ “College of Staten Island – Faculty Profiles”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2008.
  5. ^ a b “Digital Foundations”.
  6. ^ “New York Arts Practicum”.
  7. ^ Center for the Humanities website Lưu trữ 2014-02-20 tại Wayback Machine
  8. ^ “Educational OutliersSocial Text”.
  9. ^ Extra Institutional Education seminar website
  10. ^ Von Tilman Baumgärtel "Der Ausverkauf des Selbsts" Lưu trữ 2015-09-24 tại Wayback Machine Berliner Zeitung, ngày 5 tháng 2 năm 2001
  11. ^ Suzanne Muchnic "A cut-and-paste festival" Lưu trữ 2014-02-28 tại Wayback MachineLos Angeles Times, ngày 26 tháng 10 năm 2003
  12. ^ “AfterWalkerEvans.com”.
  13. ^ “@aftermichaelmandiberg • Instagram photos and videos”.
  14. ^ “Turbulence Commission: "Oil Standard" by Michael Mandiberg - www.furtherfield.org”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2014.
  15. ^ Dan Mitchell Google Finance: A Portal Play?, The New York Times, March 26, 2006
  16. ^ “Moving Wikipedia From Computer to Many, Many Bookshelves”. The New York Times. ngày 17 tháng 6 năm 2015.
  17. ^ http://www.artandfeminism.org/#people
  18. ^ https://www.instagram.com/mmandiberg/

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]