Thảo luận:Duy Tân

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 7 năm trước bởi 116.110.53.83 trong đề tài Tư liệu mới nhất, nhiều kỳ, mong các bạn bổ sung, chỉnh sửa

Untitled[sửa mã nguồn]

Theo tài liệu "Vua Duy Tân trong phong trào đấu tranh yêu nước đầu thê kỷ XX" thì vua Duy Tân mất năm 1946. Không hiểu thông tin này có đúng hơn không. Casablanca1911 09:54, ngày 20 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Sao Tttrung lại sửa lại như vậy, nếu những lời nhận xét đó là "nặng" như theo ý bạn, thì đề nghị những câu sau cũng cần có dẫn chứng : "nhưng người Pháp sợ vua trưởng thành khó sai khiến", "Người Pháp trông thấy đồng ý ngay vì họ thấy Vĩnh San có vẻ nhút nhát và đần độn"." Duy Tân bất bình với cha Thành Thái vì không hợp tính tình"....Casablanca1911 10:31, ngày 20 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Những câu đó đều lấy trong các bài tham khảo đã ghi bên dưới, tôi cũng đã cắt bỏ đi nhiều. Nếu đòi dẫn chứng chính xác hơn nữa thì chịu. Đoạn " Duy Tân bất bình với cha Thành Thái vì không hợp tính tình" cũng thế. Họ còn viết "những Duy Tân lúc não cũng kính trọng cha mình...". Riêng tôi nghĩ hai cha con cựu hoàng bất bình vì Thành Thái quá Việt Nam, còn Duy Tân bắt đầu bị Pháp hóa ít nhiều--Docteur Rieux 12:02, ngày 20 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bạn nên ghi lại cụ thể sau câu văn chú thích là nguồn nào; nếu cần thì ghi trích dẫn nguyên văn, vì nếu không ghi rõ là nguồn đó nói như thế thì tưởng là quan điểm của Wikipedia là như vậy. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 12:09, ngày 20 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Đồng ý. Nhưng hãy nói với tác giả đưa ra nhận xét đó thay vì thêm các nhận xét có quan điểm vào. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 10:34, ngày 20 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi chỉ thảo luận về 2 ý này : "...là một vị vua được Pháp đặt lên để làm bù nhìn..." và "ông đã đi ngược lại ý đồ của chính quyền Nam triều...". Theo ý bạn là tôi cần đưa ra các dẫn chứng hay phân tích để có kết luận trên. Tôi nghĩ là những ý này thì rất nhiều người biết như vậy, nhưng để phân tích rõ vào đây thì như vậy liệu có sợ bài sẽ dài không ? Casablanca1911 10:42, ngày 20 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Với chỉ 2 ý này, tôi không nghĩ là cần đưa ra dẫn chứng ngay lập tức, mà chỉ cần sửa lại cho "gọn" "nhẹ" và "rõ" (Là một vị vua trong thời kỳ Pháp chiếm đóng Việt Nam, do đó được Pháp dựng lên để phục vụ chế độ bảo hộ, nhưng trong hơn 8 năm trị vì, ông đã chống Pháp mạnh mẽ.)- Trần Thế Trung | (thảo luận) 10:55, ngày 20 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Theo ý bạn thì tôi hiểu là sẽ không thể tồn tại chữ "bù nhìn" trong bất cứ bài viết nào của Wikipedia về một nhân vật nào đó vì là phải tránh dùng từ "mạnh". Có phải không vậy ? 203.160.1.47 11:22, ngày 21 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bài thơ tình của vua Duy Tân[sửa mã nguồn]

Sử chép: Sau cuộc khởi nghĩa chống thực dân không thành (1916), vua bị đày sang đảo Re’union.Vương phi mới cưới tên Mai Thị Vàng xin theo, nhưng vì không hạp thủy thổ, đau yếu luôn nên phải quay về nước. Thấy phi còn rất trẻ (18 tuổi), vua cho quyền tái giá. Thế nhưng bà vẫn cam chịu cảnh sống đơn chiếc, đạm bạc cho đến cuối đời (1980). Cái còn lại của mối tình đầu vương giả & buồn bã này là một bài thơ khá hay viết bằng tiếng Pháp, do vua Duy Tân làm lúc người yêu quí lâm bệnh nặng. Và có lẽ đây là bài thơ tình duy nhất của một ông vua Việt trong văn khố Pháp:

À Ma Chèrebien–Aime’e
(Tặng người yêu dấu)
Dịch:
Vén cánh cửa diệu kỳ
Ta ngắm nhìn em ngủ
Nằm trên làn chăn vải
Không một tiếng động hờ
Ta ngắt những đóa nhài
Và những đóa cẩm chướng
Ta canh chừng bên em
Với đôi mi khép kín
Ta lặng lẽ nguyện cầu
Bỗng dưng mắt nhòa lệ
Và nghĩ tới những điều
Chờ hai ta đêm nay…[1]

Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 20:44, ngày 25 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tư liệu mới nhất, nhiều kỳ, mong các bạn bổ sung, chỉnh sửa[sửa mã nguồn]

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/phong-su-ky-su/20160618/toi-da-lam-theo-tieng-goi-cua-to-quoc/1120420.html 116.110.53.83 (thảo luận) 09:35, ngày 20 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời