Thảo luận:Giang hồ Chợ Mới

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Điện ảnh
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Điện ảnh, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Điện ảnh. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.
  • Đây là đoạn con lợn Phú xóa vô lí của tôi chỉ vì nó lạm quyền. Tôi thấy Wikipedia toàn lũ vô dụng để cho mấy con súc vật vào chiếm quyền.
Giang hồ Chợ Mới
New Market's gypsies
Thể loạiHành động, khôi hài, hắc đạo
Định dạngWeb drama
Sáng lậpTô Gia Tuấn
Kịch bảnPhan Ngọc Liên
Hồ Việt Trung
Đạo diễnTô Gia Tuấn
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Hoa
Sản xuất
Địa điểmSài Gòn
Nha Trang
Bangkok
Thời lượng50 phút/tập
Đơn vị sản xuấtA Tô Film Group
Nhà phân phốiNam Việt - Comedy
FPT
Galaxy Play
Công ty cổ phần Nhạc Pro
Trình chiếu
Kênh trình chiếuYouTube
FPT Play
Galaxy Play
NhacPro Tube
Định dạng hình ảnh2440iP
4K
Quốc gia chiếu đầu tiên Việt Nam
 Hoa Kỳ
Phát sóng2017

Giang hồ Chợ Mới (tiếng Anh: New Market's gypsies) là nhan đề loạt phim ca nhạc hài khai thác đề tài du đãng của đạo diễn Tô Gia Tuấn, phát hành từ 2017 tới nay.

Lịch sử[sửa mã nguồn]

Bộ phim (web drama) Giang hồ Chợ Mới dài 02:22:44 được A Tô Film Group bấm máy năm 2017 và phát hành bán chính thức trên YouTube tích hợp Facebook Nam Việt - Comedy lúc 17:00 ngày 15 tháng 12 năm 2017[1]. Ban đầu đề án này chỉ có ý nghĩa giới thiệu công ty thương mại hóa giải trí do ông Tô Gia Tuấn (nghệ danh Mr. Tô) nắm vị trí giám đốc kiêm đạo diễn chính các sản phẩm. Tuy nhiên, thành công vượt sức tưởng tượng cộng hưởng việc A Tô Film Group nhận nút bạc quá sớm khiến nhà sản xuất quyết định dưỡng sức một thời gian ngắn trước khi tung ra loạt phim tiền truyện và tiếp diễn kể từ năm 2018.

Ở loạt phim mà được dự định hình thành "vũ trụ điện ảnh" Giang hồ Chợ Mới, nhà sản xuất tập trung khai thác số phận các nhân vật anh chị lớn trong xã đoàn Chợ Mới trước thời điểm bộ ba Cà Tưng xuất hiện. Đến phần cuối là sự tiếp diễn số phận các nhân vật xã đoàn sau cái chết của những anh hào Chị Đại, Ông Sói, anh Vi Cá, anh Bảy Gà, má Hoàng Hí Hửng. Loạt phim này cũng đánh dấu sự xuất hiện trào lưu thực hiện phim "giang hồ mạng" trên hệ thống YouTube Việt ngữ khiến công luận Việt Nam nảy ra nhiều quan điểm trái chiều, thậm chí gần như là phong trào xã hội đầu tiên trở thành chủ đề nóng tại quốc hội Việt Nam sau thời kì Đổi Mới.

Đây cũng là đề án điện ảnh độc lập tại Việt Nam tập hợp dàn diễn viên đông đảo nhất cho tới thời điểm 2020, mà trong đó, quá nửa là tài tử đã thành nghề hoặc ít nhiều có tiếng tăm từ lâu trong giới. Hơn nữa, loạt phim dường như là sự cố gắng thừa kế dòng phim hắc đạo phỏng theo mạn họa từng rất ăn khách tại Hồng Kông thập niên 1990.

Nội dung[sửa mã nguồn]

Bộ ba Cà Tưng gồm những tên lưu manh A Chề (Thanh Tân), Lắc Kiu (Xuân Nghị) và Sơn Keo (Duy Phước[2]) vì hâm mộ anh Vi Cá (Quách Ngọc Tuyên) nên tìm cách xin gia nhập băng Chợ Cá, dần dà được kiến diện những nhân vật tai to mặt lớn trong xã đoàn. Bấy giờ Chợ Mới đã hình thành 8 chợ nhỏ, mỗi chợ dưới tay một dân anh chị, nhưng thảy đều tuân phục Ông Sói (Hữu Tín).

Nhưng mới được ba hôm, vì một phút nông nỗi, bộ ba Cà Tưng chọc giận anh Bảy (Hứa Minh Đạt) - trùm Chợ Gà - khiến anh Vi Cá bị kéo vào cuộc. Mâu thuẫn vốn âm ỉ từ lâu giữa hai đại ca được dịp tái phát. Anh Vi Cá vì bản tính hào hiệp mà ngầm giúp bộ ba Cà Tưng chạy trốn. Mặc dù theo luật xã đoàn, anh Vi Cá phải nộp bộ ba cho băng Chợ Gà xử, anh Bảy bèn lợi dụng cớ này để lừa giết anh Vi Cá, đồng thời hại luôn Ông Sói hòng ngoi lên địa vị thống lĩnh, nhân đó đổ riệt luôn tội ám sát Ông Sói cho anh Vi Cá.

