Nickel(II) thiocyanat

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nickel(II) thiocyanat
Mẫu nickel(II) thiocyanat
Cấu trúc của nickel(II) thiocyanat
Tên khácNickel dithiocyanat
Nikenơ thiocyanat
Nickel(II) rhodanit
Nickel dirhodanit
Nickel(II) sunfocyanat
Nickel disunfocyanat
Nikenơ sunfocyanat
Nickel(II) isothiocyanat
Nickel disothiocyanat
Nikenơ isocyanat
Nhận dạng
Số CAS13689-92-4
PubChem5145251
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • C(#N)[S-].C(#N)[S-].[Ni+2]

InChI
đầy đủ
  • 1S/2CHNS.Ni/c2*2-1-3;/h2*3H;/q;;+2/p-2
ChemSpider4318849
Thuộc tính
Công thức phân tửNi(SCN)2
Khối lượng mol175,129 g/mol (khan)
184,13664 g/mol (½ nước)
202,15192 g/mol (1½ nước)
247,19012 g/mol (4 nước)
283,22068 g/mol (6 nước)
Bề ngoàibột màu lục nâu (khan)
tinh thể vàng nhạt (½ nước)
tinh thể vàng nâu (1½ nước)[1]
tinh thể màu lục (4 nước)[2]
Khối lượng riêng2,59 g/cm³ (khan)[3]
Điểm nóng chảyphân hủy[3]
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướctan
Độ hòa tantạo phức với nhiều phối tử vô cơ và hữu cơ
MagSus0,005 cm³/mol[4]
Cấu trúc
Cấu trúc tinh thểHg(SCN)2
Tọa độBát diện
Các nguy hiểm
Ký hiệu GHSThe exclamation-mark pictogram in the Globally Harmonized System of Classification and Labelling of Chemicals (GHS)GHS08: Health hazardThe environment pictogram in the Globally Harmonized System of Classification and Labelling of Chemicals (GHS)
Báo hiệu GHSNguy hiểm
Chỉ dẫn nguy hiểm GHSH317, H334, H341, H350i, H360D, H372, H410
Chỉ dẫn phòng ngừa GHSP201, P202, P260, P261, P264, P270, P272, P273, P280, P281, P285, P302+P352, P304+P341, P308+P313, P314, P321, P333+P313, P342+P311, P363, P391, P405, P501
Các hợp chất liên quan
Anion khácNickel(II) cyanat
Nickel(II) selenocyanat
Cation khácCobalt(II) thiocyanat
Đồng(I) thiocyanat
Đồng(II) thiocyanat
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Nickel(II) thiocyanat là một hợp chất vô cơ thuộc dạng polyme phối trí với công thức hóa học Ni(SCN)2.[3] Nó là một chất rắn màu lục nâu và cấu trúc tinh thể của nó được xác định lần đầu tiên vào năm 1982.

Cấu trúc[sửa | sửa mã nguồn]

Cấu trúc của Ni(SCN)2 được xác định thông qua phương pháp tinh thể học tia X. Muối này bao gồm các tấm hai chiều được kết nối với nhau thông qua lực Van der Waals. Nó thuộc loại cấu trúc thủy ngân(II) thiocyanat và có thể được coi là biến dạng của cấu trúc NiBr2 (CdI2). Mỗi nickel được phối theo hình bát diện bởi bốn lưu huỳnh và hai nitơ. Phân tử lưu huỳnh cuối của phối tử SCN có tính bắc cầu kép.[3]

Tổng hợp[sửa | sửa mã nguồn]

Nickel(II) thiocyanat có thể được điều chế bằng cách sử dụng phản ứng trao đổi của các dung dịch metanol của KSCNnickel(II) perchlorat hexahydrat, lọc bỏ kết tủa KClO4 để thu được dung dịch Ni(SCN)2. Khi loại bỏ metanol, ta có thể thu được bột vi tinh thể của Ni(SCN)2.

Từ tính[sửa | sửa mã nguồn]

Nickel(II) thiocyanat, giống như nickel(II) iodide, nickel(II) bromidenickel(II) chloride, là một chất phản từ ở nhiệt độ thấp.[4]

Hợp chất khác[sửa | sửa mã nguồn]

Ni(SCN)2 còn tạo một số hợp chất với NH3, như Ni(SCN)2·2NH3 là chất rắn màu xanh dương đậm (D = 1,85 g/cm³)[5], Ni(SCN)2·3NH3 là tinh thể màu đậm hơn tetramin, Ni(SCN)2·4NH3 tương tự diamin (D = 1,61 g/cm³)[5], Ni(SCN)2·5½NH3 (và 5⅗NH3) là tinh thể màu xanh dương pha tím[6], Ni(SCN)2·6NH3 là bột màu dương nhạt[7]. Ni(SCN)2·8½NH3 cũng có tính chất tương tự muối 5½-amin, nhưng chỉ điều chế được ở nhiệt độ −40 °C (−40 °F; 233 K).[6]

