Thảo luận:Charlemagne

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 12 năm trước bởi Annguyen1988 trong đề tài Tên vua

Thông tin[sửa mã nguồn]

Giáo trình lịch sử Nhà nước và Pháp luật thế giới, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2003, trang 155 có viết một đọan về cuộc cải cách quân đội của sáclơmanhơ như sau: "Với cuộc cải cách quân đội của sắc lơ mác ten, quân đội frănk ko phải chỉ hoàn toàn là ngừoi frănk như trước mà giờ đây còn bao gồm cả những binh lính thuộc những bộ lạc giécmanh khác. Quân dịch đã trở thành nghĩa vụ đối với người dân tư do không phải nô lệ trong vương quốc. Ai trốn tránh sẽ bị trừng phạt. Quân lính phải tự túc lương thực, quân trang, vũ khí. Nghĩa vụ quân dịch trở thàh một tai vạ đối với nông dân. Đến thời saclơmanhơ, do sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của kỵ binh, nên bộ binh (gồm những người nông dân tự do làm nghĩa vụ quân dịch) ngày càg bị thu nhỏ và chỉ đóng vai trò phụ trợ trong chiến đấu. Thành phần chủ yếu của quân đội dưới thời Carolanhgiêng gồm hai bộ phận sau:

  • Một lực lượng binh sĩ chuyên nghiệp đánh thuê, do nhà vua hoặc lãnh chúa phong kiến trả lương. không riêng gì các lãnh chúa thế tục, cả những lãnh chúa phong kiến là giáo sĩ cũng có lực lượng này.
  • Một lực lương quân đội gồm những thần thuộc hay bồi thần và binh sĩ tùy tòng của họ. Nhữn binh sĩ dưới quyền cuảa vua hoặc lãnh chúa phong kiến lớn,nếu ko phải là những lính đánh thuê, thì phần lớn là những bồi thần. Khi nhà vua ra lệnh động viên , các bồi thần phải đến tập trung tại nơi quy định,đem theo những bồi thần lớp dưới của họ. những bồi thần này lại có bồi thần hạng dưới nữa và cứ thế xuống tới bồi thần ở bậc thấp nhất là kị sĩ. Các kị sĩ này tập trung dưới tôn chủ trực tiếp của họ là một lãnh chúa phong kiến có cờ hiệu riêng và hợp thành một đơn vị chiến đấu. theo sau mỗi đơn vị là những binh sĩ nông dân sống dưới quyền cai qủan của lãnh chúa phong kiến.Nhiệm vụ của họ thường là đánh xe, vận chuyên lương thực và chiến lơi phẩm. Trang bị của một kỵ sĩ dưới thời carolanhgiêng trí giá bằng 45 con bò cái. Vì phải tự trang bị tốn kém như vậy nên quân đội chỉ gồm những phần tủ phong kiến cưỡi ngựa mặc giáp, đeo gươm và được coi là một nghề cao quý và trở thành một thứ độc quyền của họ". Trang 156

Những thông tin này có thể có ích đó. Người viết có thể chọn lọc đưa vào bài.

Ngoài ra thì saclomanhơ còn là hình ảnh của con K cơ trong bộ bài thì phải. chưa kiểm tra.nếu đúng thì có thể đưa vào bài (Nhan Luong (thảo luận) 12:35, ngày 19 tháng 7 năm 2010 (UTC))Trả lời

Thông tin thêm[sửa mã nguồn]

Trong cuốn Lịch sử văn minh thế giới, Vũ Dương Ninh (chủ biên), Nhà xuất bản giáo dục, năm 2008, trang 259 có thông tin về saclomanho như sau: "Nói chung, trong suốt 5 thế kỷ thời sơ kỳ phong kiến nền văn hóa Tây âu rất thấp kém, nhưng riêng dưới thời S thì có phát triển ít nhiều. Lúc bấy giờ frank phát triển thành một đế quốc rộng lớn. Để có nhiều quan lại quản lý công việc của nhà nước như tổ chức, tài chính, ngoại giao... và để có nhiều nhân sĩ cảm hóa nhân dân, nhất là đối với những vùng đất mới chinh phục, S đã rất chú ý đến việc phát triển văn hóa giáo dục. Ông mở trường dạy học cung đình, khuyến khích con em quý tộc theo học và mời các học giả nổ tiếng ở Tây âu đến giảng giạy. Người đóng vai trò quan trong nhất trong trường học cung đình và cũng là ngừoi đươc S đặc biệt ưu ái là Anquyn (Alcuin, 735 - 804) một giáo sĩ người Anh...."

Trang 261: "Sau khi S chết (814) không bao lâu, đế quốc do ông thành lập cũng không duy trì được sự thống nhất nữa. Và sự phát triển tạm thời về văn hóa cũng suy sụp"

Hi vọng đây là những thông tin có ích bổ sung cho bài viết. (Nhan Luong (thảo luận) 15:07, ngày 26 tháng 7 năm 2010 (UTC))Trả lời

Tên vua[sửa mã nguồn]

Lúc gọi tên ông này trong bài sau không để là Charles hay Charlemagne mà dùng chữ Karl (tiếng Đức)? Những sách đọc ở ngoài thường ghi là Charlemagne, ít thấy có sách đề là Karl lắm.Annguyen1988 (thảo luận) 13:15, ngày 28 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời