Thành viên:Tham249gtkd

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

I.Đối với dịch bệnh đang diễn ra do một chủng virut corona có tên là SARS-Cov-2

Coronavirus (còn được gọi là virus corona hay siêu vi corona) là một nhóm gồm các loại virus thuộc phân họ Coronavirinae trong Họ Coronaviridae, theo Bộ Nidovirales. Coronavirus gây bệnh ở các loài động vật có vú, bao gồm cả con người và chim. Ở người, virus gây nhiễm trùng đường hô hấp thường là nhẹ nhưng trong trường hợp ít gặp có thể gây tử vong.

Coronavirus là virus bao bọc với hệ gen ARN sợi đơn chiều dương và với một nucleocapsid đối xứng xoắn ốc. Kích thước bộ gen của coronavirus khoảng từ 26 đến 32 kilo base pair, lớn nhất đối với virus RNA.

Tên "coronavirus" có nguồn gốc từ tiếng Latin corona, có nghĩa là vương miện hoặc hào quang, và đề cập đến sự xuất hiện đặc trưng của virion dưới kính hiển vi điện tử (E. M.) với một rìa lớn, tạo thành một hình ảnh như vương miện hoàng gia hoặc vành nhật hoa. Hình thái học này được tạo ra bởi các peplomers tăng đột biến của virus, là các protein cư trú trên bề mặt của virus và xác định ái vật chủ.

Protein đóng góp vào cấu trúc tổng thể của tất cả các coronavirus là spike (S), envelope (E), membrane (M) và nucleocapsid (N). Trong trường hợp cụ thể của coronavirus SARS, một miền liên kết cụ thể xác định trên S làm trung gian sự gắn kết của virus với thụ thể tế bào của nó, enzyme chuyển đổi angiotensin 2 (ACE2). Siêu vi khuẩn coronavirus (đặc biệt là các thành viên của nhóm con Betacoronavirus A) cũng có một loại protein giống như gai ngắn hơn gọi là hemagglutinin esterase (ANH).

Coronavirus thường gây ra các triệu chứng cảm lạnh thông thường, nhiễm trùng mũi, xoang hoặc cổ họng và lây lan qua hắt hơi, ho. Tuy nhiên, nó có thể dẫn đến các bệnh hô hấp nghiêm trọng hơn ví dụ như hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) và gây tử vong.

*Lịch Sử

Virus corona được phát hiện vào những năm 1960; Những người đầu tiên đuoc phát hiện là nhiễm virus viêm phế quản truyền nhiễm ở gà và hai loại virus từ khoang mũi của bệnh nhân bị cảm lạnh thông thường được đặt tên là coronavirus 229E ở người và coronavirus OC43 ở người. Các thành viên khác của họ virus này đã được xác định, bao gồm SARS-CoV năm 2003, HCoV NL63 năm 2004, HKU1 năm 2005, MERS-CoV năm 2012 và SARS-CoV-2 năm 2019; hầu hết trong số này đã có mặt trong các dịch bệnh nhiễm trùng đường hô hấp nghiêm trọng

Vào ngày 31 tháng 12 năm 2019, một chủng coronavirus mới được ký hiệu là 2019-nCoV, đã được phát hiện tại thành phố Vũ Hán của Trung Quốc và đã gây ra một vụ dịch nghiêm trọng tại đó, sau đó lan sang các nơi khác trên giới. Đến ngày 31 tháng 1 năm 2020, có 213 trường hợp tử vong đã được báo cáo và 2,877 trường hợp được xác nhận. Chủng virus tại Vũ Hán đã được xác định là một chủng mới của dạng β CoV từ nhóm 2B với độ tương tự di truyền ~ 80% so với SARS-CoV, chủng vừa mới được WHO đặt tên là SARS-CoV-2 (Tên gọi này được đặt chính thức từ ngày 11/2/2020 bởi Ủy ban Quốc tế về Phân loại Virus (ICTV), trước đó nó được gọi là 2019-nCoV). Virus này ban đầu được cho rằng là có nguồn gốc từ các động vật hoang dã như rắndơi, được lây lan do việc buôn bán tại chợ bán buôn hải sản Hoa Nam Vũ Hán.

*Các biến thể của virut Corona.

Hội chứng hô hấp cấp tính nặng-SARS.

