Thành viên:Thetrungtran2002/Kobayashi Kenji

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Kobayashi Kenji Cửu đẳng
Kobayashi Cửu đẳng tại một sự kiện giao lưu với CLB Shogi Việt Nam ở Hà Nội vào năm 2023
TênKobayashi Kenji (小林健二)
Ngày sinh31 tháng 3, 1957 (67 tuổi)
Ngày lên chuyên20 tháng 12, 1975(1975-12-20) (18 tuổi)
Ngày giải nghệ31 tháng 3, 2022(2022-03-31) (65 tuổi)
Số hiệu kì thủ123
Quê quánThành phố Takamatsu, tỉnh Kagawa
Trực thuộcLiên đoàn Shogi Nhật Bản (Kansai)
Sư phụItaya Susumu Cửu đẳng
Sư đồIna Yūsuke, Shimamoto Ryō, Komori Yūta, Ikenaga Takashi, Tomita Seiya, Ida Akihiro, Tokuda Kenshi, Morimoto Saito, Iwane Shinobu, Kitamura Keika, Kimura Juri
Đẳng cấpCửu đẳng - 1 tháng 3, 2002(2002-03-01) (44 tuổi)
Hồ sơhttps://www.shogi.or.jp/player/pro/123.html
Thành tích
Tổng số lần vô địch giải không danh hiệu2 lần
Tổng thành tích thi đấu699 thắng 775 thua (.474)
Tổ cao nhất Long Vương ChiếnTổ 1 (1 kỳ)
Hạng cao nhất Thuận Vị ChiếnHạng A (4 kỳ)
Cập nhật đến ngày 31 tháng 3, 2022

Kobayashi Kenji ( () (ばやし) (けん) () (Tiểu Lâm Kiện Nhị)? sinh ngày 31 tháng 3 năm 1957 (Chiêu Hòa thứ 32) tại thành phố Takamatsu, tỉnh Kagawa)) là một cựu kỳ thủ shogi chuyên nghiệp đạt cấp độ Cửu đẳng người Nhật Bản. Ông có số hiệu kỳ thủ là 123, và là môn hạ của Itaya Susumu Cửu đẳng. Ông đạt tổng cộng 1 kỳ ở Tổ 1 Long Vương Chiến và 4 kỳ ở Hạng A Thuận Vị Chiến.

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1972, khi ông mới 14 tuổi, ông trở thành môn đệ của Itaya Susumu. Vào tháng 4 cùng năm, ông trở thành học viên tại Hội quán Shogi Tokyo, nhưng sau một thời gian ông đổ bệnh và phải chuyển về Nagoya sống cùng với sư phụ (đệ tử tại gia). [1] Vào tháng 12 năm 1975, ông thăng lên Tứ đẳng, trở thành kỳ thủ chuyên nghiệp.[1]

Vào năm 1977 khi vẫn còn là kỳ thủ Tứ đẳng, ông đã lọt vào Vòng Xác định Khiêu chiến giả Vương Vị Chiến kỳ 18. Ông đánh bại Ariyoshi Michio Bát đẳng (đương thời) và tất cả các đối thủ khác để xếp nhất Bạch tổ với thành tích 5-0 và tiến vào Trận Xác định Khiêu chiến giả. Đối đầu với Yonenaga Kunio Bát đẳng (đương thời) - người đứng nhất Hồng tổ, dư luận cho rằng có khả năng ông sẽ trở thành kỳ thủ Tứ đẳng đầu tiên trong lịch sử giành quyền khiêu chiến danh hiệu. Ở ván đấu này, ông đã giành được lợi thế ở giai đoạn đầu, tuy nhiên ông đã để thua ngược ở tàn cuộc và bỏ lỡ cơ hội khiêu chiến danh hiệu. Sư phụ Itaya Bát đẳng (đương thời) đã nói với ông rằng "nếu thua tôi sẽ bắt cậu làm người ghi chép kỳ phổ"[2], và Kobayashi đúng là đã được phân công làm người ghi chép kỳ phổ cho ván 3 loạt tranh ngôi Vương Vị Chiến kỳ 18 giữa Nakahara Makoto Vương Vị và Yonenaga Kunio Bát đẳng.

