Thành viên:Johnson1234Ben/Boeing Starliner

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Boeing Starliner[1] (tên chính thức: CST-100 Starliner) là một loại phi thuyền không gian có người lái có thể tái sử dụng được kì vọng rằng có thể đưa các phi hành gia lên các trạm không gian. Nó được sản xuất bởi Boeing để tham gia vào chương trình "Phi hành đoàn thương mại" của NASA.

Con tàu có đường kính 4,56m[2], to hơn mô-đun chỉ huy của tàu vũ trụ Apollo và nhỏ hơn khoang điều khiển của tàu Orion[3]. Con tàu có thể chở theo 7 phi hành gia và thành viên phi hành đoàn, được thiết kế để duy trì quỹ đạo trong 7 tháng và có thể tái sử dụng cho 10 nhiệm vụ[4]. Nó còn được thiết kế để được phóng bởi một trong bốn loại tên lửa đấy: Atlas V, Falcon 9, Delta IVVulcan[5]

Phát triển[sửa | sửa mã nguồn]

Vào tháng 6 năm 2010, CEO của Bigelow Aerospace lần đầu tiển sử dụng cái tên CST-100 để nói về một loại phi thuyền không gian đang được phát triển. Sau đó, Boeing dự kiến phi thuyền này sẽ lần đầu tiên bay thử vào năm 2015 nếu có được một số phê duyệt và đủ vốn. Đồng thời, Boeing cũng thông báo rằng chỉ tiến hành phát triển dự án nếu NASA chấp thuận thực hiện đề xuất về chương trình "Phi hành đoàn thương mại" do chính phủ ông Obama đề ra trong danh sách những khoản chi ngân quỹ năm 2011. Nhà điều hành của Boeing lúc bấy giờ, ông Roger Krone khẳng định rằng khoản đầu tư của NASA sẽ giúp Boeing tập trung nguồn lực vào dự án.[6]

Vào tháng 4 năm 2011, NASA đã kí hợp đồng trị giá 92.3 triệu đô la mĩ với Boeing về việc tiếp tục phát triển dự án CST-100 giai đoạn 2. Vào ngày 3 tháng 4 năm 2012, NASA tiếp tục đầu tư một khoản tiền trị giá 460 triệu đô tài trợ cho việc phát triển dự án.[7]

Vào ngày 31 tháng 10 năm 2011, NASA ra thông báo hợp tác với Space Florida về việc thuê xưởng lắp ráp và chế tạo tàu quỹ đạo Kennedy cho việc phát triển của Boeing.

Vào ngày 16 tháng 9 năm 2014, NASA đã chọn Boeing (Starliner) và SpaceX (Crew Dragon) là hai công ty được tài trợ để phát triển các hệ thống vận chuyển phi hành đoàn của chính phủ Hoa Kỳ đến và đi từ Trạm Vũ trụ Quốc tế. Boeing đã giành được hợp đồng trị giá 4,2 tỷ đô la Mỹ để hoàn thành và chứng nhận chiếc Starliner vào năm 2017, trong khi SpaceX giành được hợp đồng trị giá 2,6 tỷ đô la Mỹ để hoàn thành và chứng nhận phi thuyền Dragon của họ. Các hợp đồng bao gồm ít nhất một chuyến bay thử nghiệm có người với ít nhất một phi hành gia NASA trên tàu. Sau khi Starliner đạt được chứng nhận của NASA, hợp đồng yêu cầu Boeing thực hiện ít nhất hai và nhiều nhất là sáu nhiệm vụ đưa phi hành đoàn lên trạm vũ trụ.

Một phần của thỏa thuận với NASA cho phép Boeing bán vé cho hành khách du lịch vũ trụ. Boeing đề xuất bao gồm một chỗ ngồi trên mỗi chuyến bay cho một người tham gia chuyến bay vũ trụ với mức giá cạnh tranh với mức mà cơ quan vũ trụ Liên bang Nga tính phí cho khách du lịch.

Vào ngày 4 tháng 9 năm 2015, Boeing thông báo rằng phi thuyền của họ sẽ có tên chính thức là CST-100 Starliner, một cái tên theo quy ước tên của 787 Dreamliner do hãng sản xuất máy bay Boeing sản xuất. Vào tháng 11 năm 2015, NASA thông báo đã loại Boeing khỏi việc cân nhắc trong cuộc chạy đua giai đoạn hai của Dịch vụ Tiếp tế Thương mại trị giá hàng tỷ đô la để vận chuyển hàng hóa lên Trạm Vũ trụ Quốc tế.