Năm 2003, sau khi bùng phát hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) đã bắt đầu từ năm trước ở châu Á và các trường hợp thứ phát ở nơi khác trên thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra một thông cáo báo chí nói rằng một loại coronavirus mới được xác định bởi một số lượng phòng thí nghiệm là tác nhân gây bệnh SARS. Virus được đặt tên chính thức là SARS coronavirus (SARS-CoV).

Hơn 8.000 người bị nhiễm bệnh này, khoảng 10% trong số họ đã chết.

Hội chứng hô hấp Trung Đông-MERS

Vào tháng 9 năm 2012, một loại coronavirus mới đã được xác định, ban đầu được gọi là Novel Coronavirus 2012, và bây giờ được đặt tên chính thức là coronavirus hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS-CoV).

Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra một cảnh báo toàn cầu ngay sau đó. Bản cập nhật của WHO vào ngày 28 tháng 9 năm 2012 tuyên bố rằng virus dường như không dễ dàng truyền từ người sang người. Tuy nhiên, vào ngày 12 tháng 5 năm 2013, một trường hợp lây truyền từ người sang người ở Pháp đã được Bộ Xã hội và Y tế Pháp xác nhận. Ngoài ra, các trường hợp lây truyền từ người sang người đã được Bộ Y tế tại Tunisia báo cáo. Hai trường hợp được xác nhận liên quan đến những người dường như đã mắc bệnh từ người cha quá cố của họ, người bị bệnh sau chuyến thăm Qatar và Ả Rập Saudi. Mặc dù vậy, có vẻ như virus gặp khó khăn khi lây lan từ người sang người, vì hầu hết các cá nhân bị nhiễm bệnh không lan truyền virus này.

Đến ngày 30 tháng 10 năm 2013, đã có 124 trường hợp và 52 người chết ở Ả Rập Saudi. Sau khi Trung tâm y tế Erasmus của Hà Lan giải trình tự virus, virus này đã được đặt tên mới là Trung tâm y tế Human coravavirus Erasmus (HCoV-EMC). Tên cuối cùng của virus là coronavirus hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS-CoV).

Vào tháng 5 năm 2014, hai trường hợp nhiễm MERS-CoV duy nhất của Hoa Kỳ đã được ghi nhận, cả hai xảy ra ở những nhân viên chăm sóc sức khỏe làm việc ở Ả Rập Saudi và sau đó đi du lịch đến Hoa Kỳ đã được điều trị ở Indiana và một ở Florida. Cả hai cá nhân này đã được nhập viện tạm thời và sau đó xuất viện.

Vào tháng 5 năm 2015, một vụ dịch MERS-CoV đã xảy ra ở Hàn Quốc, khi một người đàn ông đi du lịch đến Trung Đông, đã đến 4 bệnh viện khác nhau trong khu vực Seoul để điều trị bệnh. Điều này gây ra một trong những vụ dịch MERS-CoV lớn nhất bên ngoài Trung Đông.

Tính đến tháng 12 năm 2019, 2.468 trường hợp nhiễm MERS-CoV đã được xác nhận bằng các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, 851 trong số đó là tử vong, tỷ lệ tử vong khoảng 34,5%.

Dịch viêm phổi Vũ Hán-Covid năm 2019-2020.

Dịch viêm phổi bắt đầu vào giữa tháng 12 năm 2019 tại thành phố Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc, khi một nhóm người bị bệnh viêm phổi nhưng không rõ nguyên nhân, liên quan chủ yếu đến những người buôn bán làm việc tại Chợ hải sản Hoa Nam, chợ chuyên bán động vật hoang dã sống. Các nhà khoa học Trung Quốc sau đó đã tìm thấy một chủng loại coronavirus chưa từng biết đến trước đó, được WHO ký hiệu tạm thời là 2019-nCoV và sau đó có tên chính thức là SARS-CoV-2 được đặt bởi Ủy ban quốc tế về phân loại virus (ICTV). Loại coronavirus mới phát hiện này có bộ gen giống ít nhất 70% với virus gây ra dịch SARS năm 2003 (SARS-CoV).

*Nguyên Nhân.

