Bước tới nội dung

Sân ga

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Một sân ga tại Ga Sài Gòn, Việt Nam
Một sân ga tại ga Rotterdam Centraal, Hà Lan
Các sân ga tại ga Arts et Métiers trên Tuyến số 11 Đường sắt đô thị Paris

Sân ga hay ke ga là khu vực trong một nhà ga được bố trí dọc theo đường ray để tạo điều kiện thuận tiện cho việc đón trả khách. Hầu hết các nhà ga đều có một vài sân ga khác nhau, riêng các nhà ga lớn sẽ có rất nhiều sân ga.

Sân ga dài nhất thế giới tọa lạc ở ga Gorakhpur Junction, Ấn Độ, với chiều dài 1.355,40 mét (4.446,9 ft).[1] Sân ga ngắn nhất nằm ở Appalachian Trail, Hoa Kỳ, với chiều dài chỉ bằng một băng ghế.[2]

Trong tiếng Anh Mỹ, cụ thể là đối với một số người phục vụ trên các chuyến tàu hỏa ở Hoa Kỳ, từ "platform" thường được dùng như một động từ thay vì danh từ, trong trường hợp này có nghĩa là "tàu đến bến". Ví dụ, từ "platform" trong câu "The last two cars of this train will not platform at East Rockaway" có nghĩa là: "Hai toa cuối của chuyến tàu này sẽ không cập bến ở East Rockaway".[3]

Nguồn gốc và độ phổ quát[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc của từ "ke ga" xuất phát từ chữ "quai", cụ thể hơn là cụm "quai de gare" trong tiếng Pháp. Trong đó, từ "quai" đã được phiên âm Việt hóa thành "ke", còn "gare" trở thành "ga" trong tiếng Việt.

Từ "ke" đã xuất hiện từ lâu trong tiếng Việt và đã được ghi nhận trong các từ điểnvăn học. Đơn cử, Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học) định nghĩa từ "ke" và "ke ga" là "nền xây cao bên cạnh đường sắt ở ga để hành khách tiện lên xuống tàu hoặc xếp dỡ hàng hóa" nhưng lại không đề cập đến từ "sân ga"; trong Việt Nam Tự điển - Quyền Thượng (A-L)[4] định nghĩa từ "ke" là "thềm trước sân ga hay dựa bến tàu dành cho người đến đợi rước bà con". Ngoài ra, chữ "ke" cũng xuất hiện trong tiểu thuyết "Thiếu quê hương" của nhà văn Nguyễn Tuân.

Từ "ke ga" đã được đề cập chính thức trong các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước[5][6].

Các loại sân ga[sửa | sửa mã nguồn]

Sơ đồ này minh họa các loại sân ga khác nhau. Sân ga 1 là sân ga "vịnh", trong khi sân ga 2, 3 và 4 là sân ga "cạnh". Giữa sân ga 3 và 4 là sân ga "đảo".

Sân ga vịnh (hay còn được gọi là sân ga đầu-cuối), sân ga cạnh, sân ga riêng biệtsân ga đảo là bốn dạng sân ga phổ biến trong ngành đường sắt. Đối với sân ga vịnh, từ vịnh được sử dụng do cấu trúc của sân ga gần giống vịnh, trong số các sân ga của một nhà ga sẽ có một sân ga được dùng cho việc kết thúc đối với một tuyến đường sắt. Đối với sân ga cạnh và sân ga đảo, loại sân ga này được đùng để đón trả khách và tàu có thể tiếp tục hành trình đến những ga kế tiếp. Sân ga đảo được bố trí nằm ở giữa hai đường ray, việc tiếp cận sân ga này có thể dùng đến cầu bộ hành, lối đi ngầm hoặc đường ngang để tiếp cận. Một biến thể khác của sân ga cạnh đến từ một giải pháp của Tây Ban Nha, giải pháp này kết hợp giữa sân ga cạnh và sân ga đảo, cho phép nhà ga có thể phân chia luồng lên xuống tàu đối với một sân ga.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Gorakhpur gets world's largest railway platform The Times of India
  2. ^ “MNR Stations APPALACHIAN TRAIL”. as0.mta.info. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2018.
  3. ^ NY Times 18 May 1986
  4. ^ Lê, Văn Đức; Lê, Ngọc Trụ (1970). Việt Nam Tự điển - Quyển Thượng (A - L). Khai Trí. tr. 674.
  5. ^ “Luật số 35/2005/QH11 của Quốc hội: Luật Đường sắt”. chinhphu.vn. 27 tháng 6 năm 2005.
  6. ^ “Luật Đường sắt, số 06/2017/QH14 ngày 16/6/2017 của Quốc hội, hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2018 | Hệ thống văn bản”. tulieuvankien.dangcongsan.vn.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • “Emplacementstekeningen NS”. www.sporenplan.nl (bằng tiếng Hà Lan). Schematic maps of all tracks, junctionsswitches and platforms in the Netherlands (point at an area and open detail map in a new window)
  • “Train Station Page”. www.railway-technical.com. Railway Technical Web Pages. Platforms. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 6 năm 2007. (UK-centric information)