Ni(SCN)2 còn tạo một số hợp chất với N2H4, như Ni(SCN)2·2N2H4·H2O là tinh thể nhỏ màu dương đậm, D20 ℃ = 2,97 g/cm³.[8]

Ni(SCN)2 còn tạo một số hợp chất với CO(NH2)2, như Ni(SCN)2·4CO(NH2)2 tồn tại dưới dạng trans-, là tinh thể màu xanh dương hay Ni(SCN)2·8CO(NH2)2 là tinh thể màu lục.[9]

Ni(SCN)2 còn tạo một số hợp chất với CON4H6, như Ni(SCN)2·2CON4H6 là tinh thể màu lam, phân hủy ở 140 °C (284 °F; 413 K).[10]

Ni(SCN)2 còn tạo một số hợp chất với CS(NH2)2, như Ni(SCN)2·2CS(NH2)2 là chất rắn màu vàng lục.[11]

Ni(SCN)2 còn tạo một số hợp chất với CSN3H5, như Ni(SCN)2·2CSN3H5 là chất rắn màu dương.[12]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Gmelin-Kraut's Handbuch der anorganischen chemie... unter mitwirkung hervorragender fachgenossen (Gmelin, Leopold, 1788-1853; Kraut, Karl Johann, 1829-1912), 1905, trang 115–116. Truy cập 18 tháng 2 năm 2021.
  2. ^ Georg Brauer (Ed.), With the collaboration of Marianne Baudler and others — Handbook of Preparative Inorganic Chemistry. 3rd, revised edition. Volume II, Ferdinand Enke, Stuttgart 1978, ISBN 3-432-87813-3, tr. 1702.
  3. ^ a b c d Dubler, Erich; Relier, Armin; Oswald, H. R. (ngày 1 tháng 1 năm 1982). “Intermediates in thermal decomposition of nickel(II) complexes: The crystal structures of Ni(SCN)2(NH3)2 and Ni(SCN)2”. Zeitschrift für Kristallographie - Crystalline Materials. 161 (1–4). doi:10.1524/zkri.1982.161.14.265. ISSN 2196-7105.
  4. ^ a b DeFotis, G. C.; Dell, K. D.; Krovich, D. J.; Brubaker, W. W. (ngày 15 tháng 5 năm 1993). “Antiferromagnetism of Ni(SCN)2”. Journal of Applied Physics. 73 (10): 5386–5388. doi:10.1063/1.353740. ISSN 0021-8979.
  5. ^ a b Handbook… (Pierre Villars, Karin Cenzual, Roman Gladyshevskii; Walter de Gruyter GmbH & Co KG, 24 thg 7, 2017 - 1970 trang), trang 1408. Truy cập 5 tháng 2 năm 2021.
  6. ^ a b Reactions Between Potassium Amide and Certain Salts of Nickel and Chromium in Liquid Ammonia Solution (George S. Bohart; Eschenbach Printing Company, 1915 - 1 trang), trang 558–559. Truy cập 5 tháng 2 năm 2021.
  7. ^ Handbuch der anorganischen Chemie: Bd. 1.Abt. Die Elemente der sechsten Gruppe des periodischen Systems. 1921-27. 1 v. 2.Abt. Die Elemente der siebenten Gruppe des periodischen Systems. 1913. 3. Abt. Die Elemente der achten Gruppe des periodischen Systems: 1.T. Die Edelgase, von Eugen Rabinowitsch. 1928. 2.T. A. Eisen und seine Verbindungen. 1931-38. 2.T. B. Verbindungen des Eisens. 1935. 3.T. Kobalt und seine Verbindungen. 1935. 4.T. Nickel und seine Verbindungen. 1937-39 (S. Hirzel, 1937), trang 682. Truy cập 5 tháng 2 năm 2021.
  8. ^ Журнал неорганической химии, Tập 17,Số phát hành 9-12 (Изд-во "Наука"., 1972), trang 3284. Truy cập 5 tháng 2 năm 2021.
  9. ^ Qazaq SSR ghylym akademii︠a︡synyn︠g︡ khabarshysy (Izd-vo Akademii nauk Kazakhskoĭ SSR., 1988), trang 49–50. Truy cập 5 tháng 2 năm 2021.
  10. ^ Koordinatsionnaia khimiia, Tập 11,Trang 1-575 (Nauka., 1985), trang 45. Truy cập 5 tháng 3 năm 2021.
  11. ^ Indian Journal of Chemistry, Tập 8 (Council of Scientific & Industrial Research., 1970), trang 1023. Truy cập 5 tháng 2 năm 2021.
  12. ^ Inorganic Hydrazine Derivatives: Synthesis, Properties and Applications (K. C. Patil, Tanu Mimani Rattan; John Wiley & Sons, 21 thg 1, 2014 - 288 trang), trang 187. Truy cập 10 tháng 3 năm 2021.