Bước tới nội dung

Những khó khăn khi nuôi con bằng sữa mẹ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Breastfeeding difficulties
Infant nurses through nipple shield, a device which can assist with certain breastfeeding difficulties.
Khoa/NgànhSản khoa, nhi khoa, midwifery Sửa đổi tại Wikidata

Những khó khăn khi nuôi con bằng sữa mẹ đề cập đến các vấn đề phát sinh từ việc cho con bú, việc cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ bú sữa từ bầu vú của người mẹ. Mặc dù trẻ sơ sinh có phản xạ nút để giúp đứa trẻ bú và nuốt sữa, và sữa mẹ thường là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh,[1] nhưng có những trường hợp mà việc cho con bú có thể gặp khó khăn, thậm chí, có trường hợp hiếm là chống chỉ định.

Khó khăn có thể phát sinh liên quan đến cả hành vi cho con bú và với sức khỏe của trẻ bú sữa mẹ.

Vấn đề cho con bú[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù khó khăn khi cho con bú không phải là hiếm gặp, nhưng việc cho em bé tiếp xúc với vú mẹ càng sớm càng tốt sau sinh sẽ giúp tránh được nhiều vấn đề sau này. Chính sách của Học viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ về nuôi con bằng sữa mẹ cho biết, "nên hoãn việc cân, đo, tắm, chích kim và điều trị dự phòng mắt cho đến khi hoàn thành việc cho con bú lần đầu".[2] Nhiều khó khăn khi cho con bú có thể được giải quyết bằng các thủ tục bệnh viện phù hợp, y tá và nhân viên bệnh viện được đào tạo đúng quy trình, sự tham gia từ các chuyên gia và tư vấn cho con bú.[3]

Có nhiều yếu tố và tình trạng có thể cản trở nuôi con bằng sữa mẹ:

  • Nuôi con bằng sữa công thức
  • Bệnh tưa miệng [4]
  • Mất tập trung hoặc gián đoạn trong quá trình cho trẻ bú
  • Xa mẹ lâu ngày
  • Khó thở (thở nhanh) như thở nhanh thoáng qua ở trẻ sơ sinh, thiếu chất có hoạt tính bề mặt, hội chứng suy hô hấp hoặc các tình trạng y tế khác ở trẻ sơ sinh
  • Có mặt một rào cản vật lý giữa mẹ và trẻ sơ sinh
  • Nuối khó trong sinh non cùng với mút tay, nuốt và thở, hoặc bất thường đường tiêu hóa như lỗ rò khí quản.
  • Đau do các thủ thuật như cắt bao quy đầu, xét nghiệm máu hoặc tiêm chủng.[5]  
  • Khó khăn trong việc trẻ bám vào bầu vú [6]
  • Phản xạ nút kém [6]
  • Vú giảm sản/ không đủ mô tuyến
  • Hội chứng đa tiết sữa
  • Không tiết sữa
  • Hội chứng đa nang buồng trứng
  • Bệnh tiểu đường
  • Mẹ bị stress nặng
  • Nghỉ ngơi/bồi dưỡng không đầy đủ cho mẹ trong 6 tuần đầu sau sinh
  • Đi làm sớm vì thiếu hỗ trợ tài chính /nghỉ thai sản của mẹ
  • Sứt môi và hở hàm ếch [6]
  • Tật líu lưỡi.
  • Hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết.
  • Giảm trương lực, hay rối loạn "tông âm thấp" ở trẻ sơ sinh [7]
  • Hội chứng thừa sữa [8]
  • Sữa ra quá nhanh[9]
  • Trẻ sinh non có thể gặp khó khăn trong việc phối hợp phản xạ nút với hơi thở.
  • Tình trạng Dysphoric Milk Ejection Reflex: một tình trạng ảnh hưởng đến những phụ nữ đang cho con bú được xác định chủ yếu bởi chứng loạn dưỡng xảy ra ngay trước khi thả sữa và tiếp tục không quá vài phút.[10]

Vấn đề sức khỏe trẻ sơ sinh[sửa | sửa mã nguồn]

Trẻ sơ sinh bị bệnh galactosemia cổ điển không thể tiêu hóa được lactose và do đó không thể hưởng được lợi ích từ sữa mẹ.[11] Nuôi con bằng sữa mẹ cũng có thể gây hại cho em bé nếu bà mẹ bị bệnh lao phổi chưa được điều trị, đang dùng một số loại thuốc ức chế hệ miễn dịch.[11] mẹ bị nhiễm HIV,[11][12] hoặc dùng các chất có hại như cocaine, heroinamphetamine.[2] Khác với các trường hợp ngộ độc cấp tính, không có chất gây ô nhiễm môi trường nào gây ra nhiều tác hại cho trẻ sơ sinh như thiếu bú sữa mẹ. Mặc dù các kim loại nặng như thủy ngân lơ lững khắp không khí và có liên quan đến trẻ bú mẹ, nhưng lợi ích phát triển thần kinh từ sữa mẹ lớn hơn tác dụng phụ tiềm ẩn của chất độc thần kinh.[13]

