Rubidi amide

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Rubidi amide
Cấu trúc phân tử của rubidi amide
Danh pháp IUPACRubidi amide
Nhận dạng
Số CAS12141-27-4
PubChem15682807
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • [Rb+].[NH2-]

Thuộc tính
Công thức phân tửRbNH2
Khối lượng mol101,48888 g/mol
Bề ngoàitinh thể trắng[1]
Khối lượng riêng2,59 g/cm³[2]
Điểm nóng chảy 309 °C (582 K; 588 °F)[2]
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướcphản ứng
Nhiệt hóa học
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhdễ phản ứng
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Rubidi amide là một hợp chất vô cơ của rubidi và nhóm amide với công thức hóa học RbNH2.

Điều chế[sửa | sửa mã nguồn]

Rubidi amide được điều chế bằng cách cho rubidi kim loại nung nóng trong dòng khí amonia.

Nó cũng được hình thành do phản ứng của rubidi hydride với amonia lỏng, giải phóng hydro. Ở nhiệt độ phòng, phản ứng với khí amonia xảy ra rất chậm.[3]

Khi rubidi hydride được nung nóng trong dòng nitơ, rubidi amide cũng được tạo thành, nhưng sẽ tạo ra sản phẩm phụ rubidi nitride.

Tính chất[sửa | sửa mã nguồn]

Tính chất vật lý[sửa | sửa mã nguồn]

Rubidi amide kết tinh trong hệ tinh thể lập phương, nhóm không gian Fm3̅m với thông số mạng tinh thể a = 639,5 pm.

Tính chất hóa học[sửa | sửa mã nguồn]

Rubidi amide phản ứng với nước tạo thành amonia và rubidi hydroxide.

Phản ứng với ethanol sẽ tạo ra rubidi ethoxide và amonia.

Phức hợp[sửa | sửa mã nguồn]

Nếu phản ứng giữa rubidi hydride với amonia lỏng được thực hiện ở nhiệt độ -78 ℃, phức RbNH2·⅔NH3 sẽ được tạo thành, dưới dạng tinh thể không màu.[4]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ R. Abegg, F. Auerbach: 'Handbuch der anorganischen Chemie'. Verlag S. Hirzel, Bd. 2, 1908. S. 430.Volltext
  2. ^ a b Jean D'Ans, Ellen Lax: Taschenbuch für Chemiker und Physiker. 3. Elemente, anorganische Verbindungen und Materialien, Minerale, Band 3. 4. Auflage, Springer, 1997, ISBN 978-3-5406-0035-0, S. 688f. (Rubidi amide tại Google Books ).
  3. ^ H. Moissan: "Préparation et propriétés des hydrures de rubidium et de césium" in Compt. Rend. Hebd. 1903, 136, S. 587. Volltext
  4. ^ Scheubeck, Thomas; Korber, Nikolaus (tháng 11 năm 2007). “Hydrogen Bonds in Rubidium Amide-Ammonia(3/2), RbNH2·2/3NH3. Zeitschrift für anorganische und allgemeine Chemie (bằng tiếng Đức). 633 (15): 2641–2643. doi:10.1002/zaac.200700381.