Bước tới nội dung

Prunus prostrata

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Prunus prostrata
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Rosales
Họ (familia)Rosaceae
Chi (genus)Prunus
Loài (species)P. prostrata

Prunus prostrata (hay anh đào núi, anh đào đá, anh đào bò) là một loại cây bụi rụng lá thuộc chi Mận mơ, sống ở vùng núi cao khoảng 2000 – 4000 m. Loài này có mặt ở các quốc gia như Israel, Algeria, Maroc, Tunisia, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Albania, Hy Lạp, Crete, Ý, Sardinia, Croatia, Pháp, Corse, Tây Ban Nha, Kavkaz, Iran, KashmirAfghanistan[1][2][3][4].

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

P. prostrata có thể đạt tới chiều cao 1 m, các nhánh lan rộng từ 15 đến 30 cm, thường mọc từ những các khe nứt trên các bề mặt. Hoa của nó thường bám trên bề mặt sườn núi, thường phủ tuyết trông rất đẹp. Vỏ cây màu đỏ nâu. Lá hình trứng, có răng cưa và phủ một lớp lông mịn trên mặt. Hoa của P. prostrata có màu hồng tươi, nở vào tháng 4 và 5, mọc gần cuống. Một hoa có tới 22 - 24 nhị. Quả tròn màu đỏ, thịt mềm, chín vào tháng 7. Tuy nhiên vị của nó không được con người ưa chuộng. Loài P. prostrata này chủ yếu được trồng làm cảnh vì màu sắc hồng tươi của hoa, hoặc để lai tạo với các loài khác.

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà thực vật học người Pháp Jacques Labillardière đã đặt cái tên Prunus prostrata cho loài cây này sau khi ông trở về từ một chuyến khảo sát các loài thực vật ở Trung Đông. Prostrata có nghĩa là "nằm trên mặt đất", chỉ sự bò lan của loài cây này[5].

Hoa của Prunus prostrata

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ "Prunus prostrata". Germplasm Resources Information Network (GRIN). Agricultural Research Service (ARS), United States Department of Agriculture (USDA)
  2. ^ Lindley, John (1816). The Botanical Register: Consisting of Coloured Figures of Exotic Plants Cultivated in British Gardens; with their History and Mode of Treatment. Edwards, Sydenham (Illustrator). London: Ridgways, Piccadilly. tr. 135–136
  3. ^ Loudon, J.C. (1875). Trees and Shrubs; An Abridgement of the Arboretum et Fruticum Britannicum Containing the Hardy Trees and Shrubs of Britain, Native and Foreign, Scientifically and Popularly Described; with their Propagation, Culture and Uses; and Engravings of Nearly All the Species. London: Frederick Warne & Co. tr. 282–283
  4. ^ tewart, J. Lindsay; Brandis, Dietrich (1874). The Forest Flora of North-west and Central India: A Handbook of the Indigenous Trees and Shrubs of Those Countries. London: Wm. H. Allen & Co. tr. 193–194
  5. ^ La Billardière, Jacques-Julien Houtou de (1791). Icones plantarum Syriæ rariorum, descriptionibus et observationibus illustratæ Vol. 1. Lutetiæ Parisiorum: Impensis Autoris [etc.] pp. Tabula (t.) 6, tr.15