Chế độ ăn uống[sửa | sửa mã nguồn]

Một em bé trong thời gian cần bú sữa mẹ sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn sữa mà mẹ cung cấp vì vậy điều quan trọng là người mẹ phải duy trì một lối sống lành mạnh, và đặc biệt là một chế độ ăn uống hợp lý.[14] Tiêu thụ 1500 –1800 calo mỗi ngày có thể trùng khớp với việc giảm 450 gram (một pound) cân nặng mỗi tuần.[15] Khi mà các bà mẹ trong điều kiện đói kém vẫn có thể tạo ra sữa có hàm lượng dinh dưỡng cao, thì một bà mẹ bị suy dinh dưỡng có thể sản xuất sữa với nồng độ thấp hơn các vi chất dinh dưỡng như sắt, kẽm và vitamin B 12.[13] Bà mẹ này cũng có nguồn bồi dưỡng hạn chế hơn so với các bà mẹ được chăm sóc tốt.

Không có thực phẩm chống chỉ định tuyệt đối trong thời gian cho con bú, nhưng em bé có thể nhạy cảm với các loại thực phẩm cụ thể mà mẹ ăn.

Công việc[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiều bà mẹ phải quay trở lại làm việc một thời gian ngắn sau khi sinh con. Nếu người chủ và đồng nghiệp không hỗ trợ người mẹ trong việc con bú (như cung cấp phòng cho con bú riêng có tủ lạnh nơi bà mẹ có thể vắt và bảo quản sữa mẹ một cách an toàn), bà mẹ có thể phải ngừng việc cho con bú. Điều này không tốt cho đứa con của họ.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Picciano M (2001). “Nutrient composition of human milk”. Pediatr Clin North Am. 48 (1): 53–67. doi:10.1016/S0031-3955(05)70285-6. PMID 11236733.
  2. ^ a b Gartner LM; và đồng nghiệp (2005). “Breastfeeding and the use of human milk”. Pediatrics. 115 (2): 496–506. doi:10.1542/peds.2004-2491. PMID 15687461. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 8 năm 2007.
  3. ^ Newman J; Pitman T (2000). Dr. Jack Newman's guide to breastfeeding. HarperCollins Publishers. ISBN 0-00-638568-0.
  4. ^ Brent N (2001). “Thrush in the breastfeeding dyad: results of a survey on diagnosis and treatment”. Clin Pediatr (Phila). 40 (9): 503–06. doi:10.1177/000992280104000905. PMID 11583049.
  5. ^ Hagan J Jr; và đồng nghiệp (2001). “The assessment and management of acute pain in infants, children, and adolescents”. Pediatrics. 108 (3): 793–97. doi:10.1542/peds.108.3.793. PMID 11533354. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2006. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2007.
  6. ^ a b c Sanches MTC (2004). “Clinical management of oral disorders in breastfeeding”. J Pediatr (Rio J). 80 (5 Suppl): S155–62. doi:10.1590/S0021-75572004000700007. PMID 15583766.
  7. ^ Genna CW (2002). “Tactile Defensiveness and Other Sensory Modulation Difficulties”. LEAVEN. 37 (3): 51–53. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2007.
  8. ^ Livingstone V (1996). “Too much of a good thing. Maternal and infant hyperlactation syndromes”. Canadian Family Physician. 42: 89–99. PMC 2146202. PMID 8924818.
  9. ^ Mohrbacher, Nancy; Stock, Julie (2003). The Breastfeeding Answer Book (ấn bản 3). La Leche League International. ISBN 0-912500-92-1.
  10. ^ “d-mer.org”. d-mer.org. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2010.
  11. ^ a b c “When should a mother avoid breastfeeding?”. Centers for Disease Control and Prevention. ngày 26 tháng 8 năm 2006. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2007.
  12. ^ “HIV and Infant Feeding”. Unicef. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2006.
  13. ^ a b Mead MN (2008). “Contaminants in human milk: weighing the risks against the benefits of breastfeeding”. Environ Health Perspect. 116 (10): A426–34. doi:10.1289/ehp.116-a426. PMC 2569122. PMID 18941560. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2008.
  14. ^ Tamborlane, et al. Hướng dẫn Yale về dinh dưỡng của trẻ em. Nhà xuất bản Đại học Yale. 1997. tr. 33
  15. ^ “How can I lose weight safely while breastfeeding?”. La Leche League International. ngày 29 tháng 8 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2007.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]