Vào năm 1985 tại Thuận Vị Chiến kỳ 45, ông cùng sư phụ Itaya của mình cạnh tranh suất thăng lên hạng A, tuy nhiên chung cuộc Kobayashi xếp hạng 2 và lần đầu được thăng lên hạng A, còn Itaya chỉ xếp thứ 4 và không được thăng hạng.

Tại Giải vô địch shogi truyền hình Cúp NHK lần thứ 46 - Vòng 3 (phát sóng ngày 3 tháng 1 năm 1997), ông đã để thua do hết giờ trong ván đấu với Yashiki Nobuyuki. Ở Thuận Vị Chiến kỳ 65 (2006), trong ván đấu với Ogura Hisashi, ông đã thả Tốt vào 92 khi vẫn đang có Tốt ở 94 và để thua do phạm luật Hai Tốt.[1]

Vào ngày 9 tháng 6 năm 2009, tại Vòng 1 - Hạng C tổ 1 - Thuận Vị Chiến kỳ 68, ông giành chiến thắng trước Tanaka Kaishū để trở thành người thứ 40 trong lịch sử đạt tổng cộng 600 ván thắng (Giải thưởng Danh dự Shogi).[3]

Ông liên tiếp nhận 2 điểm giáng hạng tại Hạng C tổ 2 ở Thuận Vị Chiến các kỳ 75 và 76 (2016-17), do đó ông tuyên bố xuống Free Class và từ bỏ quyền thi đấu tại Thuận Vị Chiến từ kỳ 77 (2018) trở đi.[4]

Vào ngày sinh nhật 65 tuổi của ông - 31 tháng 3 năm 2022, cũng là năm cuối cùng ông được phép ở lại Free Class, ông đã để thua trước đối thủ cùng tên Kanzaki Kenji ở Vòng Thăng tổ - Tổ 6 - Long Vương Chiến kỳ 35. Đây cũng là ván đấu chính thức cuối cùng trước khi ông chính thức giải nghệ vào cùng ngày. Tổng thành tích của ông là 699 thắng - 775 thua, chỉ thiếu 1 ván thắng để đạt 700 ván thắng.[5]

Phong cách thi đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Khi còn trẻ, ông là một kỳ thủ toàn diện với sở trường Yagura, nhưng vào khoảng năm 1989 ông chuyển sang chơi Chấn Phi Xa. Ông bắt đầu thích chơi Tứ gian Phi Xa, và vào năm 1991 đã dùng chiến pháp này để quay trở lại hạng A Thuận Vị Chiến.

Ông cũng thường xuyên chơi shogi trên Internet và thường hoạt động trên nền tảng Kindai Shogi. Ở trang web này người chơi bắt buộc phải đăng ký bằng tên thật.

Khi ông chuyển sang chơi Chấn Phi Xa, lối chơi Tứ gian bài bản của ông được mệnh danh là "Siêu Tứ gian Phi Xa". Ông cũng đã xuất bản một cuốn sách và giảng về chủ đề này trên chương trình "Giờ Shogi" (将棋の時間 Shōgi no Jikan) phát sóng trên kênh NHK Giáo dục. Ông cùng với kỳ thủ mới lên chuyên khoảng thời gian này là Sugimoto Masataka đã đóng góp rất nhiều trong việc phát triển các định thức của Tứ gian Phi Xa trước khi Hệ thống Fujii ra đời. Sau này khi Tứ gian Phi Xa kiểu Tateshi trở nên nổi tiếng, ông bắt đầu sử dụng chiến pháp này và Tứ gian Phi Xa Anaguma trong nhiều ván đấu của mình. Ông cũng giỏi chơi Vua bên Trái trong các ván Đôi Chấn Phi Xa.

Sau thời kỳ này, ông quay về với lối chơi toàn diện.

Đời tư[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ông có sở thích chơi gônbóng chày. Ông từng là thành viên CLB bóng chày của Hội quán Shogi Kansai.
  • Ông có khả năng đóng giả ca sĩ Mikawa Kenichi, có lần từng hoá trang thành Mikawa và thể hiện ca khúc Yanagase Blues ở một buổi diễn của Komaoto.
  • Từ năm 1991, ông mở lớp học shogi riêng tại Osaka, và một số học viên của lớp này đã trở thành học viên Trường Đào tạo Kỳ thủ dưới sự bảo trợ của Kobayashi.
  • Ông xuất hiện trong Tập 13 (Tàu cao tốc Yamagata - Người phụ nữ chơi Chấn Phi Xa ở Danh Tướng Chiến có ý đồ sát nhân - 山形新幹線・殺意の名将戦振り飛車の女) của bộ phim trinh thám Ký sự Thám tử lưu lạc phần 5 (さすらい刑事旅情編V) cùng với các Nữ Lưu kỳ sĩ Shimizu IchiyoSaida Haruko.
  • Ông có nhiều đóng góp trong việc phổ biến shogi ở Đông Nam ÁNam Á. Vào năm 2017, ông tham dự một giải đấu shogi ở Malaysia.[6] Vào năm 2023, ông là trọng tài của Ván 1 loạt tranh ngôi Kỳ Thánh Chiến kỳ 94 (Fujii Sōta Kỳ Thánh vs Sasaki Daichi Thất đẳng), ván đấu chính thức đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam.

Sư đồ[sửa | sửa mã nguồn]

Kỳ thủ chuyên nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Họ và tên Ngày lên Tứ đẳng (lên chuyên) Đẳng vị, thành tích chính
Ina Yūsuke 1 tháng 4, 1998 Thất đẳng
Shimamoto Ryō 1 tháng 4, 2013 Ngũ đẳng
Komori Yūta 1 tháng 10, 2017 Ngũ đẳng
Ikenaga Takashi 1 tháng 4, 2018 Ngũ đẳng, 2 lần vô địch giải
Tomita Seiya 1 tháng 10, 2020 Tứ đẳng
Ida Akihiro 1 tháng 4, 2021 Tứ đẳng
Tokuda Kenshi 1 tháng 4, 2022 Tứ đẳng, 1 lần vô địch giải
Morimoto Saito 1 tháng 4, 2023 Tứ đẳng

(cập nhật đến ngày 1 tháng 4, 2023)

Nữ Lưu kỳ sĩ[sửa | sửa mã nguồn]

Họ và tên Ngày trở thành Nữ Lưu kỳ sĩ Đẳng vị, thành tích chính
Iwane Shinobu 1 tháng 4, 2004 Nữ Lưu Tam đẳng, 3 lần khiêu chiến danh hiệu Nữ Lưu
Kitamura Keika 24 tháng 6, 2013 Nữ Lưu Nhị đẳng
Kimura Juri 1 tháng 6, 2022 Nữ Lưu Nhất cấp

(cập nhật đến ngày 26 tháng 1, 2023)

  • Từ năm 2017 trở đi, gần như năm nào Kobayashi cũng có một môn đệ trở thành kỳ thủ chuyên nghiệp. Tính đến năm 2023, số môn đệ đang hoạt động của ông chỉ đứng sau Mori Nobuo (tổng cộng 16 môn đệ đang là kỳ thủ chuyên nghiệp/Nữ Lưu kỳ sĩ) và Shoshi Kazuharu (tổng cộng 11 môn đệ đang là kỳ thủ chuyên nghiệp/Nữ Lưu kỳ sĩ).
  • Sau khi sư phụ Itaya qua đời đột ngột vào tháng 2 năm 1988, ông nhận trách nhiệm chỉ dạy cho sư đệ của mình là Sugimoto Masataka cho đến khi Sugimoto lên chuyên vào tháng 10 năm 1990. Do đó thỉnh thoảng ông cũng được gọi là Đại sư phụ trên thực tế của Fujii Sōta (môn hạ của Sugimoto).[7]
  • Ông cũng là sư phụ[a] của Imaizumi Kenji - kỳ thủ nghiệp dư mạnh sau này đã lên chuyên thông qua Bài thi Kết nạp Kỳ thủ chuyên nghiệp - ở giai đoạn Imaizumi theo học Trường Đào tạo (tháng 9 năm 1987) đến khi Imaizumi rời khỏi Trường Đào tạo (tháng 9 năm 1999), và xem Imaizumi như đệ tử tại gia sống gần nhà mình. Ông rất tiếc khi Imaizumi dù có tài nhưng buộc phải rời khỏi Trường Đào tạo, nói rằng "Lẽ ra tôi phải luyện cờ cho cậu ta nhiều hơn nữa, nghiêm khắc hơn nữa". Sau này vào ngày 1 tháng 8 năm 2014, ông đối đầu với Imaizumi trong một trận "sư - đệ chiến" tại Vòng Sơ loại thứ nhất Giải vô địch shogi Cúp Asahi mở rộng. Imaizumi giành chiến thắng sau 249 nước trong một ván Đôi Nhập Ngọc khi Kobayashi chỉ thiếu 1 điểm nữa là có thể kết thúc ván đấu với kết quả hoà. Kobayashi sau khi được "trả ơn" đã nói với đệ tử cũ của mình rằng "Cậu đã đánh rất tốt", "Cậu nên nghiên cứu khai cuộc nhiều hơn nữa". Khi Imaizumi vượt qua Bài thi lên chuyên, ông cũng gửi lời chúc mừng tới đệ tử cũ của mình qua những lần xuất hiện trên truyền hình.[8]

