Thành viên:TUIBAJAVE/Trung tâm nghiên cứu xung đột/How Nguyentrongphu fight his wars

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

How Nguyentrongphu fight his wars là một bài viết mổ xẻ cách tranh luận của bảo quản viên Nguyentrongphu. Tiêu đề bài viết lấy cảm hứng từ How Countries Fight Their Wars. Bài viết này chỉ ra những nét đặc trưng trong lập luận của Nguyentrongphu.

Cấu trúc lập luận và phản biện tiêu chuẩn[sửa | sửa mã nguồn]

Trong quá trình hoạt động, các thành viên Wikipedia vào một thời điểm nào đó sẽ chạm trán nhau tại một bài viết, hay một vấn đề nghị sự nào đó. Các cuộc chạm trán là những cuộc đụng độ nảy lửa, thuyết phục và tranh cãi. Thông thường sẽ leo thang từ thuyết phục đến tranh cãi, từ giải thích đến đánh đổ sự chống đối của người khác.

Cấu trúc lập luận thường thấy[sửa | sửa mã nguồn]

Lập luận của thành viên A:

A1, A2, A3 => A4, A5: A5-1, A5-2, A5-3

Mỗi chữ cái biểu thị cho một luận điểm (A), số đứng phía sau biểu thị luận điểm khác nhau (A1), số chia phía sau nữa biểu thị cho một luận ý (A5-1). Trình tự của chúng có thể là quy nạp (A5-1 + A5-2 + A5-3 + ...= A5) tức là từ nhiều luận ý hợp thành và minh chứng cho một luận điểm; diễn dịch (A5: 1) A5-1, 2) A5-2, 3) A5-3,...) tức là từ một luận điểm được bung ra thành nhiều luận ý; hoặc trình bày độc lập các luận điểm và luận ý;... Toàn bộ quá trình của lập luận có thể là quá trình độc lập với từng phần rời rạc, hoặc móc nối với nhau theo chuỗi.

Thuyết phục hay gia tăng lên tranh cãi chỉ là sự khác biệt của cung bậc cảm xúc, nó không biểu thị khác biệt trong lập luận mặc dù mục tiêu căn bản cuối cùng là chiến thắng.

Cấu trúc phản biện thường thấy[sửa | sửa mã nguồn]

Thành viên B phản biện lại các lập luận của thành viên A theo một quá trình từng phần, phản hồi lại từng luận điểm mà A đã nói ra. Không có cách phản biện chung nhất trong một lần, bởi vì một cuộc phản biện không thể dùng một câu duy nhất là có thể phản hồi toàn bộ quá trình lập luận với rất nhiều luận điểm và luận ý của đối phương. Vẫn phải bẽ gãy từng đoạn nói của đối phương, từng cái từng cái một theo một trình tự.

Dùng lập luận B1 để phản biện lập luận A1 của đối phương, lập luận B2 để phản biện lập luận A2,... Đối với lập luận mắc xích A3 => A4 (từ A3 dẫn đến A4) thì lập luận B3 chống A3, chỉ ra sự phi lý của phép suy ra; và cụ thể hơn của mắc xích là các kiểu diễn dịch hoặc quy nạp thì dùng từng luận cứ chống từng luận ý. Chẳng hạn, luận điểm A5 với các luận ý A5-1, A5-2, A5-3 thì cứ theo trình tự bẻ từng chiếc đũa bằng luận cứ B5-1 công phá A5-1, luận cứ B5-2 công phá A5-3.

Cấu trúc lập luận và phản biện của Nguyentrongphu[sửa | sửa mã nguồn]

Trong quá trình diễn biến cộng đồng, với việc quan sát hoạt động thành viên, có thể thấy Nguyentrongphu cũng không xa rời kiểu lập luận và phản biện tiêu chuẩn. Tuy vậy, không phải trong mọi tình huống tranh cãi nguyên tắc tiêu chuẩn được giữ vững. Cách lập luận và phản biện của Nguyentrongphu cũng có đôi chút khác biệt, do đó tạo nên nét riêng.

Trước hết, cách thức lập luận và phản biện tiêu chuẩn được duy trì trong tình huống Nguyentrongphu đang thắng thế, hay đang tranh cãi vấn đề mà anh ta hiểu rõ. Trong tình thế bất lợi, cụ thể như đang sa vào một vấn đề không thuộc sở trường, Nguyentrongphu vẫn cố cãi với kiểu "chiến thắng bằng mọi giá".

Khoảng trống[sửa | sửa mã nguồn]

Khi đối phương tung ra lập luận A1, A2, A3, A4, A5...Nguyentrongphu chống lại mạnh mẽ bằng phản biện B1, B2, B3, B5,...và nếu trong đó A4 không cãi được anh ta sẽ bỏ qua. Rồi mở rộng cuộc tranh cãi với các nội dung khác để làm choáng ngợp và khiến đối phương quên mất lỗ hỏng A4 mà anh ta không có B4 để cãi lại. Tư thế chiến đấu đang thất thế cuối cùng được lấp đầy bởi những điều khác. Đây là chiến thuật lạc đề.

Chuyển hướng[sửa | sửa mã nguồn]

Khi đối thủ tung ra quan điểm của họ, trình bày trình tự như một quá trình chi tiết từng ý một. Cả Nguyentrongphu và đối phương anh ta sẽ theo sát nhau từng câu từng chữ một, lời sau chống lời trước, dùng từ chống từ, dùng câu chống câu. Trong quá trình đập qua nện lại luôn có một mắc xích yếu có thể là điểm té ngã tranh luận của một trong hai người, Nguyentrongphu sẽ tìm cách làm chuyển hướng điểm mấu chốt bất lợi đó, tránh né nó và đập đối phương mạnh ở một luận ý khác, thu hút tâm trí đối phương chuyển sang cãi vả mạnh hơn tại luận ý đó. Đây là chiến thuật đánh vòng.

Tường chắn[sửa | sửa mã nguồn]

Khi tranh luận bất lợi, Nguyentrongphu không còn cách nào, rơi vào tình thế tháo chạy, nhưng kiểu vừa chạy vừa quay súng lại bắn. Triệt thoái khỏi chuỗi tranh luận, chỉ chống cự hời hợt một số câu nói rời rạc của đối phương, Nguyentrongphu chuyển sang tập trung vào việc xây một tường chắn cho mình bằng các ngôn từ: "Mọi thứ tôi làm chỉ vì Wikipedia, và Wikipedia mới là người chiến thắng cuối cùng", "bạn có cái tôi quá cao", "đừng có mà chụp mũ",...vân vân và vân vân, nói chung bla bla những điều này không hề liên quan đến lập luận. Tất cả để đảm bảo cho cuộc tháo chạy, những mớ bòng bong này quăng ra để che chắn cho phần lưng khỏi bị tổn thương của kẻ trong tư thế thoái lui. Đây là chiến thuật vừa bắn vừa chạy.

Kéo giãn[sửa | sửa mã nguồn]

