PDS 110

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
PDS 110

PDS 110
Credit: Khảo sát Toàn Bầu trời Hai Micron (2MASS)
Dữ liệu quan sát
Kỷ nguyên J2000.0      Xuân phân J2000.0
Chòm sao Lạp Hộ
Xích kinh 05h 23m 31,008s
Xích vĩ –01° 04′ 23,68″
Cấp sao biểu kiến (V) 10,4
Các đặc trưng
Kiểu quang phổkeF6IVeb[1][2]
Trắc lượng học thiên thể
Chuyển động riêng (μ) RA: 1,146 ± 1,067[2] mas/năm
Dec.: −0,338 ± 1,076[2] mas/năm
Thị sai (π)2,91 ± 0,34[2] mas
Khoảng cách1.125 ± 130[2] ly
(345 ± 40[2] pc)
Cấp sao tuyệt đối (MV)+2,54[2]
Chi tiết
Khối lượng3,0[3] M
Bán kính2,23[2] R
Độ sáng (nhiệt xạ)7,76[2] L
Hấp dẫn bề mặt (log g)3,8[2] cgs
Nhiệt độ6.653[3] K
Độ kim loại+0,06[2]
Tuổi10 tỷ[3] năm
Tên gọi khác
HD 290380, IRAS 05209-0107, GLMP 91, 2MASS J05233100-0104237, TYC 4753-1534-1
Cơ sở dữ liệu tham chiếu
SIMBADdữ liệu

PDS 110 là một ngôi sao trẻ cấp 11, cách hệ Mặt Trời khoảng 1.125 năm ánh sáng (345 pc),[2] trong chòm sao Lạp Hộ. Năm 2017, người ta đã phát hiện ra rằng ngôi sao này có một ngoại hành tinh hoặc một sao lùn nâu với một đĩa bụi quay xung quanh nó.

Miêu tả[sửa | sửa mã nguồn]

PDS 110 là một ngôi sao trẻ đang tới gần dãy chính. Nó từng được phân loại là sao T Tauri,[4] hoặc là một sao trước dãy chính.[3] Các vạch phát xạ chỉ ra rằng phân loại T Tauri có phần yếu hơn so với một sao T Tauri điển hình, được diễn giải như là một giai đoạn sau T-Tauri.

Đĩa bụi và thiên thể thứ cấp[sửa | sửa mã nguồn]

Các đo đạc độ sáng từ SuperWASPKELT cho thấy hai sụt giảm độ sáng tương tự vào tháng 11 năm 2008 và tháng 1 năm 2011, cả hai đều có sụt giảm độ sáng tối đa 30% và kéo dài 25 ngày. Các sự kiện này được hiểu là quá cảnh của một cấu trúc với chu kỳ 808 ± 2 ngày, tương ứng với khoảng cách quỹ đạo khoảng 2 AU. Sự sụt giảm độ sáng lớn có thể xảy ra do một hành tinh hoặc một sao lùn nâu có đĩa bụi tròn thứ cấp có bán kính 0,3 AU xung quanh thiên thể trung tâm có khối lượng từ 1,8 đến 70 lần khối lượng Sao Mộc. Một quá cảnh khác đã được dự đoán vào tháng 9 năm 2017,[2] nhưng người ta đã không thấy gì giống với các sự kiện trước đó, loại trừ một sự kiện có tính chu kỳ.[5]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Miroshnichenko, A. S.; Gray, R. O.; Vieira, S. L. A.; Kuratov, K. S.; Bergner, Yu. K. (1999). “Observations of recently recognized candidate Herbig Ae/Be stars”. Astronomy and Astrophysics. 347: 137. Bibcode:1999A&A...347..137M.
  2. ^ a b c d e f g h i j k l m Osborn, H. P.; và đồng nghiệp (2017). “Periodic Eclipses of the Young Star PDS 110 Discovered with WASP and KELT Photometry”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 471: 740–749. arXiv:1705.10346. Bibcode:2017MNRAS.471..740O. doi:10.1093/mnras/stx1249.
  3. ^ a b c d Rojas, G.; Gregorio-Hetem, J.; Hetem, A. (2008). “Towards the main sequence: Detailed analysis of weak line and post-T Tauri stars”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 387 (3): 1335. Bibcode:2008MNRAS.387.1335R. doi:10.1111/j.1365-2966.2008.13355.x.
  4. ^ Gregorio-Hetem, J.; Hetem, A. (2002). “Classification of a selected sample of weak T Tauri stars” (PDF). Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 336: 197. Bibcode:2002MNRAS.336..197G. doi:10.1046/j.1365-8711.2002.05716.x.
  5. ^ PDS 110 Observing Campaign - Monitoring the potential September 2017 eclipse of young star PDS 110

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]