Quả Dưa Hấu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Quả Dưa Hấu
Nguyên quánHà Nội, Việt Nam
Thể loạiPop
Năm hoạt động1998–2000
Hợp tác vớiNgọc Châu
Bài hát tiêu biểu
  • "Mặt trời dịu êm"
  • "Hè muộn"
  • "Get Down"
Thành viên

Quả Dưa Hấunhóm nhạc nam người Việt Nam hoạt động từ năm 1998 đến 2000 và nổi danh tại khu vực miền Bắc. Đây được xem là nhóm nhạc nam đầu tiên của Việt Nam, được thành lập với 4 thành viên Bằng Kiều, Tuấn Hưng, Anh Tú, Tường Văn và sau này là Minh QuânHồ Hoài Anh thay thế cho Bằng Kiều.[1]

Lịch sử hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Bốn thành viên chính của nhóm gồm Bằng Kiều, Tường Văn, Anh Tú và Tuấn Hưng quen biết nhau khi cả bốn đều biểu diễn tại các quán bar tại Hà Nội.[2] Thời điểm này các ca sĩ như Mỹ Linh, Anh Quân, Thu Phương - Huy MC, và các nhạc sĩ Quốc Trung, Đỗ Bảo đang rất nổi và đắt show.[2]

Quả Dưa Hấu được thành lập năm 1998 bởi thành viên lớn tuổi nhất là Bằng Kiều, anh cũng là người đặt tên cho nhóm,[3][4] nhóm nhạc được đỡ đầu bởi nhạc sĩ Ngọc Châu, việc lập nhóm với mục đích dễ dàng tìm kiếm tham gia các chương trình biểu diễn hơn.[3][2] Ban đầu nhóm được lập ra để thỏa mãn sở thích của các thành viên, tên của nhóm được chọn khi các thành viên đang bàn luận xung qua câu chuyện về Mai An Tiêm.[5] Những tên gọi ban đầu mà các thành viên đã đưa ra chọn lựa như "Cái ghế", "Tạp dề" hay "Hồ Gươm xanh"; cuối cùng cái tên Quả Dưa Hấu được chọn một phần vì quan niệm quả dưa hấu mang lại may mắn và cách gọi "dưa hấu" phổ biến, ít mang tính "từ ngữ địa phương" hơn.[6] Cộng đồng những người hâm mộ nhóm cũng tự gọi họ với tên một loại quả là Quả Đu Đủ.[6]

Nhóm có buổi diễn đầu tiên trong chương trình "Gala 98".[6] Không có định hướng biểu diễn chuyên nghiệp, khi nhóm thấy ca khúc nào hay thì sẽ biểu diễn lại ca khúc đó. Quả Dưa Hấu đã tạo được dấu ấn tới khán giả với các ca khúc "Mặt trời dịu êm", "Hè muộn", trong đó ca khúc "Get down" mà nhóm cover của Backstreet Boys đã đạt được thành công ngoài mong đợi.[7][2] Cả nhóm tự đi chọn mua vải và may đo theo xu hướng thời trang của Hong Kong, họ cũng bắt đầu theo xu hướng nhuộm tóc. Tuấn Hưng là thành viên phụ trách vũ đạo cho cả nhóm, khi vào thành phố Hồ Chí Minh biểu diễn họ mới có thầy dạy vũ đạo, nhưng khi trở về Hà Nội thì lại tự biên tự diễn.[2]

Năm 1999, Bằng Kiều chủ yếu hát đơn và nhanh chóng rời nhóm. Quả Dưa Hấu đã kết nạp thêm hai thành viên thay thế là Hồ Hoài AnhMinh Quân.[8] Khi nhóm tan rã, Minh Quân đã kịp có thời gian tập luyện và một tấm vài tấm ảnh với 3 thành viên chính, còn Hồ Hoài Anh lại không có dấu ấn gì để lại.[2] Bằng Kiều sau đó gây dựng một nhà hàng riêng tại thành phố Hồ Chí Minh và tham gia diễn kịch tại sân khấu Võ Văn Tần.[2]

Sau thời điểm Quả Dưa Hấu tan rã, nền âm nhạc Việt Nam xuất hiện thêm nhiều nhóm nhạc mới, trong đó có 1088, Go On cũng theo mô hình nhóm nhạc nam 4 thành viên của Quả dưa hấu.[9] Lần tái ngộ đầy đủ thành viên chính là tại lễ cưới của Anh Tú năm 2014.[3] Lần gần đây nhát, có 3 thành viên chính là Bằng Kiều, Anh Tú và Tuấn Hưng cùng tham gia liveshow riêng của Anh Tú năm 2018.[10][11]

Thành viên[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “6 nhóm nhạc đỉnh cao Vpop một thời giờ ra sao?”. Znews.vn. 30 tháng 3 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2024.
  2. ^ a b c d e f g h Trần Lê (21 tháng 8 năm 2012). “Chuyện chưa từng kể về ban nhạc đình đám Quả Dưa hấu”. Báo điện tử VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2024.
  3. ^ a b c Lộc Liên (29 tháng 10 năm 2018). “Bằng Kiều, Tuấn Hưng và Tú Dưa của 'Quả dưa hấu' 2 thập kỷ trước”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2024.
  4. ^ a b Theo Theo Gia đình xã hội (2 tháng 9 năm 2015). “Những chàng trai Quả Dưa Hấu ngày ấy - bây giờ”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2024.
  5. ^ A.N (17 tháng 8 năm 2018). “Hóa ra tên nhóm nhạc 'Quả dưa hấu' nổi đình đám một thời bắt nguồn từ đây”. Ngôi Sao. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2024.
  6. ^ a b c d “Nhạc sĩ Anh Tú: Tên nhóm Quả dưa hấu do Bằng Kiều đặt”. Báo điện tử VTV. 14 tháng 9 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2024.
  7. ^ Triệu Dủ (2 tháng 7 năm 2016). “Tuấn Hưng muốn tái hợp nhóm Quả dưa hấu trong năm 2016?”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2024.
  8. ^ Ngọc Trang (5 tháng 4 năm 2018). "Cuộc hội ngộ" của ban nhạc Quả dưa hấu”. Báo Giáo dục và Thời đại Online. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2024.
  9. ^ Thùy Trang (15 tháng 4 năm 2024). “Lập nhóm hát: Được làm ca sĩ nhanh nhất ?”. Báo Người Lao Động Online. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2024.
  10. ^ Minh Hạo (19 tháng 10 năm 2018). “Bằng Kiều: 'Tuấn Hưng quậy quá nên đi cùng tôi hơi ngại'. Sức khỏe và đời sống. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2024.
  11. ^ “Tú Dưa viết ca khúc an ủi Tuấn Hưng sau những sóng gió”. VOV.VN. 19 tháng 10 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2024.
  12. ^ a b c LĐO (24 tháng 10 năm 2012). “Quả Dưa Hấu: Nhóm nhạc của các anh chàng lận đận”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2024.
  13. ^ Sơn Hà, Thành Đạt (18 tháng 4 năm 2018). “Tú Dưa nói về vợ cũ, vợ mới và tình cảm với Tuấn Hưng”. VietNamNet News. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2024.
  14. ^ VnExpress (18 tháng 3 năm 2006). “Tường Văn đã thức thời hơn”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2024.
  15. ^ “Cuối năm, Tuấn Hưng ra album thứ hai”. VnExpress. 19 tháng 5 năm 2002. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2024.
  16. ^ Vĩ Thanh (21 tháng 5 năm 2017). “Ngày ấy - bây giờ của ban nhạc Quả Dưa Hấu”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2024.
  17. ^ Đình Trung (1 tháng 2 năm 2023). “Minh Quân: Khát vọng mang xuân về với mọi nhà”. Tuổi trẻ và Pháp luật. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2024.
  18. ^ Chi Anh (17 tháng 3 năm 2022). “Nhạc sĩ Ngọc Châu - 'ngọn hải đăng' vừa tắt”. Ngôi Sao. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2024.
  19. ^ Nguyễn Hằng (27 tháng 5 năm 2015). “Hồ Hoài Anh được đề nghị xét tặng danh hiệu NSƯT”. Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 8 năm 2023. Truy cập 2 tháng 7 năm 2022.