Thành viên:Kimhoang0511/nháp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Cộng hòa (chữ Hán: 共和, tiếng Latinh: res publica) là một hình thức chính phủ trong đó quốc gia được coi là "vấn đề công cộng" thông qua các Luật phápHiến pháp cũng như các quy định chung và chế độ dân chủ, không phải là mối quan tâm riêng tư hay thuộc sở hữu của những người cai trị. Các vị trí quyền lực chính trong một nước cộng hòa được quyết định thông qua Dân chủ, tập quyền hoặc một sự kết hợp của chúng, thay vì bị chiếm giữ không đổi. Nó là hình thức đối lập với chế độ Quân chủ và do đó không có quốc vương (như là nguyên thủ quốc gia).

Tính đến năm 2017, 159 trong số 206 quốc gia có chủ quyền sử dụng từ "Cộng hòa" như là một phần của tên chính thức của họ - không phải tất cả trong số này là các nước cộng hòa theo nghĩa là có các Chính Phủ được bầu cử ra, cũng không phải là từ "Cộng hòa" được sử dụng trong tên của tất cả các Quốc gia có Chính Phủ được Nhân dân bầu.

Khái niệm này xuất phát từ thuật ngữ Latinh res publica, có nghĩa đen là "chuyện chung", "việc chung" hay "vấn đề công cộng" và được sử dụng để nói về toàn bộ nhà nước. Thuật ngữ này đã phát triển ý nghĩa hiện đại của nó liên quan đến hiến pháp của Cộng hòa La Mã cổ đại, kéo dài từ khi lật đổ các vị vua vào năm 509 trước Công nguyên đến khi thành lập Đế chế vào năm 27 trước Công nguyên. Hiến pháp này được đặc trưng bởi một Thượng viện gồm các quý tộc giàu có và có ảnh hưởng đáng kể; một số hội đồng phổ biến của tất cả các công dân tự do, có quyền bầu các quan tòa và thông qua luật pháp; và một loạt các quan tòa với các loại thẩm quyền dân sự và chính trị khác nhau.

Thông thường, một nước Cộng hòa là một quốc gia có chủ quyền duy nhất, nhưng cũng có những thực thể nhà nước có chủ quyền phụ được gọi là các nước cộng hòa, hoặc có các chính phủ được mô tả là "Cộng hòa" về bản chất. Ví dụ, Điều IV của Hiến pháp Hoa Kỳ "bảo đảm cho mọi quốc gia trong Liên minh này một hình thức Chính phủ Cộng hòa".

Trong bối cảnh hẹp hơn, định nghĩa về chế độ Cộng hòa đề cập cụ thể đến một hình thức chính phủ trong đó các cá nhân được bầu đại diện cho cơ quan công dân  và thực thi quyền lực theo quy định của pháp luật theo hiến pháp, bao gồm phân lập quyền lực với một nguyên thủ quốc gia, được gọi là một Nước Cộng hòa lập hiến  hoặc Dân chủ đại diện.

Các đặc điểm của các thể chế cộng hòa[sửa | sửa mã nguồn][sửa | sửa mã nguồn]

Người đứng đầu nhà nước[sửa | sửa mã nguồn][sửa | sửa mã nguồn]

Trong hầu hết nền cộng hòa hiện đại ở các nước tư bản chủ nghĩa, người đứng đầu nhà nước được gọi là tổng thống còn các nước theo đuổi ý tưởng xây dựng xã hội chủ nghĩachủ tịch. Những danh xưng khác được sử dụng là consul, doge, archon và nhiều danh xưng khác. Trong các nền cộng hòa và cũng là dân chủ người đứng đầu nhà nước được xác định theo kết quả của một cuộc bầu cử. Cuộc bầu cử này có thể là gián tiếp, chẳng hạn như nếu một hội đồng theo một dạng nào đó được bầu lên bởi người dân, và hội đồng này sau đó sẽ bầu ra người đứng đầu nhà nước hoặc là trực tiếp. Trong các nền cộng hòa này nhiệm kì thông thường của tổng thống kéo dài trong khoảng bốn đến sáu năm. Trong một số nước, hiến pháp giới hạn số nhiệm kì một người có thể được bầu lên vị trí tổng thống.

Nếu như người đứng đầu nhà nước của một cộng hòa đồng thời là người đứng đầu chính phủ, thể chế này được gọi là tổng thống chế (ví dụ: Hoa Kỳ). Trong bán tổng thống chế, người đứng đầu nhà nước không phải là cùng một người với người đứng đầu chính phủ, người sau thường được gọi là thủ tướng. Tuỳ theo nghĩa vụ cụ thể của tổng thống (ví dụ, vai trò cố vấn trong việc thành lập chính phủ sau một cuộc bầu cử), và các quy ước khác nhau, vai trò của tổng thống có thể dao động từ chỉ mang tính lễ nghi và phi chính trị cho đến ảnh hưởng lớn và đầy tính chính trị. Thủ tướng có trách nhiệm trong việc điều hành các chính sách và nhà nước trung ương. Có những quy định cho việc chỉ định tổng thống và người đứng đầu chính phủ, một số nền cộng hòa cho phép sự chỉ định một tổng thống và một thủ tướng thuộc 2 đảng đối lập: ở Pháp, khi những thành viên của Chính phủ đương nhiệm và tổng thống thuộc các đảng phái đối lập nhau, tình huống này gọi là sống chung chính trị. Tuy nhiên trong một số nước như ĐứcẤn Độ, tổng thống bắt buộc phải là không theo đảng phái nào.

Trong một số nước, như Thụy SĩSan Marino, đứng đầu nhà nước không phải là một người mà là một ủy ban (hội đồng) của một vài người đang nắm văn phòng đó.