Lịch sử thăng cấp[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày thăng cấp Đẳng cấp Ghi chú
Năm 1972 (15 tuổi) Lục cấp (6-kyu) Gia nhập Trường Đào tạo
Năm 1974 (17 tuổi) Sơ đẳng (1-dan)
20 tháng 12, 1975 (18 tuổi 8 tháng) Tứ đẳng (4-dan) Trở thành kỳ thủ chuyên nghiệp
1 tháng 4, 1979 (22 tuổi) Ngũ đẳng (5-dan) Thăng lên Hạng C tổ 1 Thuận Vị Chiến
1 tháng 4, 1981 (24 tuổi) Lục đẳng (6-dan) Thăng lên Hạng B tổ 2 Thuận Vị Chiến
1 tháng 4, 1983 (26 tuổi) Thất đẳng (7-dan) Thăng lên Hạng B tổ 1 Thuận Vị Chiến
1 tháng 4, 1986 (29 tuổi) Bát đẳng (8-dan) Thăng lên Hạng A Thuận Vị Chiến
1 tháng 3, 2002 (44 tuổi 11 tháng) Cửu đẳng (9-dan) Đạt điều kiện số ván thắng
31 tháng 3, 2022 (65 tuổi) Giải nghệ

Thành tích chính[sửa | sửa mã nguồn]

Vô địch các giải không danh hiệu[sửa | sửa mã nguồn]

Giải đấu Năm vô địch Số lần vô địch
Nhược Sư Tử Chiến 1977 (lần thứ nhất) 1
Giải vô địch cờ nhanh 1994 (lần thứ 28) 1
Cộng 2

Thăng/giáng hạng/tổ[sửa | sửa mã nguồn]

Chi tiết về hạng/tổ của kỳ thủ vui lòng xem các bài Thuận Vị ChiếnLong Vương Chiến.

