Bước tới nội dung

Phạm Xuân Thạch

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phạm Xuân Thạch
Sinh19 tháng 4, 1976 (48 tuổi)
Hà Nội, Việt Nam
Tên khácHeil ThachPX
Học vịPSG.TS
Trường lớpĐại học Tổng hợp Hà Nội
Nghề nghiệpGiảng viên khoa Văn Học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (từ 1998)
Trưởng môn Văn học hiện đại Việt Nam khoa Văn Học
Trưởng khoa Văn Học (từ 2015)
Nhiệm kỳ2015–2020
Tiền nhiệmĐoàn Đức Phương
Con cái2
Cha mẹPhạm Hữu Nhuận (thân phụ)
Danh hiệuTiến sĩ

Phạm Xuân Thạch (sinh ngày 19 tháng 04 năm 1976 tại Hà Nội) là một giảng viên và nhà phê bình văn học Việt Nam.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ông Phạm Xuân Thạch sinh ngày 19 tháng 04 năm 1976 tại Hà Nội. Thuở nhỏ, ông học trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam.

Ông tốt nghiệp khoa Ngữ Văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1996 và được giữ lại làm giảng viên khoa Văn đến nay.

Trước khi đảm nhiệm công tác giảng dạy, ông từng có thời gian du học Paris.

Ông đồng thời là trưởng khoa Văn (từ 2015)[1], phụ trách các môn Văn học Việt Nam 1900 - 1932, Văn học Việt Nam 1932 - 1945 và chủ nhiệm Câu lạc bộ Điện ảnh.

Công trình[sửa | sửa mã nguồn]

Tản văn[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ba thập niên đầu thế kỷ XX và sự hình thành “trường văn học” ở Việt Nam[2]
  • Ba lựa chọn hay là con đường đi của phê bình lý luận văn chương
  • Sáng tác của Thạch Lam trong đời sống văn học Việt Nam trước 1945
  • Tiếp cận một phương diện của lịch sử văn học Việt Nam từ những tiền đề thực tiễn và lý thuyết mới
  • Le roman occidental et la naissance du roman au Sud vietnamienne au début du 20e siècle - le cas Ho Bieu Chanh
  • Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh – nhìn từ sự phát triển của văn học và văn hóa Nam Bộ đầu thế kỷ XX
  • Tiểu thuyết Việt Nam đương đại - suy nghĩ từ những tác phẩm về chủ đề lịch sử
  • Về sự nghiệp khoa học của Bakhtin
  • Phê bình - Nhìn từ gốc[3]

Luận văn[sửa | sửa mã nguồn]

  • Văn học dịch và tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam giai đoạn giao thoa (viết chung). Tạp chí Văn Học, số ra tháng 04 năm 2000.
  • Từ bản dịch 'Những kẻ khốn nạn' của Nguyễn Văn Vĩnh năm 1925, nhìn nhận về sự thẩm thấu của một số mô hình tiểu thuyết phương Tây vào thực tế văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX. Tạp chí Văn Học, số ra tháng 07 năm 2002.
  • Sự thẩm thấu của một số mô hình tiểu thuyết phương Tây vào thực tế văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX. Tạp chí Nhà Văn, số ra tháng 07 năm 2002.
  • Tiếp cận một phương diện của lịch sử văn học Việt Nam từ những tiền đề thực tiễn và lý thuyết mới. Kỷ yếu hội thảo Các nhà khoa học trẻ của Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002.
  • Quá trình cá nhân hóa hư cấu - tự sự đương đại Việt Nam về đề tài lịch sử giữa truyền thống và hiện đại. Kỷ yếu hội thảo quốc tế về Việt Nam học lần II, 2004.
  • Quá trình cách tân và những giới hạn trong sự nghiệp sáng tác văn xuôi của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu. Tạp chí Nghiên cứu Văn Học.
  • 'Nỗi buồn chiến tranh' - viết về chiến tranh thời hậu chiến, từ chủ nghĩa anh hùng đến nhu cầu đổi mới bút pháp. Kỷ yếu hội thảo khoa học kỷ niệm 30 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Hà Nội, tháng 04 năm 2005.
  • Những sắc mầu thi ca trên dòng sông đất nước. Tạp chí Nghiên cứu Văn Học, số ra tháng 07 năm 2005.

Đề tài khoa học[sửa | sửa mã nguồn]

  • Thi pháp truyện ngắn Thạch Lam. Đề tài khoa học cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, thực hiện chung với PGS-TS. Hà Văn Đức, đã nghiệm thu.
  • Bước đầu tìm hiểu sự vận động của một số thể loại nhỏ trong đời sống văn học và báo chí ở Việt Nam ba mươi năm đầu thế kỷ XX. Đề tài khoa học cấp trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, đã nghiệm thu.

Ấn phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Thơ Tản Đà - Những lời bình. Nhà xuất bản Văn Hóa Thông tin Hà Nội, 2000
  • Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 1900 – 1945 (viết chung). Nhà xuất bản Văn Hóa Thông tin Hà Nội, 2000

Dịch phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết[sửa | sửa mã nguồn]