Quá trình tranh luận kéo dài với việc sử dụng càng nhiều nội dung càng tạo ra tình trạng tranh luận có lợi cho Nguyentrongphu. Vì người có tính nói nhiều thì rất thích có nhiều thứ để nói. Và khi có nhiều thứ để nói sẽ có nhiều thứ để trả lời, cái này chồng cái nọ cái nọ lấn cái kia sẽ làm yếu đi khả năng tập trung của đối thủ trong việc tung ra lập luận có tính knock out. Đối thủ nếu không dai sức, sẽ không thể chiến thắng Nguyentrongphu, và vì dai sức thì Nguyentrongphu cũng dai sức và thế là sẽ tạo nên một cuộc chiến tranh bất tận. Nếu Nguyentrongphu không thể thắng thì không ai có thể làm được điều đó. Hầu hết các thành viên tranh luận luôn rơi vào cái bẫy cảm xúc của Nguyentrongphu, họ càng bực mình bao nhiêu họ càng mắc mưu, họ càng theo dấu ngôn từ như mớ bòng bong của Nguyentrongphu họ càng xa rời khả năng chiến thắng. Điều dễ thấy trong cấu trúc tranh luận của các thành viên này là: dùng C1 đáp trả lập luận B1 của Nguyentrongphu, dùng C2 đáp trả lập luận B2, dùng C3 đáp trả lập luận B3,...nhưng lại vướng vào mớ bùn nhùn XYZ (các từ hay câu cảm thán chả liên quan gì lập luận) họ tung ra XYZ-phản biện, và thế là mắc mưu. Nguyentrongphu đã dẫn dắt đối phương đến một móc nối để kéo dài cuộc tranh luận, không chỉ kéo dài mà nội dung gần như xa rời điểm nội dung tranh cãi ban đầu. Có thể ví von bằng hình ảnh, Nguyentrongphu là một đầu máy xe lửa đang kéo các toa tàu, và khi một móc nối bằng cách nào đó được chìa ra Nguyentrongphu sẽ chớp lấy, cần móc hai toa tàu móc vào ngay lập tức, và thế là một toa tàu khác sẽ được kéo đi. Đó là cách mà các cuộc tranh luận kéo dài và mở rộng không ngừng. Cho đến khi nào đối phương kiệt sức và từ bỏ cuộc tranh luận với Nguyentrongphu, đó là lúc anh ta chiến thắng. Bằng cách kéo dài và mở rộng phạm vi vấn đề tranh luận, thông qua chợp lấy các móc nối, đối thủ sẽ ngã quỵ trong cuộc tranh luận bất tận. Đây là chiến lược kiệt sức.

Bế tắc[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyentrongphu không bao giờ chịu thua hay để bản thân phải thua. Khi không thể đánh bại đối phương, hay bị dồn đến đường cùng, một khái niệm được anh ta đưa ra, Agree to disagree, đã được sử dụng nhiều lần.[1][2][3][4] Hồn ai nấy giữ. Do đó hoặc là anh ta chiến thắng, hoặc đối thủ được gọi là "cái tôi bạn quá cao". Đại loại là tiêu chuẩn kép.[5][6]

Đo ván[sửa | sửa mã nguồn]

Trong cuộc xung đột với Đại Việt quốc vào đầu năm 2024, Nguyentrongphu đã không chiến đấu tay đôi với thành viên này mà bắt đầu hoạt động với các nhà chức trách các dự án khác.[7] Hoạt động kiểu này không phải là tranh luận nữa, mà là làm việc với những người cần thiết cần gặp, để tiêu diệt địch thủ. Nghĩa là hành động được nhấn mạnh hơn lời nói thông thường. Nguyentrongphu không muốn mất thời gian và sức lực cho bất kỳ trận kịch chiến nửa vời nào. Đánh thẳng vào bất kỳ điểm yếu nào của đối phương, cụ thể là thân phận khóa toàn cầu của ChanComThemPho, thực hiện "nhổ cỏ tận gốc". Đây là chiến lược tấn công trọng điểm.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Thảo luận Thành viên:Alphama (2020), Save11, Bồ câu, ngày truy cập 29 tháng 2 năm 2024
  2. ^ Thành viên:Nguyentrongphu (2021), Lưu trữ 11, Thảo luận tăng hai, ngày truy cập 29 tháng 2 năm 2024
  3. ^ Wikipedia:Thảo luận (2022), Lưu 73, Về việc giới hạn công cụ Biên dịch nội dung, ngày truy cập 29 tháng 2 năm 2024
  4. ^ Thảo luận Thành viên:GDAE (2022), Lưu 3, Thời báo, ngày truy cập 29 tháng 2 năm 2024
  5. ^ Thảo luận Thành viên:Nguyenmy2302 (2022), Lưu 10, Wikipedia:Biểu quyết/Quy định "làm lại từ đầu", ngày truy cập 29 tháng 2 năm 2024
  6. ^ Tham khảo: Thảo luận:Trò lừa bịp Chiết Mao, Nguồn mới, ngày truy cập 29 tháng 2 năm 2024
  7. ^ Steward requests/Global (2024), Steward requests/Global/2024-w2: Global lock for Đại Việt quốc
Đây là một Bài viết Lớp-Sơ khởi.