Nguyên nhân gây bệnh là virus corona hay corona virus SARS. Đây là loại virus có đường kính từ 60 - 130nm, bề mặt của virus có các gai glycoprotein giống hình vương miện. Virus corona có thể sống ở bên ngoài cơ thể trong nhiều giờ, tồn tại trong phân và nước tiểu ở nhiệt độ phòng trong tối thiểu 1 - 2 ngày, thậm chí tới 4 ngày. Ở nhiệt độ 0°C, virus này có thể tồn tại tới 3 tuần. Đặc tính này khiến virus corona có khả năng lây lan mạnh từ người này sang người khác và dễ phát triển thành dịch. Tuy nhiên, chúng bị bất hoạt bởi các hoạt chất ức chế của clo trong 5 phút, mất hoạt tính gây nhiễm nếu tiếp xúc với các chất diệt khuẩn thông thường và có thể bị chết ở nhiệt độ 56°C

Nguồn lây bệnh trong tự nhiên là loại dơi tai to ở Trung Quốc. Con đường lây bệnh là đường hô hấp (từ các giọt chất tiết qua hắt hơi, nói, thở), đường tiếp xúc trực tiếp (điện thoại, tay nắm cửa), các dụng cụ khí dung, nội soi phế quản và từ chất thải, rác thải của bệnh nhân nhiễm SARS.

*Lây nhiễm

Theo ước tính, mỗi người mắc bệnh 2019 -nCoV có thể lây cho ít nhất 3 hoặc 4 người khác, hình thức và cơ chế lây nhiễm của virus corona cũng gần giống với H1N1 hay cúm hơn là SARS.

Virus này có thể lây nhiễm từ người sang người ngay khi các triệu chứng vẫn còn nhẹ, thậm chí những người không có bất kỳ triệu chứng nào có thể truyền virus sang cho người khác trước khi phát bệnh, bởi vậy, số ca nhiễm 2019 -nCoV cứ liên tục tăng.

Số lượng lớn những người không có triệu chứng nhiễm bệnh COVID-19 hoặc có một số triệu chứng thứ yếu, ví dụ như cảm lạnh thông thường, có thể nhiều hơn. Họ chính là những người phát tán virus.

Theo đó, virus corona có thể lây truyền từ dơi sang người và từ người sang người qua các con đường chính sau:

·               Lây qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Ví dụ như: giọt nước bọt từ việc ho, hắt hơi, sổ mũi.

·               Lây trực tiếp khi tiếp xúc với người bệnh như bắt tay.

·               Lây truyền gián tiếp: Lây nhiễm khi chúng ta vô tình chạm vào các bề mặt có chứa virus , sau đó đưa lên mắt, mũi, miệng và nhiễm bệnh.

·               Lây nhiễm qua đường phân: Trường hợp này hiếm khi xảy ra. Thường những người chăm sóc bệnh nhân có tỷ lệ bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh nhiễm virus.

*Triệu chứng

Thời gian ủ bệnh SARS từ 2 - 7 ngày, có thể kéo dài tới 14 ngày. Bệnh diễn tiến qua 2 giai đoạn (2 pha):

·              Pha đầu: Người bệnh thường sốt trên 38°C, rét run, mặt đỏ, mạch nhanh, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ toàn thân, có thể đau quanh hốc mắt và nổi hạch ngoại vi,... Một số bệnh nhân bị tiêu chảyviêm đường hô hấp trên;

·              Pha sau (pha hô hấp): Triệu chứng suy hô hấp xuất hiện từ ngày thứ 3 tới ngày thứ 5 phát bệnh, chủ yếu là ho khan (đôi khi ho có đờm), khó thở. Suy hô hấp tiến triển nặng trong thời gian rất ngắn

  • Thắc mắc về triệu chứng

Bệnh Covid-19 và bệnh cảm thông thường khác nhau như thế nào?

Bệnh COVID-19 biểu hiện chủ yếu là phát sốt; đau đầu và toàn thân đau nhức, mất sức, ho khan, ít đàm; một số người bệnh có triệu chứng thở gấp, khó thở, số ít diễn biến thành hội chứng ngạt thở; thời kỳ đầu tế bào bạch cầu bình thường hoặc giảm nhẹ, X-quang phổi cho thấy diễn biến viêm phổi. Bệnh cảm thông thường triệu chứng bao gồm phát sốt, ho, đau đầu, bệnh sau vài ngày có thể diễn biến tốt, cũng thường không có dấu hiệu viêm phổi.

Phát sốt; ho phải làm sao?

Phương pháp đầu tiên để phân biệt bệnh cảm và bệnh viêm đường hô hấp cấp trước tiên là có hay không việc từng tiếp xúc với người mắc bệnh, hoặc đã từng đi tới vùng dịch; nếu đã có tiền sử như vậy lại xuất hiện triệu chứng sốt cao, ho... phải đi điều trị sớm; có cách ly hay không do bác sĩ quyết định. Nếu không có tình trạng này thì không nên căng thẳng một cách vô cớ, không nên cho rằng một khi bị cảm, trong người khó chịu thì khẳng định là mắc bệnh COVID-19.

