Bước tới nội dung

Thành viên:Knoweverythingwiki/nháp/Nháp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đây là trang nháp của thành viên Knoweverythingwiki. Các bản dịch ở đây chưa hoàn hảo do tôi dịch với tốc độ nhanh, sau này mới có các "bản sửa lỗi". Bạn mà sao chép bản dịch của tôi ở đây ra trang bài viết mà không sửa lại thì chẳng khác nào bạn đang dịch máy chất lượng kém (cộng với cả có thể trong bài tôi có đánh dấu một đoạn nào đó là có vấn đề gì đó, nên bạn càng không nên "Ctrl + C" mà không sửa lại). Về phía tôi, tôi cam kết khi đem bài ra trang bài viết thì tôi sẽ sửa lại toàn bộ lỗi dịch máy mà tôi tìm thấy có trong bài viết.
Image of Saturn that emphasizes the rings
Vẻ ngoài nổi bật của các vành đai của Sao Thổ đã giúp hành tinh này trở thành bối cảnh phổ biến trong các tác phẩm giả tưởng.[1]

Sao Thổ đã xuất hiện trong các tác phẩm giả tưởng kể từ tiểu thuyết Micromégas của Voltaire năm 1752. Trong những tác phẩm đời đầu, Sao Thổ được mô tả là có bề mặt rắn chứ không phải bề mặt khí như trong thực tế. Trong các tác phẩm này, Sao Thổ là nơi sinh sống của những người ngoài hành tinh thường là tiến bộ hơn con người. Còn trong khoa học viễn tưởng hiện đại, Sao Thổ được mô tả là có bề mặt khí và các nền văn minh sẽ xây dựng các khu định cư nổi trên bầu khí quyển của Sao Thổ. Sao Thổ thỉnh thoảng được con người ghé thăm và các vành đai của hành tinh này đôi khi được khai thác để lấy tài nguyên.

Các vệ tinh tự nhiên của Sao Thổ cũng được mô tả trong rất nhiều câu chuyện, đặc biệt là Titan với môi trường giống Trái Đất, trong đó con người có thể định cư và sinh sống ở các thiên thể này, cũng như có thể tồn tại các dạng sống ngoài hành tinh ở đó. Sự sống trên Titan thường được tưởng tượng hoặc mô tả là các sinh vật giống sên.

Sao Thổ[sửa | sửa mã nguồn]

Những mô tả đầu tiên – bề mặt rắn[sửa | sửa mã nguồn]

Trong tất cả những câu chuyện này, chẳng ai có thể nhận ra hình ảnh nhất quán nào về hành tinh này, ngoại trừ việc các câu chuyện này thường mô tả cư dân sinh sống trên Sao Thổ tiến bộ hơn con người.

Gary Westfahl, Science Fiction Literature through History: An Encyclopedia, mục "Saturn".[2]

An illustration from A Journey in Other Worlds
Các nhân vật trong tiểu thuyết A Journey in Other Worlds đang đứng trên bề mặt Sao Thổ, trong đó các vành đai của Sao Thổ xuất hiện nổi bật trên bầu trời.

Trong một thời gian dài, các tác phẩm thời kỳ đầu đều mô tả sai lầm rằng Sao Thổ là một hành tinh rắn có khả năng tồn tại các dạng sống ngoài hành tinh ở đó.[2] Mô tả sớm nhất về Sao Thổ trong các tác phẩm giả tưởng là trong tiểu thuyết Micromégas của Voltaire năm 1752, trong đó một thực thể ngoài hành tinh từ sao Thiên Lang đã đến thăm Sao Thổ và gặp một trong những cư dân trên hành tinh này trước khi cả hai du hành đến Trái Đất.[3][4][5] Kể từ đó, các dạng sống trên Sao Thổ được mô tả trong một số tác phẩm tiếp theo, chẳng hạn như trong cuốn tiểu thuyết Consolations in Travel năm 1830 của Humphry Davy và cuốn tiểu thuyết ẩn danh xuất bản năm 1873 A Narrative of the Travels and Adventures of Paul Aermont.[2][4][6] Trong một số tác phẩm, các cư dân trên Sao Thổ được mô tả là hiếu chiến nhưng cũng có một số khác mô tả họ là sinh vật tốt bụng, như trong truyện ngắn "The Fall of Mercury" năm 1935 của Leslie F. Stone khi họ hỗ trợ con người chống lại Mercury, và truyện ngắn năm 1933 "The Men without Shadows" của Stanton A. Coblentz nơi những sinh vật tới từ Sao Thổ đi xâm chiếm Trái Đất nhằm biến Trái Đất thành một utopia.[2][7] Trong một số tác phẩm khác, các sinh vật trên Sao Thổ được mô tả là độc ác, chẳng hạn như trong truyện ngắn "Menace from Saturn" năm 1935 của Clifton B. Kruse và phần tiếp theo của truyện ngắn "The Drums" năm 1936.[2] Trong cuốn tiểu thuyết The Auroraphone năm 1890 của Cyrus Cole, cư dân Sao Thổ phải đối mặt với một cuộc nổi dậy của robot, và trong tiểu thuyết The Kite Trust năm 1900 của Lebbeus H. Rogers, người Sao Thổ đã xây nên các kim tự tháp Ai Cập.[2][5][8]

