Thành viên:Truongngocdoanh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Xã Liên Hiệp, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Cư xá Bảo An - Giáo xứ An Hòa

1. Hiện nay giáo xứ An Hoà nằm dọc theo quốc lộ 27, điểm bắt đầu cách ngã ba Liên Khương 1km (từ cây số 1 trở vào). Nhà thờ giáo xứ nằm về phía đông bắc quốc lộ 27, ngã vào nằm ở cây số 2+200, và vào sâu 800m. Giáo xứ thuộc xã Liên Hiệp, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.

Đầu tiên vùng đất này được gọi là “Cư Xá Bảo An” thuộc Liên Khàng, quận Đức Trọng, tỉnh Tuyên Đức (khoảng đầu năm 1961, địa danh Liên Khàng được đổi thành Liên Khương). Mảnh đất tọa lạc về phía đông bắc quốc lộ 21, từ cây số 1+500 tới cây số 3, do ông Cao Xuân Vỹ và ông Đỗ Sinh Tứ trong Ban Giám Đốc Bảo An Cao Nguyên Trung Phần sáng lập khoảng đầu năm 1957. Ban quản trị lúc ấy gồm các ông Đỗ Sinh Tứ, Nguyễn Thượng Du, Trần Duy Tế và Bùi Thi Sỹ. Ban cố vấn gồm các ông Cao Xuân Vỹ, Trịnh Quang Thanh và Nguyễn Văn Phước. Khu thổ cư thật vuông vắn và được ủi đường ngang dọc thành ô bàn cờ, mỗi con đường cách nhau đúng 200m. Con đường chính rộng 12m chạy dọc từ cổng vào chia khu đất thành hai phần bằng nhau. Cắt ngang cũng bằng một con đường chính rộng 12m cách cổng vào bằng 2/3 khu đất. Ngã tư giao nhau của hai con đường này được chọn làm trung tâm (về sau xây nhà thờ và trường học). Các con đường phụ còn lại rộng 4m. Đất được phân chia thành từng lô có diện tích 0,5ha và được đánh số từ 1 đến 282. Riêng 4 lô đất tại khu trung tâm (lô số 37, 58, 167, 178) thì rộng 1ha (dành cho nhà thờ và trường học) và hai lô ở cổng vào (271, 272) cũng rộng 1 ha, với dự định dùng làm khu hành chính (lô 271) và chợ (lô 272). Đa số đất đai thuộc quyền sở hữu các sĩ quan, dần dần nhượng lại cho các gia đình binh sĩ. Đa số sinh sống bằng nghề nông, trồng khoai lang, khoai tây, dứa, bắp v.v...

Vào cuối năm 1957, cha Giuse Nguyễn Hữu Đỉnh Dòng Chúa Cứu Thế thường đi lại giúp đỡ tinh thần. Lúc này dân cư khoảng vài ba chục người với ngôi nhà nguyện nhỏ bằng gỗ nằm trên lô đất số 178 (hiện nay là trường Mầm Non Liên Hiệp). Sau khi cất thêm nhà xứ (lô số 37) và trường học (lô số 58), có các tu sĩ nam nữ của Tu Hội Tận Hiến về giúp đỡ.

Vào khoảng cuối năm 1958, tượng đài Đức Mẹ Phù Hộ được dựng lên ở ngã tư đường khu trung tâm, hướng ra phía cổng vào. Từ Noel năm 1958 cha Giuse Phùng Thanh Quang ở Đà Lạt thường xuyên đi lại giúp đỡ tinh thần. Năm 1959 Cha Phùng Thanh Quang đón Cha Hieronymô Guibert O.P (Đỗ Minh Hiền) về trực tiếp phụ trách Cư Xá Bảo An như một họ đạo với tên gọi là sở An Hòa, thuộc địa phận Sài Gòn. Sở An Hòa chọn Trái Tim Vẹn Sạch Đức Maria làm bổn mạng và mừng lễ vào ngày 22.08.

Nguồn: http://www.giaoxugiaohovietnam.com/…/01-Giao-Phan-DaLat-AnH…

2. Note của một anh A2Z viết năm 2004 về Cư Xá: "Anh nhà ở trong Cư Xá An Hiệp. Gần cái suối Xanh, hình như có tên khác là suối Thương thì phải. Hồi nhỏ cũng hay nghe lời rủ rê của bạn bè cúp cua lên trên đó chơi. Trên đường đi thì bẻ trộm dứa và chuối của người ta. Thú nhất là bắt tôm và cá dưới suối lên nướng ăn. Nếu hên thì lâu lâu cũng được "mục kích sở thị" cảnh mấy cô sơn nữ tắm suối. :D Mấy em có ai đến chỗ này chưa, thử một lần xem sao nhé, chắc là sẽ thích ngay mà. Mấy thằng bạn của anh trên Dalat xuống chơi, anh dắt đến đây, tụi nó phái quá quên đường về luôn :-D )

Nói gì thì nói chứ anh vẫn thích về nhà trên Đức Trọng nhất. Hằng năm cứ mong đến ngày Tết hoặc ngày hè để dông về trên đó. Mà thực ra trong Cư xá buồn kinh khủng, nếu mà mưa nữa thì càng buồn hơn. Chỉ biết trùm mền ngủ thôi. Khỏang 7-8 tối là bà con tắt đèn đi ngủ hết trơn. Nhà mình mà thức đến 9h coi như là khuya lắm rồi. :) Ai lên chơi cũng than thở là xứ gì mà buồn đến não ruột. Ấy thế mà ở quen thì mới thấy nó cũng có những cái thú của nó. Trời mưa thì đúc bánh xèo ăn, trong vườn có đủ thứ, khỏi phải đi chợ mua gì cả. Thích ăn bắp thì chạy ra vườn hái vô. Luộc, nướng hay xắt ra nấu chè ăn cái gì cũng đều ngon cả vì bắp hái trên cây hái xuống mà, ngọt lắm ... dân thành thị làm gì có được như vậy. :lol: Đặc sản thì quá trời: bơ, mít, dứa, chuối, légumes ... Chậc chậc ... Có một nét đáng yêu nữa trong cư xá quê anh là họp chợ phiên. Một tuần chỉ có 3 phiên chợ thôi nên hồi nhỏ mỗi lần mẹ đi chợ về là mừng lắm.

Sau này mỗi lần về nhà chơi thì thấy Đức Trọng mình cũng có nhiếu thay đổi. Đường sá rộng rãi hơn. Tụ điểm ăn chơi cũng nhiều, cái Bar New World anh cũng vô được một lần. Thấy cũng vui vui. Nghe đâu sân bay Liên Khương sắp được tu bổ lại để đón khách du lịch quốc tế rồi. Hình như dân Đức Trọng mình bây giờ cũng đã quan tâm đến chuyện đầu tư giáo dục cho con cái, anh em lên Dalat học quá trời. Mà cũng có nhiều trang hảo hán đem chuông đi đánh xứ người nghe cũng vang lắm. Ở dưới SG anh cũng nghe tiếng nữa, như là Khánh Vân, Nguyên Trung, Huê Tuấn và còn nhiều nữa nhưng bây giờ thì chưa nhớ ra. Chỉ nghe tiếng thế thôi chứ chưa có cơ hội gặp mặt, hy vọng là ngày đó không là mơ." (Nguồn http://www.thanglongdl.com/vbb/archive/index.php/t-128.html)

3. Puta Nguyen Thao: "Bây giờ cư xá khác xưa oy`.Mấy con đường hẻm ngày xưa trời mưa đi học phải xắn quần lên tới bẹn mới đi được giờ đã đường láng nhựa hay đổ đá hết rồi.Nhà lầu xe hơi cũng có kha khá rùi.Có nhìu thú vui hơn nên bà con ở đây có vẻ ngủ trễ hơn lúc trước...

Ruộng lúa bây giờ người ta lên luống trồng dâu hết rồi,ở đây giờ thấy đa số đều trồng dâu nuôi tằm.Cái thời mà trời mưa lội bùn đi xay bột bánh xèo cũng xa lắm rùi,thèm ăn 1 cái là lên chợ mua ăn,cái gì cũng có sẵn.

Mà nhắc tới chợ mới nói đã hết cái thời họp chợ phiên 3,5,7 rùi,giờ chợ ngày nào cũng có,bán từ sáng tới trưa,từ chiều tới tối.Chợ cũng được xây hoành tráng phân theo gian hàng cho bà con buôn bán dễ hơn.

Mà cư xá có người còn gọi là Cổng Vàng ak,nghe nói ngày xưa cái đường đi lên nhà thờ có cái cổng sơn màu vàng nên người gọi zậy lun...

Híc nhắc tới cư xá nhớ nhà quá,mùa này ở nhà chắc có bơ rùi,xoài nữa,chẹp chẹp...Cũng khoái cái cảm giác trời mưa đắp mền nhai bắp nổ...keke"

4. Vien Duong Le: "nhớ ko lầm thì Cư xá bắt đầu từ cây số 1 kéo dài tới cây số 6 theo quốc lộ 27 cùng với phần từ Cổng Vàng đi vào. Cư xá gồm các thôn An Hiệp, An Ninh, An Bình, An Tĩnh và Gân Reo. lấy đường chính vào nhà thờ làm mốc, về phía tay phải là thôn An Hiệp (trước kia là An Hiệp I), bên tay trái (trước đây là thôn An Hiệp II ) chia làm 3 Thôn: thôn An Ninh bắt đầu từ ngã tư thứ I từ Cồng vàng vào đến núi, thôn An Bình nối tiếp thôn An Ninh cho đến cây số 3, phần còn lại thuộc thôn An Tĩnh. còn Thôn Gân Reo thì vẫn như cũ, đi tới nhà thờ rẽ tay trái vào khoảng 1,5km, là nơi sinh sống của phần lớn người K'ho, người kinh sinh sống ở đây cũng không nhiều lắm"