Phạm Trường Sơn (nghệ sĩ)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phạm Trường Sơn
Thông tin cá nhân
Sinh1971
Giới tínhnam
Quốc tịchViệt Nam
Nghề nghiệpnghệ sĩ vĩ cầm, giảng viên đại học
Thầy giáoNgô Văn Thành
Sự nghiệp nghệ thuật
Đào tạoHọc viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Học viện Âm nhạc Barratt Due
Nhạc cụvĩ cầm
Thành viên củaHọc viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam

Phạm Trường Sơn (sinh năm 1971) là một nghệ sĩ vĩ cầm, nghệ sĩ ưu tú[1] người Việt Nam. Hiện ông là trưởng nhóm ngũ tấu Sông Hồng tại Hà Nội.[2]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Phạm Trường Sơn tốt nghiệp thạc sĩ tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam dưới sự hướng dẫn của tiến sĩ Đỗ Xuân Tùng và giáo sư Ngô Văn Thành.[3][4] Ông đoạt giải nhất trong hạng mục âm nhạc thính phòng tại cuộc thi âm nhạc Concour Mùa thu tại Hà Nội vào năm 1993.[5] Sau đó ông tiếp tục theo học chuyên ngành tại Học viện Âm nhạc Barratt Due ở Oslo, Na Uy từ năm 2009 đến 2013 và với giáo sư Edward Schmieder của Nhóm thính phòng quốc tế iPalpiti cùng bè trưởng Martin Chalifour của Dàn nhạc giao hưởng Los Angeles vào năm 2014.[4][5]

Phạm Trường Sơn đã biểu diễn tại các phòng hòa nhạc Suntory và Opera City ở Tokyo, Nhật Bản, phòng hòa nhạc Leo Frankel ở Beverly Hills, Hoa Kỳ cùng một số các phòng hòa nhạc khác ở Châu Âu, Trung Quốc và Thái Lan.[5] Ông xuất hiện với tư cách là nghệ sĩ độc tấu cùng Dàn nhạc Dây Hà Nội và Dàn nhạc giao hưởng Hà Nội.[5] Ngoài ra, ông còn là một thành viên của Dàn nhạc trẻ Á Châu vào năm 1993. 1994 và đảm nhiệm vai trò Bè trưởng bè violin 2 và bè trưởng của Dàn nhạc giao hưởng Hà Nội từ những năm thành lập 1997 tới nay.

Hiện nay Phạm Trường Sơn là giảng viên violin và trưởng bộ môn Hoà tấu Dây tại Học Viện Âm Nhạc Quốc Gia Việt Nam[6]. Ông đã được mời làm giám khảo cuộc thi đàn Dây quốc tế tại Thái lan vào năm 2011.[5]

Nhóm ngũ tấu Sông Hồng[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2009, Phạm Trường Sơn thành lập nhóm ngũ tấu Sông Hồng.[7][8] Cho đến nay, Sông Hồng đã trở thành một trong những nhóm thính phòng hàng đầu của Việt Nam.[9] Ông cùng Nhóm hoà tấu Sông Hồng biểu diễn và làm giám khảo tại Liên hoan âm nhạc và Cuộc thi âm nhạc 2016 mang tên Ginastera tại Chiang Mai, Thái Lan.[5][10]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Danh sách kết quả họp Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 8 đủ điều kiện trình Hội đồng cấp Nhà nước”. bvhttdl.gov.vn. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2022.
  2. ^ “Nghệ sĩ violon Phạm Trường Sơn: Âm nhạc thính phòng là "cái mệnh" của tôi”. VOV.VN. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2022.
  3. ^ “GS NSND Ngô Văn Thành: Điều giản dị làm nên con người cao quý”. ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM (bằng tiếng Anh). 19 tháng 9 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2022.
  4. ^ a b “Ban giám khảo Rising Stars 2020 - Nghệ sĩ Phạm Trường Sơn”. MaySpace - Ươm Mầm Tài Năng Nhí. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2022.
  5. ^ a b c d e f “PHẠM Trường Sơn, violin”. vncmf. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2022.
  6. ^ “VNAM - Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam”. vnam.edu.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2022.
  7. ^ “Đêm nhạc cổ điển của nhóm ngũ tấu Sông Hồng”. dangcongsan.vn (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2022.
  8. ^ “Đêm nhạc cổ điển của nhóm ngũ tấu Sông Hồng”. Báo giao thông. 22 tháng 10 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2022.
  9. ^ “Violinist Phạm Trường Sơn: Tôi chỉ mong lòng nhiệt tình của mình chinh phục được khán giả”. Báo Nhân Dân (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2022.
  10. ^ “Nhóm Ngũ tấu "Sông Hồng" được hoan nghênh tại Bangkok”. VOV.VN. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2022.