*Biến chứng

Bệnh có thể gây biến chứng viêm phế quản, viêm phổi, viêm ruột hoại tử, viêm não, suy hô hấp cấp và suy thận cấp,... Người bệnh SARS dễ tử vong nếu là người cao tuổi, có bệnh lý mạn tính (viêm gan B mạn tính, đái tháo đường), triệu chứng bệnh không điển hình, tăng nồng độ LDH máu và bị suy thận cấp. Tiên lượng bệnh tốt hơn ở người trẻ tuổi.

II.TÁC ĐỘNG CỦA HẬU QUẢ DỊCH BỆNH COVID-19 ĐỐI VỚI THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1,Đối với thế giới:

1.1.  Tác động đến kinh tế

Tác động rất lớn đến kinh tế toàn cầu, từ tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng, quan hệ cung - cầu, đến việc giảm nhu cầu, thay đổi thói quen chi tiêu, đi lại của người tiêu dùng, dẫn đến sản xuất đình trệ, thất nghiệp gia tăng, kéo theo nguy cơ vỡ nợ, phá sản của doanh nghiệp và tâm lý lo ngại rủi ro, thậm chí hoảng sợ của các nhà đầu tư tài chính.

1.2. Tác động đến xã hội

Dịch Covid-19 đã, đang và sẽ tiếp tục gây ra hàng loạt vụ phá sản ở mỗi quốc gia, cũng như trên toàn cầu, kéo theo đó là việc giảm tổng cầu xã hội và gia tăng nạn thất nghiệp, gây áp lực mạnh đến công tác bảo đảm an sinh, thu nhập, việc làm theo cả quy mô quốc gia và quốc tế. Trong bối cảnh đó, nhiều nước đã tung ra các gói cứu trợ trị giá hàng tỷ USD để giúp doanh nghiệp và người lao động vượt qua khó khăn trước mắt... .

       1.3. Tác động đối với nhiều lĩnh vực cụ thể khác, đặc biệt là du lịch

Quyết định đình chỉ các hoạt động du lịch ở trong nước và nước ngoài của Chính phủ Trung Quốc, kể từ ngày 28/01/2020, có tác động lớn đến các nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào du lịch, nhất là các nước láng giềng châu Á, như Thái Lan (năm 2018, đón 10,5 triệu khách du lịch Trung Quốc); Nhật Bản (8,4 triệu); Hàn Quốc (5 triệu); Việt Nam (5 triệu); Xinh-ga-po (3,4 triệu); Ma-lai-xi-a (2,9 triệu)... không kể Hồng Công (49 triệu).

1.4. Tác động đến quan hệ chính trị, ngoại giao giữa các nước

Nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài, quan hệ chính trị, ngoại giao giữa các nước và đối tác trên thế giới sẽ chịu ảnh hưởng lớn.Việc phân biệt đối xử với những người đến từ vùng dịch bệnh và công dân của các nước bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, sẽ có tác động xấu đến quan hệ chính trị, ngoại giao giữa các nước. Những diễn biến liên quan đến dịch bệnh có thể làm cho "chuyện nhỏ trở thành chuyện lớn" giữa các quốc gia, dân tộc; giữa các khu vực và châu lục với nhau. .

2. Tác động đến Việt Nam

2.1. Tác động đến kinh tế - xã hội

Theo các chuyên gia kinh tế nhận định, dịch bệnh Covid-19 có tác động rất mạnh, thậm chí là nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội Việt Nam bởi tác động của nó là nhiều chiều lên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế - xã hội; với 3 tác động chính vào tăng trưởng, đầu tư và thương mại; gián đoạn các chuỗi giá trị sản xuất quan trọng; suy giảm tiêu dùng tác động lớn đến dịch vụ và du lịch. Cụ thể, sự tác động đối với từng lĩnh vực như sau:

