NGC 3862

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hình ảnh của NGC 3862

NGC 3862 là tên của một thiên hà elip cách chúng ta 300 triệu năm ánh sáng[1] và nằm trong chòm sao Sư Tử[2]. Vào ngày 27 tháng 4 năm 1785, nhà thiên văn học người Đức William Herschel đã phát hiện ra thiên hà này[3]. Bên cạnh đó, nó là một trong những thiên hà nằm ngoài rìa cụm các thiên hà thuộc chòm sao Sư Tử.[4]

Thiên hà này được phân loại là thiên hà radio loại FR I[5]. Nó có chứa một lỗ đen siêu khối lượng nặng gấp 4.7×108 lần khối lượng mặt trời, lỗ đen này kích động một luồng plasma khiến nó di chuyển với tốc độ bằng 98% tốc độ của ánh sáng. Đặc biệt là nó là một trong số ít các luồng vật chất phát ra ánh sáng có thể nhìn thấy được mà không qua các công cụ đặc biệt khác.[6]

Cách NGC 3862 72000 năm ánh sáng (22000 parsec)[7] là một thiên hà hình elip[8] hay là một thiên hà hình hạt đậu tên là IC 2955.

Luồng vật chất[sửa | sửa mã nguồn]

Bridle et al. đã thực hiện các cuộc quan sát vào năm 1981 bằng cách sử dụng các bản đồ đã được trạm quan sát VLA (Very Large Arrar). Và thu được kết quả là một cấu trúc giống như một luồng vật chất xuất hiện từ tâm của NGC 3862[9]. Vào cuối tháng 1 năm 1992, kính viễn vọng Hubble đã quan sát NGC 3862 với máy ghi phổ dùng riêng cho các vật thể mờ nhạt đã xác nhận sự có mặt của luồng vật chất này tại tâm của NGC 3862.[2][10]

Tại luồng vật chất có bốn cái nút mờ được gọi tên lần lượt là A, B, C, D[11][12]. Những cái nút này cho thấy một cấu trúc tương tự như một chuỗi ngọc trai[6].

Dữ liệu hiện tại[sửa | sửa mã nguồn]

Theo như quan sát, đây là thiên hà nằm trong chòm sao Sư Tử và dưới đây là một số dữ liệu khác:

Xích kinh 11h 45m 05.0s[13]

Độ nghiêng 19° 36′ 23″[13]

Dịch chuyển đỏ (Redshift) 0.021718 ± 0.000019[13]

Vận tốc hướng tâm 6511 ± 6 km/s[13]

Khoảng cách 304 Mly (93,3 Mpc)

Cấp sao biểu kiến 13.67[13]

Kích thước biểu kiến 1.5 x 1.5[13]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Your NED Search Results”. ned.ipac.caltech.edu. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2018.
  2. ^ a b “High Energy Jet in Galaxy NGC 3862”. sci.esa.int. ESA. ngày 7 tháng 5 năm 1992. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2018.
  3. ^ “New General Catalog Objects: NGC 3850 – 3899”. cseligman.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2018.
  4. ^ Northover, K. J. E. (ngày 1 tháng 11 năm 1976). “Observations of the Radio Galaxies 3C 264 and 3C 315”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society (bằng tiếng Anh). 177 (2): 307–317. Bibcode:1976MNRAS.177..307N. doi:10.1093/mnras/177.2.307. ISSN 0035-8711.
  5. ^ “3CRR Atlas:3C 264: Main Page”. www.jb.man.ac.uk. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2018.
  6. ^ a b “HubbleSite: News – Hubble Video Shows Shock Collision Inside Black Hole Jet”. hubblesite.org. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2018.
  7. ^ Kleijn, Gijs A. Verdoes; Baum, Stefi A.; Zeeuw, P. Tim de; O'Dea, Chris P. (1999). “Hubble Space Telescope Observations of Nearby Radio-Loud Early-Type Galaxies”. The Astronomical Journal (bằng tiếng Anh). 118 (6): 2592. arXiv:astro-ph/9909256. Bibcode:1999AJ....118.2592V. doi:10.1086/301135. ISSN 1538-3881.
  8. ^ “Your NED Search Results”. ned.ipac.caltech.edu. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2018.
  9. ^ Bridle, A. H.; Vallee, J. P. (tháng 8 năm 1981). “High-resolution radio observations of the X-ray galaxy NGC 3862 /3C 264/ in Abell 1367”. The Astronomical Journal. 86: 1165–1174. doi:10.1086/112995.
  10. ^ Crane, P.; Peletier, R.; Baxter, D.; Sparks, W. B.; Albrecht, R.; Barbieri, C.; Blades, J. C.; Boksenberg, A.; Deharveng, J. M. (tháng 1 năm 1993). “Discovery of an optical synchrotron jet in 3C 264”. The Astrophysical Journal (bằng tiếng Anh). 402: L37–L40. Bibcode:1993ApJ...402L..37C. doi:10.1086/186694. ISSN 0004-637X.
  11. ^ Perlman, E. S.; Padgett, C. A.; Georganopoulos, M.; Worrall, D. M.; Kastner, J. H.; Franz, G.; Birkinshaw, M.; F. Dulwich; O'Dea, C. P. (2010). “A Multi-Wavelength Spectral and Polarimetric Study of the Jet of 3C 264”. The Astrophysical Journal (bằng tiếng Anh). 708 (1): 171–187. arXiv:0911.1817. Bibcode:2010ApJ...708..171P. doi:10.1088/0004-637X/708/1/171. ISSN 0004-637X.
  12. ^ Meyer, Eileen T.; Georganopoulos, Markos; Sparks, William B.; Perlman, Eric; van der Marel, Roeland P.; Anderson, Jay; Sohn, Sangmo Tony; Biretta, John; Norman, Colin (tháng 5 năm 2015). “A kiloparsec-scale internal shock collision in the jet of a nearby radio galaxy”. Nature (bằng tiếng Anh). 521 (7553): 495–497. doi:10.1038/nature14481. ISSN 0028-0836.
  13. ^ a b c d e f “NASA/IPAC Extragalactic Database”. Results for NGC 3862. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2018.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]