Vào tháng 5 năm 2016, Boeing đã hoãn chuyến phóng Starliner đầu tiên theo lịch trình từ năm 2017 đến đầu năm 2018. [41] [42] Sau đó, vào tháng 10 năm 2016, Boeing tiếp tục trì hoãn chương trình của mình lên sáu tháng, từ đầu năm 2018 đến cuối năm 2018, sau khi phát hiện vấn đề kho chứa hàng và trong sản xuất của con tàu CST-100 thứ 2. Đến năm 2016, Boeing hy vọng sẽ đưa các phi hành gia NASA lên Trạm Vũ trụ Quốc tế vào tháng 12 năm 2018. [ 41] [43]

Vào tháng 4 năm 2018, NASA ra đề xuất về chuyến bay hai người đầu tiên theo kế hoạch, dự kiến bay ​​vào tháng 11 năm 2018, hiện có khả năng diễn ra vào năm 2019 hoặc 2020. Nếu dự án bị hoãn thêm, nó sẽ dự kiến mang thêm một thành viên phi hành đoàn và thêm vật tư. . Thay vì ở lại không gian trong hai tuần như kế hoạch ban đầu, NASA cho biết phi hành đoàn bổ sung có thể ở lại Trạm Vũ trụ Quốc tế lâu nhất là sáu tháng như một chuyến bay luân phiên bình thường.

Thông số kĩ thuật[sửa | sửa mã nguồn]

Loại phi thuyền Mô-đun có người lái
Tuổi thọ 60 giờ (bay tự do)

210 ngày (đã đỗ trên trạm không gian)

Khối lượng khi phóng 13000 kg
Khả năng chở 7 người
Thông số các chiều Đường kính : 4.56 m

Độ dài  : 5.03 m

Rộng 11 m3 (390 ft vuông)
Chuyên dùng Thiết lập quỹ đạo thấp quanh Trái Đất
Boeing Starliner
Bản mẫu:ComV being placed atop an Atlas V
Nhà sản xuấtBoeing
Quốc giaUnited States
Điều hànhBoeing
Ứng dụngISS crew and cargo transport
Các thuộc tính
Loại tàu vũ trụCrewed capsule
Khối lượng phóng13000 kg
Sức chứa phi hành đoànUp to 7
Kích thước
  • Diameter (CM): 4.56 m [10]
  • Length (CM+SM): 5.03 m [10]
Thể tích11 m3 (390 ft khối)[11]
Chế độLow Earth orbit
Tuổi thọ thiết kế
  • 60 hours (free flight) [8]
  • 210 days (docked) [8][9]
Hoạt động
Trạng tháiIn development and testing
Đã chế tạo3
Đã phóng1
Lần phóng đầu tiên20 December 2019, 11:36:43 UTC (uncrewed)

[[Thể loại:Thể loại:Tàu vũ trụ của trạm ISS]] [[Thể loại:Thể loại:Du hành không gian thương mại]]

  1. ^ “This article incorporates text from this source, which is in the public domain”.
  2. ^ “Burghardt, Mike (August 2011). "Boeing CST-100: Commercial Crew Transportation System" (PDF). Boeing. Archived from the original (PDF) on 1 May 2013. Retrieved 8 May 2014” (PDF).
  3. ^ “Clark, Stephen (21 July 2010). "Boeing space capsule could be operational by 2015". Spaceflight Now. Retrieved 18 September 2011”.
  4. ^ "Boeing: Crew Space Transportation (CST) System". Boeing. Retrieved 25 January 2016”.
  5. ^ “Lindenmoyer, Alan (2010). Commercial Crew and Cargo Program (PDF). 13th Annual FAA Commercial Space Transportation Conference. February 10–11, 2010. Arlington, Virginia. Archived from the original (PDF) on 5 March 2010” (PDF).
  6. ^ “Clark, Stephen (21 July 2010). "Boeing space capsule could be operational by 2015". Spaceflight Now. Retrieved 18 September 2011”.
  7. ^ “Dean, James (18 April 2011). "NASA awards $270 million for commercial crew efforts". Florida Today. The Flame Trench. Archived from the original on 19 April 2011”.
  8. ^ a b Reiley, Keith; Burghardt, Michael; Wood, Michael; Ingham, Jay; Lembeck, Michael (2011). Design Considerations for a Commercial Crew Transportation System (PDF). AIAA SPACE 2011 Conference & Exposition. September 27–29, 2011. Long Beach, California. doi:10.2514/6.2011-7101. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2014.
  9. ^ Carreau, Mark (24 tháng 7 năm 2013). “Boeing Refines CST-100 Commercial Crew Capsule Approach”. Aviation Week. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2014.
  10. ^ a b Burghardt, Mike (tháng 8 năm 2011). “Boeing CST-100: Commercial Crew Transportation System” (PDF). Boeing. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2014.
  11. ^ Krebs, Gunther (tháng 4 năm 2017). “Starliner (CST-100)”. Gunthers Space Page. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2017.