2.1.1. Đối với ngành chế tạo

    Các ngành và doanh nghiệp chế tạo của Việt Nam (chiếm 16% GDP) đang chịu áp lực nặng nề từ việc gián đoạn chuỗi cung ứng tại khu vực kể từ khi dịch Covid-19 bùng nổ tại Trung Quốc, bởi quốc gia láng giềng hay “công xưởng của thế giới này là nguồn cung cấp nguyên liệu quan trọng và là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, chỉ sau thị trường Mỹ. Việc thiếu nguyên liệu đầu vào do kinh tế Trung Quốc thu hẹp và việc Trung Quốc tạm thời đóng cửa biên giới thời gian vừa qua, cộng với việc Trung Quốc “khóa chặt” nhiều tỉnh/thành phố để hạn chế dịch lây lan, sẽ ảnh hưởng lớn đến các ngành công nghiệp chế tạo của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2020. Dịch bệnh cũng làm ảnh hưởng đến một số dự án, doanh nghiệp do Trung Quốc làm chủ thầu hoặc chủ đầu tư sử dụng số lượng lớn chuyên gia và lao động Trung Quốc do bị hạn chế trở lại Việt Nam phòng lây lan dịch bệnh.

2.1.2. Giao thương quốc tế

Sự sa sút về kinh tế cũng như đóng cửa biên giới tạm thời của Trung Quốc cũng tác động làm gián đoạn quan hệ giao thương của nước này với thế giới, trong đó có Việt Nam. Tình trạng xuất nhập khẩu (XNK) bị đình trệ khiến thuế XNK, một nguồn thu ngân sách quan trọng, cũng bị tác động rõ rệt

2.1.3. Ngành du lịch

Có thể nói, ngành du lịch là ngành chịu tác động nghiêm trọng nhất do lượng du khách từ nước ngoài, cũng như du lịch nội địa sẽ bị hạn chế do lo ngại sự lây lan của dịch Covid-19. Theo Tổng cục Du lịch, ngành du lịch Việt Nam ước tính sẽ thiệt hại trong khoảng từ 6 - 7 tỉ USD trong 2 quý đầu năm bởi riêng du khách Trung Quốc, sẽ giảm 90 - 100%. Ngoài Trung Quốc, theo ước tính của các cơ quan chức năng, số lượng khách từ các quốc gia khác nhập cảnh vào Việt Nam cũng sẽ giảm mạnh, khoảng 50% - 60% trong giai đoạn có dịch

2.1.4. Giao thông vận tải

Sau du lịch, giao thông vận tải, nhất là hàng không, là ngành phải gánh chịu thiệt hại nặng nề nhất do dịch Covid-19 từ Trung Quốc. Việc dừng bay tới Trung Quốc khiến các hãng hàng không Việt Nam bị giảm 5,1 triệu khách, chiếm 62% thị phần của thị trường 8,1 triệu khách này (năm 2019). Với các thị trường khác, từ cuối tháng 3, các hãng Việt Nam đã cắt giảm gần 100% chuyến bay quốc tế.

Từ những diễn biến phức tạp trên, Cục Hàng không nhận định, các hãng hàng không Việt Nam có thể thất thu khoảng 30.000 tỉ đồng trong năm 2020. .

2.1.5. Nông nghiệp và thị trường hàng nông sản

Thương mại hàng nông sản của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề do Trung Quốc là thị trường lớn, chiếm 24% tổng giá trị nông sản xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới. Dịch bệnh đã khiến kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Trung Quốc trong tháng 1/2020 bị giảm tới 14%.

2.1.6. Lao động, việc làm

        ở Việt Nam, công tác phòng, chống dịch đã bước sang giai đoạn mới với nhiều thách thức lớn. Một loạt lao động trong khu vực kinh tế tư nhân đang chịu cảnh nghỉ không lương hoặc phải giãn, giảm thời gian làm việc, thu nhập giảm sút, không được đóng bảo hiểm xã hội trong tháng cao điểm dịch Covid-19 vì hầu như doanh nghiệp không có việc làm.

2.1.7. Giáo dục, đào tạo

.Từ khi dịch bùng phát đến nay, tất cả các trường học và cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và tư thục đã phải dừng việc dạy và học trực tiếp. Bộ Giáo dục - Đào tạo đã phải sắp xếp lại kế hoạch các kỳ thi và đánh giá chất lượng với mọi cấp học. Một số cơ sở đào tạo có chính sách ưu đãi, giảm 15-20% học phí cho toàn bộ học sinh, sinh viên để chia sẻ gánh nặng với người học, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, giảm bớt khó khăn cho học sinh, sinh viên và phụ huynh.

