Thảo luận:Danh sách Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 5 năm trước bởi Future ahead trong đề tài Mất thông tin
Dự án Nhân vật Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nhân vật Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nhân vật Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
Trung bìnhBài viết được đánh giá tương đối quan trọng.

không dự đoán tương lai[sửa mã nguồn]

Wiki không dự đoán tương lai. Chưa bầu quốc hội thì bạn tạo bài này làm gì ?Hatxihoi (thảo luận) 13:29, ngày 15 tháng 4 năm 2016 (UTC)Trả lời

Yêu cầu đổi tên trang[sửa mã nguồn]

Tôi định đổi tên bài thành Danh sách Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV (bỏ đoạn theo tỉnh thành) đi vì tôi đã sửa lại bài bằng cách đưa toàn bộ nội dung vào Bảng sắp xếp. Như vậy, người xem sẽ có thể sắp xếp theo nhiều yếu tố theo ý muốn. Tuy nhiên tôi phát hiện trang này bị khóa từ tháng 5 năm 2017. Vì vậy tôi phải đặt bản mẫu để yêu cầu 2 điều:

  1. Đổi tên bài thành Danh sách Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV.
  2. Mở khóa di chuyển. Việc tranh chấp đổi tên xảy ra từ tháng 5 năm 2017 giữa ThusinhvietFuture ahead chỉ xảy ra trong thời gian ngắn mà BQV @Tuanminh01: đã thực hiện khóa vĩnh viễn thay vì có thời hạn để khuyến khích thảo luận. Tôi cho rằng việc khóa như vậy là quá mức cần thiết.

Tân (thảo luận) 07:10, ngày 21 tháng 10 năm 2018 (UTC)Trả lời

☑Y Tôi đã đổi tên theo yêu cầu và mở khóa do bài không còn tranh chấp nào về tên sau thời gian dài. --minhhuy (thảo luận) 07:49, ngày 21 tháng 10 năm 2018 (UTC)Trả lời

Mất thông tin[sửa mã nguồn]

Tôi thấy phiên bản mới của user:Vinhtantran mất nhiều thông tin như đơn vị bầu cử và phần trăm trúng cử. Cái này rất quan trọng. Yêu cầu bạn bổ sung hay hồi phục lại phiên bản cũ.Future ahead (thảo luận) 02:32, ngày 22 tháng 10 năm 2018 (UTC)Trả lời

Tôi lại cho rằng nó không quan trọng. Việc phần trăm bao nhiêu cũng không thể dùng để so sánh trực tiếp ứng viên này giỏi hơn hay uy tín hơn ứng viên kia khi mà ở Việt Nam là bỏ phiếu cho nhiều ứng viên cùng lúc (tức là tổng số % phiếu ủng hộ trong cùng 1 đơn vị sẽ lớn hơn 100). Đơn vị bầu cử ở Việt Nam là số thứ tự và không ổn định. Nó có thể thay đổi theo từng kỳ tùy thuộc vào phân bố dân số và khả năng tổ chức. Kể cả khi tiếp xúc của dân chúng với Đoàn Đại biểu, người ta cũng không còn phân biệt ai từ điểm nào vì họ thực ra không đại diện cho từng điểm bầu cử mà đại diện cho toàn thành phố hoặc tỉnh. Ngoài 2 thông tin đó ra, phiên bản cũ có khả năng sắp xếp hoặc gọn gàng và dễ quản lý hơn phiên bản này không? Tân (thảo luận) 02:45, ngày 22 tháng 10 năm 2018 (UTC)Trả lời
Không thể dùng phần trăm trúng cử để so hai đại biểu Quốc hội của hai tỉnh khác nhau nhưng có thể so hai đại biểu trúng cử trong cùng một đơn vị bầu cử. Cử tri có quyền biết đơn vị bầu cử nào đã bầu ra và đại biểu nào đại diện cho địa phương (huyện, thành phố) nào. Thực tế khi tiếp xúc cử tri, phần lớn đại biểu cũng chỉ tiếp xúc với cử tri ở đơn vị bầu cử đã bầu họ. Trừ một số trường hợp như Nguyễn Thiện Nhân và ông ấy cũng đã thanh minh.Future ahead (thảo luận) 02:54, ngày 22 tháng 10 năm 2018 (UTC)Trả lời
Ngoài hai thông tin đó ra còn có thông tin về số phiếu bầu cho mỗi ứng cử viên. Ví dụ:

