Bước tới nội dung

Thảo luận:Đoàn Trần Nghiệp

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 5 năm trước bởi Tạ Thu Phong trong đề tài Untitled
Dự án Nhân vật Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nhân vật Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nhân vật Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Untitled[sửa mã nguồn]

Ám sát Nguyễn Văn Kinh: Bài viết: "Ngày 6 tháng 9 năm 1929, Đoàn Trần Nghiệp được giao nhiệm vụ ám sát Nguyễn Văn Kinh - một người phản bội tổ chức, gây nhiều thiệt hại cho Đảng. Ông đi xe đạp, đón đường, rút súng bắn vào đầu Nguyễn Văn Kinh, thản nhiên để vào ví kẻ phản bội bốn chữ "không giữ lời thề" rồi ung dung đạp xe đi."

Sửa lại: " Nguyễn Văn Kinh vốn làm liên lạc riêng cho Nguyễn Thái Học. Đến tháng 6/1929, Kinh bị bắt và Brides mua chuộc. Kinh đã khai nhận, chỉ điểm cho mật thám chỗ ở của Nguyễn Thái Học và các đồng chí. Do sự chỉ điểm của Kinh mà nhiều đảng viên bị bắt trong đó có Nguyễn Văn Viên người đã ám sát Bazin. Để bảo vệ bí mật cho đảng, Nguyễn Văn Viên đã tự sát trong nhà giam . Bản án xử tử Nguyễn Văn Kinh được giao cho Ký Con Đoàn Trần Nghiệp thực hiện. Ký Con rủ thêm Trần Đức Chính (Chính con) cùng tham gia. Vốn chơi thân với nhau nên khi được Trần Đức Chính rủ đi chơi cô đầu , Kinh đã vui vẻ đồng ý ngay. Cả hai đến tiệm cô đầu nghe hát và uống rượu. Kinh bị chuốc rượu say rồi đưa về Sở Thú Hà Nội (nay là vườn Bách Thảo) nơi Ký Con đã chờ sẵn ở đó. Tới chiếc ghế đá gần khu vực cột đu, Trần Đức Chính rút dao đâm một nhát vào người Kinh. Ký Con xuất hiện và một phát đạn vang lên khô khốc. Nguyễn Văn Kinh chết tại chỗ". (Nguồn Trung hòa Nhật báo số 811 ngày 8/10/1929 )

Đền nợ nước: Bài viết "Ngày 5 tháng 8 năm 1930, Đoàn Trần Nghiệp bị kết án tử hình. Cuối tháng 12 năm 1930, Đoàn Trần Nghiệp, tức Ký Con bình thản cùng 6 đồng chí bước lên máy chém tại cổng trước nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội."

Sửa lại: " Ngày 5 tháng 8 năm 1930 Hội đồng Đề hình Hà Nội kết án tử hình Đoàn Trần Nghiệp. 6 giờ sáng ngày 9/3/1031, Đoàn Trần Nghiệp, tức Ký Con bình thản cùng 3 đồng chí (Nguyễn Văn Nho, Nguyễn QUang Triệu, Lương Ngọc Tôn) bước lên máy chém tại cổng trước nhà tù Hỏa Lò." (Nguồn Trung hòa nhật báo số 1021 ngày 12/5/1931)

Bổ sung: Đoàn Trần Nghiệp, tức Ký Con, bí danh Doãn, Hiệp sỹTạ Thu Phong (thảo luận) 18:40, ngày 18 tháng 10 năm 2018 (UTC)Trả lời