2.2. Tác động đến tình hình tư tưởng

Khi Việt Nam có những ca nhiễm Covid-19 đầu tiên khiến cả cộng đồng lo lắng, bất an.Bên cạnh sự căng thẳng, lo âu của toàn xã hội trước mối nguy hại, thì trong “tâm bão” của dịch người dân đổ xô đi mua khẩu trang y tế, dung dịch sát khuẩn, khử trùng, một số cá nhân, tổ chức đã găm hàng, tăng giá, thậm chí sản xuất khẩu trang giả, kém chất lượng để bán cho người dân với giá cao. một số trường hợp đi từ vùng có dịch Covid-19 khi nhập cảnh vào Việt Nam đã trốn khai báo y tế, hoặc khai báo gian dối, không trung thực đã làm lây lan dịch bệnh ra cộng đồng và khiến các cơ quan chức năng đã rất vất vả trong việc khắc phục hậu quả

II.Một số nhiệm vụ và giải pháp cho từng lĩnh vực cụ thể

1. Về lĩnh vực tín dụng, tài chính, thuế

- Các tổ chức tín dụng cân đối, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn, nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng; kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ .

- Ban hành chính sách về gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất ,miễn, giảm thuế, phí, lệ phí để tháo gỡ khó khăn ,chi ngân sách nhà nước, trước hết là gói hỗ trợ khoảng 30 nghìn tỷ đồng để góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19.

- Các cơ quan liên quan hướng dẫn thực hiện tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đến hết tháng 6 hoặc tháng 12 năm 2020 và không tính lãi phạt chậm nộp theo thẩm quyền và quy định của pháp luật; xem xét thời điểm đóng kinh phí công đoàn phù hợp, góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, tổ chức bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

.2. Về các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp

Rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí logistics hàng hải, hàng không, đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt..; điều chỉnh chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừanhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp tập trung giải quyết khó khăn, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh; đồng thời không để doanh nghiệp lợi dụng chủ trương này vi phạm pháp luật.

.3. Về lĩnh sản xuất kinh doanh, nhập khẩu

- Các cơ quan liên quan rà soát, báo cáo về thực trạng, nhu cầu nguyên vật liệu đầu vào, đề xuất các giải pháp để đa dạng hóa, bảo đảm đủ nguồn cung cho hoạt động sản xuất trong nước; dự báo nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế; có biện pháp bảo đảm nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh và phương án tổ chức sản xuất, phân phối, lưu thông, cung ứng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng; củng cố thị trường nội địa, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho hoạt động bán lẻ;

- Đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, đa dạng hoá các thị trường xuất, nhập khẩu và tìm thị trường mới; tích cực khai thác cơ hội

- Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước chủ động thực hiện các giải pháp vượt qua khó khăn, khuyến khích đổi mới, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2020.

- Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, gian lận thương mại, đầu cơ găm hàng, gây khan hiếm giả tạo, hàng giả, hàng nhái trên thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu trong phòng chống dịch.

.4. Về lĩnh vực du lịch, hàng không

- Xây dựng chính sách cụ thể tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng không; rà soát, xử lý đúng pháp luật về giảm giá, phí, lệ phí, chi phí của ngành hàng không.

Ngay sau khi hết dịch, đẩy mạnh triển khai các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch cấp quốc gia; phối hợp với các hiệp hội nghề nghiệp về du lịch xây dựng và triển khai Chương trình kích cầu du lịch nội địa; tăng cường truyền thông, quảng bá, tiếp thị, phát triển các sản phẩm mới để thu hút khách du lịch quốc tế

- Tăng cường truyền thông về du lịch an toàn, hình ảnh quốc gia thân thiện, có trách nhiệm gắn với các kết quả tích cực trong phòng chống dịch Covid-19

.5. Về lao động, việc làm

- Thống kê và quản lý lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam theo từng địa phương, nhất là lao động đến từ vùng dịch hoặc di chuyển qua vùng dịch;

- Xây dựng chính sách hỗ trợ đào tạo lao động phù hợp và hỗ trợ người lao động bị thôi việc, mất việc làm do ảnh hưởng của dịch Covid-19

.6. Về công tác thông tin truyền thông

- Các cơ quan truyền thông phải kịp thời cung cấp thông tin chính thống, công khai, minh bạch, khách quan về kết quả công tác phòng, chống dịch Covid-19 của Việt Nam; đẩy mạnh tuyên truyền các giải pháp của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương..

- Tăng cường công tác đấu tranh xử phạt đối với các hoạt động tuyên truyền thông tin sai sự thật; ngăn chặn sự lan truyền tin giả trên không gian mạng về dịch Covid-19.