Quan chế Mạc phủ Nhật Bản

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Quan chế Mạc phủ Nhật Bản được tính từ khi Shogun Minamoto no Yoritomo (源頼朝 Nguyên Lại Triều) thiết lập quan chế Mạc phủ cho đến khi Minh Trị xóa bỏ chế độ Mạc phủ.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Để thiết lập quan chế tương đương vời triều đình Thiên hoàng, đồng thời để quản lý các chư hầu của mình, Shogun Minamoto no Yoritomo đã thiết lập quan chế đầu tiên cho Mạc phủ kéo dài cho đến thời kỳ Muromachi.

Mạc phủ Kamakura[sửa | sửa mã nguồn]

Quan chế của Mạc phủ gồm trung ương và địa phương.

Trung ương[sửa | sửa mã nguồn]

Quan chế Trung ương gồm:

  • Thị sở (侍所 Samuraidokoro) đứng đầu Mạc phủ. Còn gọi Ngự gia nhân (御家人 Gokenin), danh hiệu được ban cho những võ sĩ trung thành, từng theo dòng họ Minamoto trong suốt thời kỳ chiến tranh. Đứng đầu là Sở ty (所司 Shoshi).
  • Vấn chú sở (問註所 Monchūsho) đứng đầu là Chấp sự (執事 Shitsuji).
  • Công văn sở (公文所 Kōbunsho) sau đổi tên thành Chính sở (政所 Mandokoro) đứng đầu là Chấp sự.
  • Dẫn phó đầu nhân (引付頭人 Hikitsuke-atamanin)
  • Bình định sở (評定所 Hyōjōsho) thiếp lập Bình định chúng gồm 11-12 người thảo luận các vấn đề chính sách, hỗ trợ các hoạt động cho Tướng quân (shogun).

Thay đổi thời Mạc phủ Tokugawa

Địa phương[sửa | sửa mã nguồn]

  • Thủ hộ (守護 Shugo) thiết lập đầu thời Minamoto no Yoritomo. Minamoto no Yoritomo và Ashikaga Takauji ban cho các gia thần có công.
  • Địa đầu (地頭 Jigashira) thiết lập đầu thời Minamoto no Yoritomo. Quan chức phụ trách quản lý các trang viên Mạc phủ ở địa phương. Về sau các Samurai quản lý trang viên, chức vụ được hợp nhất. Chức vụ không nắm binh quyền.
  • Thủ hộ đại (守護代 Shugo-dai) chức vụ thay mặt Thủ hộ. Trong thời kỳ Thủ hộ vắng mặt, chức vụ quản lý hoạt động thay Thủ hộ. Trong thời kỳ Chiến quốc chức vụ có nhiều quyền lực.
  • Quản lãnh (管領 Kanryō) quan chức quản lý gần kinh đô. Ngang với Thủ hộ và Thám đề.
  • Quan Đông quản lãnh (關東管領 Kanto-kanryō) quan chức quản lý vùng Kanto. Ngang với Thủ hộ và Thám đề.
  • Công phương (公方 Kubō) thiết lập tại Kamakura, Horikoshi, Furukawa. Được Mạc phủ Ashikaga thiết lập như quan chức quản lý địa phương vùng Kanto.
  • Thám đề (探題 Tandai) chức quan quản lý địa phương tại Kyushu, Tōgoku, Ōshū, Ushū.
  • Lục Ba La Thám đề (六波羅探題 Rokuhara tandai) thiết lập quản lý tại Rokuhara, được lập từ thời Kamakura với mục đích giám sát Kyoto và Thiên hoàng.
  • Kinh đô sở tư đại (京都所司代 Kyōto shoshi-dai) giống như Lục Ba La Thám đề, chức vụ được thành lập đầu thời kỳ Mạc phủ Edo, với mục đích giám sát Kyoto và Thiên hoàng.

Mạc phủ Ashikaga[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ cấu Mạc phủ Ashikaga

Cơ cấu tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

  • Quản lãnh (管領 Kanrei) chức vụ đứng sau Tướng quân (Shogun). Chức vụ do nhà Hōjō nắm giữ, chi phối Tướng quân một số giai đoạn.
  • Bình định chúng (評定衆 Hyōjōshū) cơ quan chịu trách nhiệm quản lý hành chính, tư pháp và luật pháp cho Mạc phủ. Đứng đầu là Nhất lãm (一覧 Ichiran)
  • Chính sở (政所 Mandokoro) là cơ quan phụ trách vấn đề tài chính lãnh thổ cho Mạc phủ. Đứng đầu là Chấp sự (執事 Shitsuji), Chính sở gồm chấp sự, quyền chấp sự, quyền chính sở, kí nhân (寄人) và công nhân (公人)
  • Vấn chú sở (問注所 Toi chūsho) là cơ quan tố tụng của Mạc phủ. Đứng đầu là Chấp sự.
  • Thị sở (侍所 Samurai-dokoro) là cơ quan quản lý quân sự, cảnh sát của Mạc phủ. Đứng đầu là Đầu nhân (頭人)
  • Tiểu thị sở (小侍所 Shō Samurai-dokoro) là cơ quan bảo vệ Tướng quân, Ngự gia nhân (御家人), và Ngự sở (cung của Tướng quân). Đứng đầu là Biệt đương (別当)
  • Phụng công chúng (奉公衆 hōkōshū) là cơ quan quản lý quân đội phiên chúng (番衆). Tướng quân đứng đầu trực tiếp quản lý.
  • Địa phương (地方 chihō) là cơ quan xử lý việc quản lý đất đai, bao gồm việc định cư, kiện tụng và chuyển nhượng các dinh thự trên khắp Kyoto của Mạc phủ. Đứng đầu là Đầu nhân, dưới gồm khai hạp, kí nhân, tập sắc, công nhân.
  • Thiền luật phương (禅律方 Zenritsuhō) là cơ quan giám sát việc đăng ký tu sĩ, bổ nhiệm và miễn nhiệm trụ trì, và các vấn đề nhân sự khác. Được thành lập năm 1336 bởi Shogun Ashikaga Takauji với nhiệm vụ giám sát các thiền phái và luật tông.
  • Thần cung phương (神宮方 Jingūhō) là cơ quan giải quyết các vấn đề liên quan đến Thần đạo. Đứng đầu là Đầu nhân.
  • Liêm thương phủ (鎌倉府 Kamakurafu) là cơ quan quản lý vùng Kamakura. Đứng đầu là Công phương (公方).
  • Thủ hộ chức (守護職 Shugoshoku) là chỉ huy quân sự và quan chức hành chính của Mạc phủ. Ban đầu chức vụ này là Lệnh ngoại quan (令外官) sau đó kết hợp với Truy bộ sứ (追捕使), Thiên hoàng Go-Shirakawa trao cho Minamoto no Yoritomo quyền bổ nhiệm và cách chức Thủ hộ và các Địa đầu (地頭). Thủ hộ được bổ nhiệm bởi Tướng quân, và vào thời điểm thành lập, nhiệm vụ chính của họ là quản lý các địa đầu trong lãnh thổ (quốc 国).
  • Địa đầu (地頭 Jitō) là chức vụ quản lý và kiểm soát các trang viên và quốc nha lãnh (đất công).
  • Tham đề Oshu (奥州探題 Ōshūtandai) là chức vụ chịu trách nhiệm kiểm soát vùng Oshu (Áo châu), thường dùng để chỉ Mutsu (gồm các tỉnh Aomori, Iwate, Miyagi và Fukushima).
  • Thám đề Ushu (羽州探題 Ushūtandai) là chức vụ chịu trách nhiệm kiểm soát tỉnh Dewa.
  • Thám đề Chugoku (中国探題 Chūgokutandai) là chức vụ chịu trách nhiệm kiểm soát vùng Chugoku.
  • Thám đề Kyushū (九州探題 Kyūshūtandai) là chức vụ chịu trách nhiệm kiểm soát vùng Kyushu.

Mạc phủ Tokugawa[sửa | sửa mã nguồn]

Đại danh chức[sửa | sửa mã nguồn]

Ngự trắc ngự dụng thủ thứ (御側御用取次gogawa goyō toritsugi) ban đầu là một chức vụ của Kì bản (旗本 hatamoto) cao cấp (thuộc hạ trực tiếp của Mạc phủ), nhưng trong nhiều trường hợp, nó đã được ban cho các Đại danh (大名 daimyo) tiếp nhận trong thời gian nhất định khi lệnh được ban hành.

  • Đại lão - Đại lão các (大老・大老格 tairō - tairōkaku) thời kỳ đầu thành lập Mạc phủ cũng đặt Đại chính tham dự (大政参与 Taisei sango), nhưng sau này thống nhất với Đại lão.
  • Lão trung - Lão trung các (老中・老中格 rōjū - rōjūkaku)
  • Trắc dụng nhân - Ngự trắc ngự dụng thủ thứ (側用人・御側御用取次 sobayōnin - gogawa goyō toritsugi)

Đây là những người đứng đầu chính phủ Mạc phủ. Trong số đó, Đại lão tới Ngự trắc ngự dụng thủ thứ tùy theo thời kỳ và cá nhân còn được gọi là Mạc các (幕閣 Bakukaku).

  • Kinh đô sở ti đại (京都所司代 kyōto shoshidai) là tổ chức hành chính được thành lập ở Kyoto.
  • Đại phản thành đại (大坂城代 ōsaka jōdai)
  • Tự xã phụng hành (寺社奉行 jisha bugyō)
  • Nhược niên kí (若年寄 wakadoshiyori)
  • Tấu giả phiên (奏者番 sōshaban)

Kỳ bản chức[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]