Mùa giải Thuận Vị Chiến Long Vương Chiến
Kỳ Danh Nhân Hạng A Hạng B Hạng C FC Kỳ Long Vương Tổ 1 Tổ 2 Tổ 3 Tổ 4 Tổ 5 Tổ 6
Tổ 1 Tổ 2 Tổ 1 Tổ 2
1977 36 C220 Giải đấu chưa tổ chức
1978 37 C222
1979 38 C116
1980 39 C12
1981 40 B217
1982 41 B24
1983 42 B113
1984 43 B110
1985 44 B14
1986 45 A10
1987 46 B12 1 Tổ 1
1988 47 B13 2 Tổ 2
1989 48 B15 3 Tổ 3
1990 49 B13 4 Tổ 3
1991 50 A9 5 Tổ 3
1992 51 A6 6 Tổ 3
1993 52 A5 7 Tổ 3
1994 53 B11 8 Tổ 3
1995 54 B111 9 Tổ 3
1996 55 B16 10 Tổ 3
1997 56 B19 11 Tổ 4
1998 57 B16 12 Tổ 4
1999 58 B14 13 Tổ 4
2000 59 B19 14 Tổ 4
2001 60 B22 15 Tổ 4
2002 61 B222 16 Tổ 4
2003 62 C11 17 Tổ 3
2004 63 C119 18 Tổ 3
2005 64 C115 19 Tổ 3
2006 65 C111 20 Tổ 2
2007 66 C116 21 Tổ 2
2008 67 C128 22 Tổ 2
2009 68 C114 23 Tổ 3
2010 69 C113 24 Tổ 4
2011 70 C111 25 Tổ 4
2012 71 C131 26 Tổ 4
2013 72 C123 27 Tổ 4
2014 73 C21 28 Tổ 5
2015 74 C229 29 Tổ 5
2016 75 C234 30 Tổ 6
2017 76 C243 31 Tổ 6
2018 77 FT 32 Tổ 6
2019 78 FT 33 Tổ 6
2020 79 FT 34 Tổ 6
2021 80 FT 35 Tổ 6
2022 Giải nghệ vào ngày 31 tháng 3 năm 2022
 Ô đóng khung  biểu thị năm trở thành khiêu chiến giả.
Chỉ số dưới ở Thuận Vị Chiến biểu thị thứ hạng Thuận Vị vào đầu mùa giải ở hạng đó (x là điểm giáng tổ trong kỳ đó, * là điểm giáng tổ tích luỹ, + là điểm giáng tổ được xoá)
FC: Free Class (FX: xếp vào Free Class, FT: tự nguyện xuống Free Class).
Chữ in đậm ở Long Vương Chiến biểu thị giành chiến thắng tổ trong Vòng Xếp hạng; Tên tổ(kèm chú thích dưới) biểu thị người chưa phải kỳ thủ chuyên nghiệp tham gia thi đấu.

Đại Thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Kỳ Mùa giải Giải thưởng
8 1980 Tân binh của năm
18 1990 Kỹ thuật hay nhất năm

Xuất hiện trước công chúng[sửa | sửa mã nguồn]

Trò chơi điện tử[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Vào tháng 2 năm 2007 khi Imaizumi thực hiện Bài thi Kết nạp Giải Tam đẳng, Kobayashi nói rằng "Làm việc với cậu ta lần nữa sẽ rất khó khăn" và từ chối trở thành sư phụ của Imaizumi, giao phó kỳ thủ này cho Kiritani Hiroto.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c 「現役プロ棋士データブック2016 【上】あ~た行」(将棋世界2016年1月号付録)p.46
  2. ^ “前夜祭(3)”. お~いお茶杯王位戦中継Blog (bằng tiếng Nhật). 2022年6月28日. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 6 năm 2022. Truy cập 2022年6月28日. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date=|date= (trợ giúp)
  3. ^ “小林健二九段、600勝(将棋栄誉賞)を達成!|将棋ニュース|日本将棋連盟” (bằng tiếng Nhật). 日本将棋連盟. 10 tháng 6 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2019.
  4. ^ “2018年度からのフリークラス転出者|将棋ニュース|日本将棋連盟” (bằng tiếng Nhật). 日本将棋連盟. 30 tháng 3 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2019.
  5. ^ “小林健二九段 藤井聡太王将の"大師匠"が引退 王将リーグ4期のトップ棋士であり、棋士7人輩出の伯楽”. スポニチアネックス (bằng tiếng Nhật). 株式会社スポーツニッポン新聞社. 31 tháng 3 năm 2022. Bản gốc lưu trữ 2022年3月31日. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2022. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |archive-date= (trợ giúp)
  6. ^ “アジア将棋支部対抗戦inクアラルンプール”. 47NEWS (bằng tiếng Nhật). 29 tháng 9 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2022.
  7. ^ 株式会社スポーツニッポン新聞社マルチメディア事業本部 (3 tháng 3 năm 2018). “藤井六段と初の師弟戦 杉本七段に兄弟子・小林九段がエール - スポニチ Sponichi Annex 芸能”. スポニチ Sponichi Annex (bằng tiếng Nhật). Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2022.
  8. ^ “今泉さん大健闘 朝日杯将棋予選、プロに3連勝”. 朝日新聞デジタル (bằng tiếng Nhật). 朝日新聞社. 2014年9月9日. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2022. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadlinkdate= (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]