Siêu cúp bóng đá Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Siêu cúp bóng đá Việt Nam
Biểu trưng của giải đấu (năm 2020)
Thành lập1999 (24–25 năm trước)
Khu vực Việt Nam
Số đội2
Giải đấu
liên quan
Đội vô địch
hiện tại
Đông Á Thanh Hóa (2023)
Câu lạc bộ
thành công nhất
Hà Nội
(5 lần)
Trang webhttps://vpf.vn
Siêu cúp Bóng đá Quốc gia 2023

Siêu cúp bóng đá Việt Nam hay Siêu cúp Bóng đá Quốc gia (tiếng Anh: The Vietnamese National Football Super Cup), hiện tại còn được gọi là Cúp Thaco vì lý do tài trợ, là trận đấu bóng đá giữa đội vô địch Giải bóng đá Vô địch Quốc gia Việt Nam (V.League 1) và đội vô địch Cúp Quốc gia Việt Nam, do VPFbáo Tiền Phong đồng tổ chức. Nếu một đội đoạt cả chức vô địch Quốc gia và Cúp Quốc gia, đội á quân của V.League 1 sẽ có quyền tham dự trận đấu này.

Ý tưởng tổ chức trận tranh siêu cúp giũa đội vô địch quốc gia và đội đoạt cúp quốc gia đã được báo Tiền Phong và Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) hình thành từ năm 1997, với trận đấu đầu tiên giữa đội vô địch giải hạng nhất quốc gia Cảng Sài Gòn và đội vô địch Cúp Quốc gia Hải Quan.[1] Tuy nhiên, vì nhiều lý do, kế hoạch này đã không được thực hiện. Đến năm 1999, trận đấu siêu cúp đầu tiên đã được tổ chức trên sân vận động Hàng Đẫy giữa hai đội Thể Công (vô địch quốc gia mùa giải 1998) và Công an Thành phố Hồ Chí Minh (vô địch Cúp Quốc gia 1998), với chiến thắng dành cho đội chủ nhà.

Tính đến mùa giải 2023, đã có 12 đội bóng vinh dự giành danh hiệu này là: Thể Công, Sông Lam Nghệ An, Hoàng Anh Gia Lai, Hải Phòng, Long An, Becamex Bình Dương, Thanh Hóa, Hà Nội, SHB Đà Nẵng, Ninh Bình, Than Quảng NinhQuảng Nam.[2][3] Chín đội bóng khác đã giành quyền tham dự nhưng không đoạt được siêu cúp là Công an Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Định, Hòa Phát Hà Nội, Nam Định, Hà Nội ACB, Navibank Sài Gòn, Sài Gòn Xuân ThànhCông an Hà Nội. Qua 24 lần tổ chức trận tranh siêu cúp, Hà Nội là đội bóng giàu thành tích nhất với 5 lần đoạt siêu cúp quốc gia.

Năm 2021, trận tranh Siêu cúp Quốc gia không được tổ chức do V.League 2021Cúp Quốc gia 2021 không thể kết thúc đúng kế hoạch vì ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Đông Á Thanh Hóa hiện đang nắm giữ siêu cúp sau khi đánh bại Công an Hà Nội với tỷ số 3–1 trong trận tranh Siêu cúp Quốc gia 2023.

Kết quả các trận tranh siêu cúp[sửa | sửa mã nguồn]

  • 2023 - Cúp Thaco
Đông Á Thanh Hóa3–1Công an Hà Nội
Chi tiết

  • 2022 - Cúp Thaco
Hà Nội2–0Hải Phòng
Chi tiết
Khán giả: 10.000
Trọng tài: Nguyễn Đình Thái

  • 2020 - Cúp Thaco
Hà Nội1–0Viettel
Bùi Hoàng Việt Anh  74' Chi tiết

  • 2019 - Cúp Thaco

  • 2018 - Cúp Thaco
Hà Nội2–0Becamex Bình Dương
Hoàng Vũ Samson  9'62' Chi tiết

  • 2017 - Cúp Thaco
Quảng Nam1–0Sông Lam Nghệ An
Thiago Papel  42' Chi tiết

  • 2016 - Cúp Tiền Phong - Thaco

  • 2015 - Cúp Tiền Phong - Thaco

  • 2014 - Cúp Tiền Phong - Thaco
Becamex Bình Dương1–0Hải Phòng
Nguyễn Anh Đức  33'
Trọng tài: Võ Quang Vinh

  • 2013 - Cúp VPP Hồng Hà

  • 2012 - Cúp PV Gas

  • 2011 - Cúp PV Gas

  • 2010 - Cúp 584 Group

  • 2009 - Megastar Cup

  • 2008 - IZZI Cup
Becamex Bình Dương4–0Hà Nội ACB
Philani  45+1'
Huỳnh Kesley Alves  53'  79'  88'
Chi tiết
Khán giả: 18.000
Trọng tài: Dương Văn Hiển

  • 2007 - IZZI Cup

  • 2006 - IZZI Cup

  • 2005 - IZZI Cup

  • 2004

  • 2003 - VTC Cup

  • 2002 - Toyota Cup

  • 2001 - Honda Cup

  • 2000 - Toyota Cup

  • 1999 - Toyota Cup

Xếp hạng các nhà vô địch[sửa | sửa mã nguồn]

CHÚ THÍCH
Câu lạc bộ đang thi đấu tại V.League 1
Câu lạc bộ đang không thi đấu tại V.League 1
Câu lạc bộ đã giải thể
Xếp hạng Câu lạc bộ Vô địch Năm vô địch Á quân Năm á quân Ghi chú
1 Hà Nội 5 2010; 2018; 2019; 2020; 2022 3 2013; 2015; 2016 có tên Hà Nội T&T (2010, 2013, 2015)
2 Sông Lam Nghệ An 4 2000; 2001; 2002; 2011 2 2010; 2017
3 Becamex Bình Dương 4 2007; 2008; 2014; 2015 1 2018
4 Đông Á Thanh Hóa 2 2009; 2023 có tên Lam Sơn Thanh Hóa (2009)
LPBank Hoàng Anh Gia Lai 2 2003; 2004 có tên Hoàng Anh Gia Lai
6 Hải Phòng 1 2005 2 2014; 2022 có tên Mitsustar Hải Phòng (2005)
7 Long An 1 2006 1 2005 có tên Gạch Đồng Tâm Long An (2005, 2006)
SHB Đà Nẵng 1 2012 1 2009
Thể Công-Viettel 1 1999 1 2020 có tên Thể Công (1999), Viettel (2020)
10 Xi măng The Vissai Ninh Bình 1 2013
Than Quảng Ninh 1 2016
Quảng Nam 1 2017
13 Thành phố Hồ Chí Minh 3 2000; 2002; 2019; có tên Cảng Sài Gòn (2000, 2002)
14 Công an TP. Hồ Chí Minh 2 1999; 2001
MerryLand Quy Nhơn Bình Định 2 2003; 2004 có tên Hoa Lâm Bình Định (2003, 2004)
16 Công an Hà Nội 1 2023
Hà Nội ACB 1 2008
Hòa Phát Hà Nội 1 2006
Navibank Sài Gòn 1 2011
Sài Gòn Xuân Thành 1 2012 có tên Xi măng Xuân Thành Sài Gòn (2012)
Thép Xanh Nam Định 1 2007 có tên Đạm Phú Mỹ Nam Định (2007)

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Quang Tuyến (1 tháng 3 năm 1999). “Chờ đợi gì ở trận siêu cúp đầu tiên ở nước ta?”. VNN. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2000. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2024.
  2. ^ 22 mùa Siêu cúp bóng đá Quốc gia
  3. ^ “Vietnam - List of Cup Winners”. RSSSF.com. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2020.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

(tiếng Việt)