Thảo luận:Bầu cử tổng thống Hoa Kỳ

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 3 năm trước bởi DHN trong đề tài Đoạn nhận xét
Dự án Hoa Kỳ
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Hoa Kỳ, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Hoa Kỳ. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Mục đích[sửa mã nguồn]

Mục đích của bài này là về bầu cử tổng thống tại Hoa Kỳ hay về tất cả các bầu cử tại Hoa Kỳ? Mekong Bluesman (thảo luận) 13:48, ngày 23 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi sẽ cải tiến nội dung bài này để viết về việc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. NHD (thảo luận) 01:41, ngày 15 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

về mặt lý thuyết một ứng ứng cử viên chỉ cần giành được 142 phiếu đại cử tri ở 11 bang có nhiều đại cử tri nhất là đã có thể trúng cử[sửa mã nguồn]

Điều này khiến cho về mặt lý thuyết một ứng ứng cử viên chỉ cần giành được 142 phiếu đại cử tri ở 11 bang có nhiều đại cử tri nhất là đã có thể trúng cử (28/55 ở California, 18/34 ở Texas, 16/31 ở New York, 14/27 ở Florida, 11/21 ở Illinois, 11/21 ở Pennsylvania, 11/20 ở Ohio, 9/17 ở Michigan, 8/15 ở Georgia, 8/15 ở Bắc Carolina và 8/15 ở New Jersey - Tổng số phiếu đại cử tri ở 11 bang này là 271/538 phiếu, đủ để trở thành Tổng thống).

Trên thực tế, Người dân Mỹ không trực tiếp bầu chọn tổng thống, thay vào đó là một Cử tri Đoàn gồm các đại cử tri bỏ phiếu. Do đó từng xảy ra trường hợp ứng cử viên trúng cử tuy có nhiều phiếu đại cử tri hơn nhưng lại có số phiếu phổ thông thấp hơn. Thông tin này lấy từ bài đại cử tri mà.

Thông tin này đúng mà, sao lại xóa

Wikipedia là từ điển bách khoa, không phải báo chí, những thông tin này không mang giá trị đủ để đưa vào từ điển. Hãy tham khảo wikipedia bản tiếng Anh để xem cách họ viết bạn nhé. Tuanminh01 (thảo luận) 08:26, ngày 17 tháng 11 năm 2016 (UTC)Trả lời

Chi phí trong giai đoạn vận động tranh cử thường rất lớn do các tập đoàn và công đoàn lao động không bị hạn chế trong việc cung cấp tài chính cho các ứng cử viên. Tuy nhiên, các tập đoàn hay công đoàn không được đóng góp trực tiếp cho các chiến dịch tranh cử của ứng cử viên mà phải được tiến hành thông qua các hoạt động quảng cáo chính trị trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Do đó, chi phí đã bị đội lên rất nhiều và do chi phí quá cao nên tầm ảnh hưởng của các công đoàn và tập đoàn lên cuộc bầu cử là rất lớn, thậm chí cựu Thẩm phán John Paul Stevens đã lo ngại rằng tình trạng này sẽ khiến sự liêm chính của các thể chế dân cử trên toàn nước Mỹ sẽ bị đe dọa. Những khoản tiền này nhiều khi đã buộc các ứng cử viên không thể giữ lời hứa như trước lúc trúng cử. (http://www.economist.com/blogs/economist-explains/2014/02/economist-explains-4)

Một trong các hoạt động quan trọng của tiến trình vận động tranh cử là tranh luận trực tiếp trên truyền hình giữa hai ứng cử viên có lượng người ủng hộ cao nhất. Điều này đã giúp Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ loại đi được các đối thủ từ các đảng khác, từ đó duy trì được nền chính trị lưỡng đảng cử Hoa Kỳ. Mục đích của các cuộc tranh luận là để các ứng cử viên bày tỏ quan điểm của mình với cử tri, gia tăng sự hiểu biết của cử tri đối với các ứng cử viên và để giữ các cử tri không bầu cho một ứng cử viên ở một đảng khác (đối với tranh luận trong nội bộ một đảng). Tuy nhiên, đây cũng là dịp để các ứng cử viên công kích và hạ uy tín lẫn nhau. Điều này làm giảm chất lượng các cuộc tranh luận và làm các cử tri hiểu lầm về các ứng cử viên. (http://www.economist.com/blogs/economist-explains/2016/03/economist-explains-6)

Nhưng tôi có chép ở báo ra đâu, thông tin này đã được tổng hợp rồi mà

Để thông tin lên wikipedia, bạn cần phải chép cả nguồn của nó vào dưới dạng ref như bài tiếng Anh nhé, hoặc tốt nhất là dịch bài viết tiếng Anh thì chuẩn hơn. Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 08:31, ngày 17 tháng 11 năm 2016 (UTC)Trả lời

Đoạn nhận xét[sửa mã nguồn]

Tôi xóa bỏ đoạn nhận xét trong bài này vì nội dung có rất nhiều vấn đề: phần chỉ trích thì chỉ dẫn nguồn từ một người chẳng phải là nhà nghiên cứu hay sử gia, cũng chẳng có liên quan gì đến bầu cử Mỹ. Phần ủng hộ thì lại chỉ chú trọng đến một phần (đại cử tri đoàn), dẫn từ mấy nguồn tào lao: nào là "Đại học" Prager (thực chất là một tổ chức biện hộ bảo thủ), mấy đảng phái fringe; nguồn từ và một chuyên gia nào đó chắc có thể dùng được nhưng chắc phải viết lại toàn bộ mục này. NHD (thảo luận) 02:22, ngày 5 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời