Thành viên:CVQT/Quy định xóa bài

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Quy định biểu quyết xóa bài

  1. Phiếu hợp lệ
    • Phiếu hợp lệ là phiếu của thành viên hội đủ các yêu cầu sau:
    – Mở tài khoản tài khoản ít nhất 30 ngày và 300 sửa đổi theo quy định tại Wikipedia:Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt;
    – Thành viên mở tài khoản trên 90 ngày và có 3000 sửa đổi; cũng như thành viên khởi tạo bài được quyền bỏ phiếu bất kỳ lúc nào mà không gặp phải cản trở trong quá trình tham gia biểu quyết.
    – Các trường hợp còn lại muốn bỏ phiếu cần đảm bảo có ít nhất 50 sửa đổi trong vòng 30 ngày trước khi bắt đầu cuộc bỏ phiếu
    • Nghiêm cấm việc sử dụng tài khoản con rối để bỏ phiếu. Mọi lá phiếu của tài khoản rối đều không hợp lệ, và tài khoản vi phạm có thể bị cấm.
    • Phiếu biểu quyết phải thuộc một trong hai loại phiếu: ủng hộ xóa, hoặc ủng hộ giữ kèm theo lý do ngắn gọn. Thành viên bỏ phiếu cần dùng mã # để xếp số thứ tự và ghi trong đó là xóa, giữ để giúp bảo quản viên phân biệt dễ dàng. Các bản mẫu trình bày phiếu (như bên dưới) được khuyến cáo sử dụng.
    • Phiếu biểu quyết phải được kí tên bằng cách dùng ~~~~ (bốn dấu ngã).
    • Người bỏ phiếu có thể thay đổi ý kiến bằng cách phát biểu lại và chính xác ý kiến mới tương ứng của mình: hoặc xóa, hoặc giữ ngay dưới phiếu ban đầu của mình và kí tên lại.
    Ví dụ:
    Phiếu cũ: Ủng hộ xóa, vì chất lượng kém. ~~~~
    Phiếu mới: Giữ, vì bài viết đã được cải thiện. ~~~~
    • Các ý kiến không được tính là một phiếu.
  2. Trình bày phiếu
    • Thành viên có thể dùng các bản mẫu sau để trình bày phiếu:
      • {{bqg}} – Giữ Phiếu giữ
      • {{bqx}} – Xóa Phiếu xóa
      • {{ykk}} –  Ý kiến Ý kiến
  3. Kết quả bỏ phiếu
    • Một đề nghị xóa bài thành công khi tổng số phiếu hợp lệ tối thiểu là 5, đồng thời số phiếu xóa phải quá bán đối với tổng số phiếu "xóa" và "giữ" (không tính phiếu không hợp lệ). Bảo quản viên có trách nhiệm xem xét và giải quyết kết quả biểu quyết.
    Ví dụ:
    Xóa 3, giữ 1, không đủ ngưỡng 5 phiếu, đề nghị xóa không thành công;
    Xóa 3, giữ 2 đủ ngưỡng 5 phiếu, tỉ lệ 3/5 quá bán, đề nghị xóa thành công;
    Xóa 3, giữ 3, vượt ngưỡng 5 phiếu, tỉ lệ 3/6 không quá bán, đề nghị xóa không thành công;
    Xóa 2, giữ 3, đủ ngưỡng 5 phiếu, tỉ lệ 2/5 không quá bán, đề nghị xóa không thành công.
    • Nếu đề nghị xóa không thành công, bài viết phải được hồi lại trạng thái cũ. Khi đó mọi thành viên có thể kết thúc biểu quyết, gỡ thông báo có liên quan đến biểu quyết ở bài viết.
  4. Quy trình đưa bài ra biểu quyết xóa bài
    • Mọi thành viên đủ tiêu chuẩn (có tài khoản ít nhất 1 tháng và có từ 300 sửa đổi trên Wikipedia trở lên) có thể đưa bài ra biểu quyết xóa với lý do cụ thể.
    • Cần đặt biển {{dnb}} trong bài khi thấy chủ đề chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của Wikipedia về độ nổi bật (tốt nhất nên đi kèm lý do cụ thể, ví dụ "không rõ độ nổi bật vì..."). Thời gian đặt biển tối thiểu là 1 tuần (7 ngày), trước khi bài có thể được mang vào không gian biểu quyết. Cần trao đổi thảo luận với thành viên khởi tạo hay đóng góp chính của bài để nhắc nhở, đề nghị hoàn thiện bài; hoặc giải quyết các thắc mắc, yêu cầu của người đặt biển.
    • Khi bài đã được mang vào không gian biểu quyết, cần thông báo {{mời biểu quyết}} tại bài để những người quan tâm có thể theo dõi, bỏ phiếu.
    • Không đưa ra biểu quyết những bài đang dùng bản mẫu hết hạn tự động hoặc các bản mẫu khác như {{clk}}, {{chờ xóa}}, {{kbk}}. Thông thường dạng bài này sẽ được bảo quản viên xử lý không cần thông qua biểu quyết.
    • Trước khi quyết định bỏ phiếu, các thành viên nên cân nhắc ranh giới giữa một bài chất lượng kém, và một bài rất sơ khai (là những bài có nội dung thông tin quá ít, đơn giản, và thường chỉ gồm một vài câu).
  5. Xử lí kết quả biểu quyết
    • Thời gian biểu quyết ít nhất là 2 tuần (14 ngày), nhiều nhất 1 tháng (30 ngày). Không cần vội vã kết thúc các biểu quyết còn diễn ra. Mọi thành viên đều có quyền đề nghị kéo dài biểu quyết với lý do cụ thể.
    • Bảo quản viên hoặc điều phối viên có trách nhiệm xóa hoặc giữ bài viết khi biểu quyết thành công và phân định rõ kết quả xóa, hay giữ.
    • Kết quả biểu quyết cần thông báo ở dưới mỗi mục từ trong biểu quyết xóa bài với các nội dung xóa (hay giữ) kèm lý do cụ thể (căn cứ theo kết quả biểu quyết). Người đưa ra thông báo cần kí tên bằng bốn dấu ngã (~~~~) sau thông báo này đồng thời đóng biểu quyết, để các thành viên biết được biểu quyết đã kết thúc.
    • Nên cân nhắc giữ lại trang thảo luận của bài bị xóa nếu trang chứa những thảo luận quan trọng.
    • Nếu bài được giữ, cần đặt biển {{đã biểu quyết giữ|Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Tên bài}} (với tên bài được giữ điền sau dấu gạch chéo) tại trang thảo luận của bài để tránh bài tiếp tục bị mang ra biểu quyết xóa lần nữa.
    • Trường hợp biểu quyết xóa bài không thành công và đã quá 30 ngày tính từ khi mở biểu quyết, bảo quản viên có trách nhiệm đóng biểu quyết nhưng không ghi xóa (hay giữ) mà ghi lý do biểu quyết bất thành (ví dụ không đủ phiếu).
    • Các bài biểu quyết không thành công có thể lại được mang ra biểu quyết lần tiếp theo cho đến khi phân định rõ kết quả. Các lần biểu quyết phải cách nhau ít nhất 1 tháng.
  6. Phục hồi/Viết lại
    • Các bài có liên kết màu đỏ là bài đã bị xóa theo kết quả biểu quyết. Tuy nhiên trong một số trường hợp nếu bài được viết lại ngay sau khi bị xóa, nó sẽ có liên kết màu xanh, nhưng nó có thể mang nội dung hoàn toàn khác so với nội dung khi bị biểu quyết xóa.
    • Các bài bị xóa do chất lượng kém có thể được viết lại bất cứ lúc nào.
    • Các bài bị xóa do không đạt tiêu chuẩn về độ nổi bật có thể được viết mới hoặc đề nghị phục hồi sau 30 ngày kể từ khi bị xóa. Khi bài được viết mới, mọi thành viên đều có quyền yêu cầu xem xét các dữ kiện được đưa vào bài đã chứng minh độ nổi bật của chủ đề hay chưa. Nếu bài không có chi tiết nào mới, bảo quản viên có thể xóa nhanh mà không cần đưa bài ra biểu quyết một lần nữa[1].

Chú thích

  1. ^ Thảo luận Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/2005-2008#Đề nghị thay đổi quy định về "hậu-xóa-bài", bản ngày 28 tháng 4, 2008