Bước tới nội dung

Thảo luận:Chiến tranh Đại Việt – Lan Xang (1478–1480)

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 11 năm trước bởi Lê Hải Hiệp trong đề tài Địa danh

Các cánh quân Đại Việt[sửa mã nguồn]

5 cánh quân (23 tháng 8 âm lịch) với 18 vạn quân:

  • Trịnh Công Lộ, Lê Vĩnh (cánh quân chính phía Bắc) theo đường An Tây (Điện Biên Phủ tỉnh Điện Biên) đánh thẳng vào Lão Qua.
  • Nguyễn Lộng (Lê Lộng) , Đinh Thế Nghiêu theo đường Thuận Mỗi (Thuận Châu tỉnh Sơn La), nhưng vẫn trong tầm điều hành của cánh quân Trịnh Công Lộ và yểm trợ cho cánh quân này đánh Lan Xang (Lão Qua).
  • Lê Nhân Hiếu (cánh quân Bắc trung tâm) theo đường phủ Thanh Đô (sau gọi là phủ Thọ Xuân nay là hướng các huyện Thường Xuân, Lang Chánh, Quan Sơn tỉnh Thanh Hóa), qua đường Hủa Phăn (đất Lão Qua) đánh Bồn Man và Lão Qua.
  • Lê Thọ Vực (cánh quân trung tâm) theo đường chính phủ Trà Lân (Kỳ Sơn, Tương Dương tỉnh Nghệ An) đánh trực tiếp vào Bồn Man (Xiêng Khoảng), rồi xuyên qua Bồn Man sang Lão Qua. (Cánh này sau có sự chỉ đạo trực tiếp của vua Lê Thánh Tông, khi vua thân chinh đến đây (6-8/11 âm, tới Chiềng Vang; 8-12/11 âm, ra Châu Bồ (tức Bồ Đằng, nay là xã Châu Nga huyện Quỳ Châu); 12/11-28/12 âm, ở Chiềng Vang)).
  • Lê Đình Ngạn (cánh quân Nam trung tâm) theo đường phủ Ngọc Ma (mặt Tây Nam tỉnh Nghệ An, khoảng Con Cuông, Thanh Chương tỉnh Nghệ An, Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh) ngược lên theo hướng Tây Bắc đánh Bồn Man rồi Lão Qua.

Đầu năm Kỷ Hợi (1479) vua Lê Thánh Tông sai Lê Niệm, mang 30 vạn quân đánh Bồn Man, vì tội chặn thư báo tiệp của cánh trung tâm. (cánh quân thứ 6 đi đánh riêng Bồn Man sau khi đánh Lão Qua (Lan Xang)).--Ngokhong (thảo luận) 10:29, ngày 10 tháng 1 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đã bổ sung theo đề nghị của bác. Phiền bác tra và bổ sung giúp các địa danh cổ đó nay là đâu.--Chúa Tể Hắc Ám (thảo luận) 10:49, ngày 10 tháng 1 năm 2011 (UTC)Trả lời

Lược bớt[sửa mã nguồn]

Đoạn trích "chiếu thư đánh Bồn Man-Lan Xang" của Lê THánh Tông quá dài, nên lược bớt chỉ để những dòng liên quan với việc đánh Lan Xang cho ngắn gọn nhằm để cho bài cân đối hơn. Kính cẩn!. S&O (thảo luận) 10:31, ngày 10 tháng 1 năm 2011 (UTC)Trả lời

Mục đích để dài là để thấy cái cớ đánh của Đại Việt và cái nguyên nhân mà Lan Xang nêu ra khác nhau quá thể. Nhưng đúng là dài quá thật. Bác thấy câu nào không quan trọng thì cắt giúp. Đại kính cẩn!. --Chúa Tể Hắc Ám (thảo luận) 10:52, ngày 10 tháng 1 năm 2011 (UTC)Trả lời

Địa danh[sửa mã nguồn]

Sông Kim Sa hay Trường Sa mà sử Việt nói quân của Lê Thánh Tông tới hình như là Sông Ayeyarwaddy nếu đối chiếu theo Minh Thực Lục, căn cứ theo thông tin của vua triều Ava gửi cho nhà Minh cầu cứu, Lan Xang giáp biên giới với Ava, khi vua Lan Xang chạy sang đất Ava thì quân của Lê Thánh Tông vẫn truy đuổi theo. S&O (thảo luận) 10:42, ngày 10 tháng 1 năm 2011 (UTC)Trả lời

Sông Ayeyarwaddy nằm trong lãnh thổ Myanma khá sâu mặc dù đoạn thường nguồn thì vì nơi đó Myanma hẹp nên sông gần biên giới. Vì Đại Việt sử ký toàn thư ghi là "biên giới" lại "phía Nam" nên tôi mới phỏng đoán không phải Ayeyarwaddy. Nhưng nếu là Thanwin đoạn phía Nam Myanma thì phải đi qua Ayutthaya. Tôi chịu. Dù là sông nào thì quân Đại Việt cũng đều đánh sang nước thứ ba. Thời ấy logistics chưa tốt mà đánh xa thế thì quả là bái phục các cụ. Nhờ bác XO kiểm tra và sửa giúp.--Chúa Tể Hắc Ám (thảo luận) 10:57, ngày 10 tháng 1 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thấy sử Lào ghi khoác lác thấy sợ. Lê Hải Hiệp (thảo luận) 05:35, ngày 29 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

Địa danh Chiềng Vang: tôi ngờ có lẽ là trùng với Chiềng Quang (Xiêng Khoảng) chăng????--Ngokhong (thảo luận) 15:47, ngày 10 tháng 1 năm 2011 (UTC)Trả lời

Em chịu. --Chúa Tể Hắc Ám (thảo luận) 16:24, ngày 10 tháng 1 năm 2011 (UTC)Trả lời

Cần tham khảo thêm[sửa mã nguồn]

Sử Lào cũ dù ông Tây dẫn lại hay Đại Việt sử ký toàn thư đều khó tránh khỏi thiếu trung lập, thường cho ta thắng địch thua. Có lẽ cần tham khảo thêm nguồn khác, hoặc ít ra là sách lịch sử do các nhà sử học Việt Nam hiện đại biên soạn. --Chúa Tể Hắc Ám (thảo luận) 17:51, ngày 10 tháng 1 năm 2011 (UTC)Trả lời

Dạ thưa anh, nguồn sử Việt và Lào chỉ nói về mình là chính. Còn theo tài liệu của Trung Quốc thì cuộc chiến này còn có liên quan tới nhiều vương quốc lúc đó như Đại Việt, Bồn Man, Heokam, Lan Xang, Lan Na, Ava. Theo Minh thực lục thì phe của Đại Việt gồm có Đại Việt liên minh với Heokam (Đại Việt tấn phong vương hiệu cho vua Heokam) tấn công Bồn Man, Lan Xang, tuy nhiên sau khi đánh bại Lan Xang thì Đại Việt bị chặn lại bởi liên minh Lan Xang + Lan Na + Ava, nên Lê Thánh Tông phải rút quân về.
Về quân số thì sử Việt nói Lê Thánh Tông điều tới 300,000 quân gì đó nhưng theo thông tin của nhà Minh thì Đại Việt điều quân 2 lần, lần đầu 60,000 quân thắng được Bồn Man + Lan Xang, tuy nhiên khi bị liên minh Lan Xang + Lan Na + Ava chặn lại thì Đại Việt điều tiếp thêm 90,000 quân nhưng vẫn không dành được lợi thế nên rút quân về. S&O (thảo luận) 11:27, ngày 11 tháng 1 năm 2011 (UTC)Trả lời

Trời ạ! Chuyện ly kỳ hấp dẫn thế mà không viết hộ vào bài cái. --Chúa Tể Hắc Ám (thảo luận) 12:12, ngày 11 tháng 1 năm 2011 (UTC)Trả lời

Sử Lào nói về phe mình, trong khi Minh Thực lục cũng ghi Lan Xang thua đấy thôi! Tôi đang nóng lòng chờ S&O cho thông tin của Minh Thực lục vào bài đấy, xem cái liên quân kia đánh bai Quân đội Đại Việt trong một trận đánh quyết định hay là kiểu một trận đánh bế tắc bất phân thắng bại, Quân đội Đại Việt phải rút về, hay là cái liên quân kia dùng kế chặn đứng Quân đội Đại Việt mà bloodless?--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 09:23, ngày 14 tháng 1 năm 2011 (UTC)Trả lời
Cũng không hấp dẫn lắm đâu ngài Chúa Tể Hắc Ám. Nhà Minh (chắc vì khoảng cách xa xôi hay vì... gì đó) mãi gần 1 năm sau khi chiến tranh kết thúc mới được biết việc này qua nhiều "cầu" thông tin, do đó cũng chỉ biên chép lại khá sơ lược một việc đã rồi. Quân Đại Việt là 8+6+9 = 23 vạn chứ S&O.--Trungda (thảo luận) 08:17, ngày 20 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nước Xa Lý[sửa mã nguồn]

Trong Minh sử có nhắc đến nước Xa Lý, không rõ có phải là Ayutthaya không?-- Ôn thi 11:20, ngày 10 tháng 2 năm 2012 (UTC)Trả lời