Tỉnh Ðồng Tháp (8)

Đơn vị bầu cử Số 1: Gồm thị xã Hồng Ngự và các huyện: Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông

Kết quả số phiếu bầu cho mỗi người ứng cử:

1) Ông Trần Văn Cường được 196.367 phiếu, đạt tỷ lệ 60,31% số phiếu hợp lệ

2) Ông Huỳnh Minh Tuấn được 183.270 phiếu, đạt tỷ lệ 56,29% số phiếu hợp lệ

Dùng thông tin số phiếu bầu có thể so sánh các ứng cử viên.

Các link trong bản cũ đều đến đích trong khi nhiều link mới lại chỉ tới trang định hướng (có lẽ do bạn làm tự động) nên có lỗi. Phiển bản mới chỉ cần thêm mấy cột thông tin đó và sửa link là được.Future ahead (thảo luận) 03:24, ngày 22 tháng 10 năm 2018 (UTC)Trả lời

Bạn vừa mới đổi ngược tất cả các bảng biểu và làm cho Trang không còn khả năng sắp xếp theo ý muốn của người đọc. Chỉ vì hai thông tin đó mà bạn hy sinh toàn bộ các khối bảng biểu sắp xếp được và các bản mẫu ngày tháng. Cuối tuần này tôi sẽ bổ sung phần trăm số phiếu bầu, khi đó, tôi cũng sẽ bổ sung 1 cột ghi các Đơn vị bầu cử để bạn điền vào. Xin bạn vui lòng kiên nhẫn với tôi. Tân (thảo luận) 08:59, ngày 23 tháng 10 năm 2018 (UTC)Trả lời
Ngoài ra tôi thấy bạn cũng siêng thêm các cột vào dòng vào từng bảng, thể hiện qua hơn 10 sửa đổi gần nhất. Vậy tại sao bạn không nghĩ tới việc thêm nó vào trong Bảng lớn của tôi thay vì phải lùi về bản chia Tỉnh thành thành từng mục như vậy? Tân (thảo luận) 09:03, ngày 23 tháng 10 năm 2018 (UTC)Trả lời
Phiên bản của bạn vừa thiếu thông tin vừa không tốt bằng phiên bản cũ. Khi nào bạn hoàn tất thì bạn hãy đổi, còn hiện tại nên dùng phiên bản ổn định. Bạn không thấy tôi vất vả hoàn tất các mục chưa có bảng cả chiều hôm nay à?Future ahead (thảo luận) 09:05, ngày 23 tháng 10 năm 2018 (UTC)Trả lời
Tại sao lại không tốt? Chính bạn cũng nói "Phiển bản mới chỉ cần thêm mấy cột thông tin đó và sửa link là được" cơ mà? Tân (thảo luận) 09:06, ngày 23 tháng 10 năm 2018 (UTC)Trả lời
Đúng vậy, nếu bạn thêm thông tin đó xong thì hãy đổi. Vì hiện tại đọc giả muốn biết ai đại diện cho huyện nào thì không thể biết được.Future ahead (thảo luận) 09:07, ngày 23 tháng 10 năm 2018 (UTC)Trả lời
Nhưng độc giả muốn sắp xếp toàn bộ đại biểu quốc hội theo tên thì có làm được với phiên bản của bạn không? Tân (thảo luận) 09:09, ngày 23 tháng 10 năm 2018 (UTC)Trả lời
Vì sao việc sắp xếp đại biểu theo tên là cần thiết? Tôi thấy chỉ cần Search theo tỉnh thành hoặc CTRL + F tên đại biểu là ra, có khó gì đâu?Future ahead (thảo luận) 09:11, ngày 23 tháng 10 năm 2018 (UTC)Trả lời