Người Sao Thổ thường được mô tả là tiến bộ hơn người Trái Đất,[2] như trong tiểu thuyết A Romance of Two Worlds năm 1886 của Marie Corelli và tiểu thuyết A Journey in Other Worlds năm 1894 của John Jacob Astor IV; trong cả hai câu chuyện, họ đều xác nhận sự thật về các niềm tin thần học và giải các điều chưa biết về thần học.[4][5][9] Tuy vậy, vẫn có một số tác phẩm ngoại lệ mà không mô tả sinh vật Sao Thổ tiến bộ hơn người Trái Đất, như trong tiểu thuyết Aleriel, or A Voyage to Other Worlds năm 1886 của W. S. Lach-Szyrma trong đó sinh quyển của Sao Thổ bị các loài nấm và động vật không xương sống thống trị, hay như trong tiểu thuyết A Honeymoon in Space năm 1901 của George Griffith trong đó rong biển, bò sát và các sinh vật hình người nguyên thủy là sinh vật sinh sống chủ yếu trên Sao Thổ.[5][10] Sao Thổ đôi khi cũng được mô tả là không tồn tại sự sống, như trong truyện ngắn "Mad Robot" của Raymond Z. Gallun năm 1936.[2] Trong truyện ngắn "Earth Rehabilitators, Consolidated" năm 1935 của Henry J. Kostkos, người Trái Đất phải di cư tới Sao Thổ.[5] Truyện ngắn "Man of the Stars" năm 1941 của Sam Moskowitz nói về chuyến hành trình đầu tiên của phi hành đoàn tới Sao Thổ của con người.[2]

Những mô tả sau này – bề mặt khí[sửa | sửa mã nguồn]

Kể từ khi biết được rằng Sao Thổ là một hành tinh khí, hầu hết các tác phẩm sau này khi lấy bối cảnh với môi trường bề mặt khí như vậy sẽ lấy trên Sao Mộc thay vì Sao Thổ.[2] Tuy nhiên, Sao Thổ vẫn là bối cảnh phổ biến trong khoa học viễn tưởng hiện đại vì nhiều lý do, bao gồm khí quyển của Sao Thổ có chứa nhiều heli-3 vốn là một nguồn tài nguyên quý hiếm, cũng như từ quyển Sao Thổ không tạo ra bức xạ mạnh như từ quyển Sao Mộc.[1] Trong tiểu thuyết năm 1976 Floating Worlds của Cecelia HollandThe Clouds of Saturn của Michael McCollum năm 1991, con người sống ở các thành phố nổi trên khí quyển của Sao Thổ.[3][4] Trong truyện ngắn năm 1985 "Dreadsong" của Roger Zelazny, con người đã thực hiện một chuyến du hành vào bầu khí quyển Sao Thổ,[5] và trong tiểu thuyết Saturn Rukh năm 1997 của Robert L. Forward, người ngoài hành tinh được mô tả là sống trong khí quyển Sao Thổ.[3] Trong The Night's Dawn Trilogy năm 1996–1999 của Peter F. Hamilton, Sao Thổ là nơi tạo ra các bioship.[1] Cả Sao Thổ và vệ tinh lớn nhất của Sao Thổ, Titan, đều được con người ghé thăm trong trong tiểu thuyết Saturn năm 2003 và tiểu thuyết Titan năm 2006 thuộc loạt tiểu thuyết Grand Tour của Ben Bova.[1][4]

Trong điện ảnh, Sao Thổ được tàu vũ trụ của người ngoài hành tinh ghé thăm trong bộ phim The Bamboo Saucer năm 1968.[4][11] Trong bộ phim Silent Running năm 1972, Sao Thổ đóng vai trò là một khu bảo tồn thiên nhiên chứa các loài thực vật còn sót lại của Trái Đất hậu tận thế.[1][12] Trong bộ phim Bộ tứ siêu đẳng 2: Sứ giả bạc năm 2007, Galactus, một nhân vật phản diện trong truyện tranh của Mỹ do Marvel Comics xuất bản, đã nuốt chửng Sao Thổ nhằm duy trì sự sống và sức mạnh của Galactus.[1][13] Hành tinh này cũng đã được xuất hiện trong một số truyện tranh: nhân vật Jemm trong DC Comics là một nhân vật đến từ Sao Thổ; chủng tộc ngoài hành tinh hư cấu Kronan trong truyện tranh Thor của Marvel có sở hữu một căn cứ ở đó.[2] Sao Thổ đóng vai trò như bối cảnh chính trong trò chơi nhập vai Jovian Chronicles, Transhuman SpaceEclipse Phase, cũng như System ShockDead Space 2.

  1. ^ a b c d e f Caryad; Römer, Thomas; Zingsem, Vera (2014). “Der Herr der Ringe” [The Lord of the Rings]. Wanderer am Himmel: Die Welt der Planeten in Astronomie und Mythologie [Wanderers in the Sky: The World of the Planets in Astronomy and Mythology] (bằng tiếng Đức). Springer-Verlag. tr. 228–230. doi:10.1007/978-3-642-55343-1_11. ISBN 978-3-642-55343-1.
  2. ^ a b c d e f g h i j k Westfahl, Gary (2021). “Saturn”. Science Fiction Literature through History: An Encyclopedia (bằng tiếng Anh). ABC-CLIO. tr. 553–555. ISBN 978-1-4408-6617-3.
  3. ^ a b c McKinney, Richard L. (2005). “Jupiter and the Outer Planets”. Trong Westfahl, Gary (biên tập). The Greenwood Encyclopedia of Science Fiction and Fantasy: Themes, Works, and Wonders (bằng tiếng Anh). Greenwood Publishing Group. tr. 449. ISBN 978-0-313-32951-7. The earliest fiction featuring Saturn is probably Voltaire's Micromégas (1750). Much later, Saturn is central in Poul Anderson's "The Saturn Game" (1981) and Michael A. McCollum's The Clouds of Saturn (1991), where human cities float in Saturn's atmosphere. The planet's atmosphere is also the home of the two-brained, four-kilometer-wide creatures of Robert F. Forward's Saturn Rukh (1997). Saturn's largest satellite, Titan—interesting because of its thick atmosphere—is colonized in Alan E Nourse's 1954 juvenile novel, Trouble on Titan, while Stephen Baxter's Titan (1997) is about a space mission to the satellite.
  4. ^ a b c d e f Langford, David; Stableford, Brian (2021). “Outer Planets”. Trong Clute, John; Langford, David; Sleight, Graham (biên tập). The Encyclopedia of Science Fiction (ấn bản 4). Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2021.
  5. ^ a b c d e f Stableford, Brian (2006). “Saturn”. Science Fact and Science Fiction: An Encyclopedia (bằng tiếng Anh). Taylor & Francis. tr. 458–459. ISBN 978-0-415-97460-8.
  6. ^ Clute, John (2022). “Aermont, Paul”. Trong Clute, John; Langford, David; Sleight, Graham (biên tập). The Encyclopedia of Science Fiction (ấn bản 4). Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2023.
  7. ^ Westfahl, Gary (2021). “Mercury”. Science Fiction Literature through History: An Encyclopedia (bằng tiếng Anh). ABC-CLIO. tr. 442–444. ISBN 978-1-4408-6617-3.
  8. ^ Nicholls, Peter; Clute, John (2022). “Cole, Cyrus”. Trong Clute, John; Langford, David; Sleight, Graham (biên tập). The Encyclopedia of Science Fiction (ấn bản 4). Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2023.
  9. ^ Clute, John (2022). “Astor, John Jacob”. Trong Clute, John; Langford, David; Sleight, Graham (biên tập). The Encyclopedia of Science Fiction (ấn bản 4). Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2023.
  10. ^ Bản mẫu:Multiref2
  11. ^ Stevens, Geoffrey (2017). “Bamboo Saucer, The”. Trong Clute, John; Langford, David; Sleight, Graham (biên tập). The Encyclopedia of Science Fiction (ấn bản 4). Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2021.
  12. ^ Nicholls, Peter; Brosnan, John (2022). “Silent Running”. Trong Clute, John; Langford, David; Sleight, Graham (biên tập). The Encyclopedia of Science Fiction (ấn bản 4). Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2022.
  13. ^ Dietsch, T. J. (17 tháng 8 năm 2023). “Who Is Galactus? The Official Marvel Guide”. www.marvel.com. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 1 năm 2024.