Nguyễn Việt Chiến

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nguyễn Việt Chiến sinh ngày 8 tháng 10 năm 1952, quê ở Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Tây, là nhà báo và nhà văn tác nghiệp tại Hà Nội.[1][2] Ông là ký giả đầu tiên nhận được những tài liệu trinh sát về băng nhóm tội phạm Năm Cam có bút phê chỉ đạo của Thủ tướng Võ Văn Kiệt.[3][4] Một số bút danh ông dùng khi làm thơ trong đó bao gồm Nguyễn Văn Nguyễn và Từ Kim Việt.[5]

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Việt Chiến đi bộ đội từ năm 1970, xuất ngũ năm 1974 và vào đại học. Tốt nghiệp đại học ngành địa chất. Năm 1990 chuyển sang viết báo, năm 1991 công tác ở báo Văn Nghệ, năm 1992 về làm phóng viên tại báo Thanh Niên.[6]

Ông đã có gia đình và bốn con với bốn cháu và sinh sống tại Hà Nội.

Sự kiện[sửa | sửa mã nguồn]

Vào tháng 5 năm 2008, Nguyễn Việt Chiến bị bắt tạm giam vì hành vi "Lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ" liên quan đến việc thông tin về vụ án PMU18.[7] Gia đình ông có đơn xin bảo lãnh trong thời hạn tạm giam nhưng đã bị bác bỏ, một số báo đã đăng tin bày tỏ bất bình song cũng đã bị đã nhận được chỉ thị không được tiếp tục đăng về vụ việc.[8]

Vào ngày 15 tháng 10 năm 2008, Hội đồng xét xử - Tòa án Nhân dân Tối cao Hà Nội đã tuyên phạt Nguyễn Việt Chiến 2 năm tù giam vì tội "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân".[9][10] Nhiều tổ chức quốc tế như Tổ chức Ân xá Quốc tếTổ chức Phóng viên không Biên giới kêu gọi trả tự do ngay lập tức và không điều kiện cho nhà báo Nguyễn Việt Chiến vì cho rằng ông là tù nhân lương tâm.[11][12] Chính phủ Úc cũng lên tiếng và được hứa hẹn sẽ sớm thả trong tương lai gần.[13]

Theo thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam Lê Thế Tiệm, do thành tích cải tạo tốt, đã tỏ ra "ăn năn hối cải và hợp tác", ngày 15 tháng 01 năm 2009 Nguyễn Việt Chiến đã được đặc xá trước Tết nguyên đán Kỷ Sửu sau tám tháng thụ hình án tù giam.[14][15] Đầu năm 2009, Nguyễn Việt Chiến trở lại làm việc cho báo Thanh Niên.[16]

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Mưa lúc không giờ, Thơ, Nhà xuất bản Hội nhà văn năm, 1992.
  • Ngọn sóng thời gian,Thơ, Nhà xuất bản Thanh Niên, 1998.
  • Cỏ trên đất, Thơ, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 2000.
  • Những con ngựa đêm, Thơ, Nhà xuất bản Hội nhà văn năm 2003.
  • "Thơ Việt Nam tìm tòi và cách tân 1975-2005". Phê bình và tiểu luận, Nhà xuất bản Hội nhà văn, 2007.
  • " Tổ Quốc nhìn từ biển" Thơ 2011, đã được nhạc sĩ Phạm Minh Thuận phổ nhạc.[16]

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 1990-2004, đã được trao 5 giải thưởng về thơ: Giải nhì Cuộc thi thơ báo Văn Nghệ, Hội Nhà Văn Việt Nam (1989-1990); Giải nhì cuộc thi Thơ hay về biển của Vũng Tàu(1992); Giải nhì cuộc thi Thơ Tạp chí Văn nghệ 1998-1999; Giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội (2004) và Hội Nhà văn Việt Nam năm 2004 cho tập thơ Những con ngựa đêm. Ngoài ra, Hội Nhà Văn Hà Nội tổ chức hội thảo tập sách phê bình "Thơ Việt Nam tìm tòi và cách tân" nhân Ngày Thơ Nguyên Tiêu (2008).[17][18]

Khi đang chấp hành án phạt tù, nhà báo Nguyễn Việt Chiến được đề cử giải thưởng báo chí, thể loại Nhà báo, của tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) vì "đã cống hiến cho tự do thông tin qua công việc, chính kiến và thái độ" của mình.[19]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Hà An (31 tháng 12 năm 2018). “Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến với những vần thơ về biển, đảo”. Báo Biên Phòng. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2024.
  2. ^ Mỹ Bình (2 tháng 2 năm 2017). “Đầu Xuân trò chuyện với tác giả tập thơ "Tổ quốc nhìn từ biển". VietnamPlus. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2024.
  3. ^ Anh Thư; Viết Niệm; Việt Anh; Hiếu Phạm (18 tháng 6 năm 2023). “Nhà báo điều tra Nguyễn Việt Chiến: Những chuyện hy hữu bên lề vụ án "trùm" xã hội đen Năm Cam và vụ PMU 18”. Báo Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2024.
  4. ^ Quốc Phong (21 tháng 6 năm 2017). “Nhà báo kể chuyện những 'bàn tay' thế lực phía sau Năm Cam”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2024.
  5. ^ Mỹ Bình (2 tháng 2 năm 2017). “Đầu Xuân, trò chuyện với tác giả tập thơ "Tổ quốc nhìn từ biển". Báo tin tức Thông tấn Xã Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2024.
  6. ^ Trinh Nguyễn (25 tháng 4 năm 2024). “Khi số phận chọn Nguyễn Việt Chiến làm ngọn bút thơ”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2024.
  7. ^ Ngọc Minh (12 tháng 5 năm 2008). “Hai nhà báo bị khởi tố, bắt tạm giam”. Báo Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2024.
  8. ^ “Bác đơn bảo lãnh phóng viên”. BBC. 26 tháng 5 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2024.
  9. ^ Sông Thao (15 tháng 10 năm 2008). “Tuyên án 4 bị cáo liên quan đến vụ PMU 18”. Đài Tiếng nói Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2024.
  10. ^ DCSVN (3 tháng 1 năm 2009). “10 vụ án chấn động dư luận năm 2008”. Báo Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2024.
  11. ^ “Ân xá Quốc tế kêu gọi thả nhà báo”. BBC. 17 tháng 10 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2024.
  12. ^ “Kêu gọi thả hai phóng viên Việt Nam”. BBC. 12 tháng 10 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2024.
  13. ^ “Australia kêu gọi thả hai phóng viên”. BBC. 8 tháng 9 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2024.
  14. ^ “Nhà báo Việt Chiến được đặc xá”. BBC. 18 tháng 1 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2024.
  15. ^ TTXVN (16 tháng 1 năm 2009). “Ông Nguyễn Việt Chiến được đặc xá”. Báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2024.
  16. ^ a b Lưu Hà (3 tháng 6 năm 2011). “Nguyễn Việt Chiến chiêm nghiệm 'Tổ quốc nhìn từ biển'. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2024.
  17. ^ “Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến: Háo hức lên con tàu tìm bến đỗ mới cho thi ca”. Báo Tổ Quốc. 3 tháng 9 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2024.
  18. ^ Đỗ Ngọc Yên (21 tháng 11 năm 2015). “Nguyễn Việt Chiến và Tổ quốc nhìn từ biển”. Sức khỏe và Đời sống. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2024.
  19. ^ “Nhà báo Chiến được đề cử giải thưởng”. BBC. 4 tháng 12 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2024.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]