Trong lúc lẩn trốn ở Nha Trang, bộ ba Cà Tưng được vợ chồng ông trùm xứ biển nhận làm con nuôi, cho danh phận mới Tam Thái Tử Nước Mắm. Bộ ba bèn quay về phục hận cho anh Vi Cá và vạch mặt anh Bảy. Kết cuộc Chợ Mới bỏ ngỏ với cái chết của các nhân vật lừng lẫy và nhiệt náo nhất, nhưng số phận những kẻ có âm mưu đen tối sau lưng lại bỏ ngỏ để khán giả tự đoán. Đây là căn nguyên để đạo diễn thực hiện loạt phim tiền truyện và tiếp diễn về sau, mà mỗi phần đều là sự cộng tác cá nhân giữa đạo diễn và một tài tử chính, rồi mời thêm dàn tài tử tiếng tăm làm hậu thuẫn cho kịch tính hơn.

Chị Mười Ba (Thu Trang - Tiến Luật)[sửa mã nguồn]

Chị Mười Ba vốn là kẻ có bề ngoài lì lợm song lại dễ động lòng, vì thế, một kẻ thù cũ là Bi Long (Khương Ngọc) bèn cài đàn em vào khu Lầu Xanh để hại. Nhưng trong lúc ấy, Chị Mười Ba phải giải quyết ân tình với Đường Băng đại huynh (Tiến Luật) và Kẽm Gai (Anh Tú), những kẻ tuy chẳng ơn nghĩa gì nhưng đều mến mộ thị. Kết phim, Bi Long thất thế trong cuộc tỉ thí với Chị Mười Ba và xã đoàn Chợ Mới, nội gián Nữ (Diệu Nhi) bị đả thương, nhưng Bi Long kịp ra tay bắn trọng thương Kẽm Gai. Phần hậu truyện được xây dựng thành bản điện ảnh Chị Mười Ba - Phần kết Thập Tam Muội[3].

Ở phần 1 phiên bản màn ảnh đại vĩ tuyến, cái kết bản chính được giảm nhẹ. Nhân vật Kẽm Gai chỉ giả chết, Bi Long và Hồng Phất Nữ là mật cảnh. Bi Long về dưới trướng Hắc Hổ - trùm An Cư Nghĩa Đoàn (một tổ chức buôn ma túy và võ khí giả danh cơ sở thương mại cổ phần bán lẻ điện thoại). Theo lệnh Hắc Hổ, Bi Long phải giết Đường Băng để thanh toán nợ cũ, nhưng ngầm báo có xuồng công an cứu khi té xuống nước. Chị Mười Ba tưởng Đường Băng chết thật, vội lần theo manh mối mà khám phá ra kẻ đích thực đứng sau chuỗi nguy hiểm khủng khiếp này.

Vì lí do kiểm duyệt và thương mại, phần 2 bản điện ảnh trở đi được phát triển độc lập với bản chính đã chiếu trên mạng.

Vi Cá tiền truyện (Quách Ngọc Tuyên)[sửa mã nguồn]

Anh Vi Cá lừng lẫy giang hồ vì là mẫu đại ca đẹp ngoại hình và có tinh thần trượng nghĩa, nhưng lắm lúc cũng bốc đồng và ưa giở thói anh hùng rơm. Y xuất hiện lần đầu trong loạt phim Giải cứu tiểu thư do ca sĩ Hồ Việt Trung bỏ vốn sản xuất. Trong bản phim chính thức, anh Vi Cá bị anh Bảy Gà lừa giết rồi đổ vấy tội mưu sát ông Sói. Còn phần này, y là em rể anh Bảy, cả hai vốn chơi thân từ nhỏ và lớn lên cùng chia nhau hai địa bàn lớn nhất Chợ Mới.

Tuyến phim mở đầu với hôn lễ Cá Con (Quách Ngọc Tuyên) và Bàu Ngư (Khả Như). Cái chết bí ẩn của Bàu Ngư có bàn tay Quạ Đen (Kiều Minh Tuấn) đứng sau không chỉ khơi dần mâu thuẫn Cá Con và Bảy Gà mà cả Cá Con với Khô Mực (Thái Vũ). Ông trùm Chợ Cũ là Bố Già (Chí Tài) đã tặng y biệt danh mới là Vi Cá và từ đây đời y bước vào cuộc xung đột triền miên với anh Bảy.

Thập Tứ cô nương (Nam Thư)[sửa mã nguồn]

Thôn nữ Thập Tứ chân chất vì có mẹ vướng nợ nần cờ bạc để đến nỗi đầu gấu truy sát, mẹ con phải dắt díu nhau lên Sài Gòn kiếm ăn. Vì sa cơ lỡ vận và bị lừa tình, Thập Tứ bước chân vào giang hồ nhờ sự dìu dắt của hai kẻ biến thái là Lâm Lí Lắc (Lê Dương Bảo Lâm) và anh Bảy Gà. Nhưng Thập Tứ dần trở thành kẻ đối đầu Trương Phi (Nhật Cường) - một đại ca sòng bài Chợ Cũ - vì món nợ sát mẫu vô cùng nham hiểm.

Trật tự mới (Việt Hương)[sửa mã nguồn]

Ông Nội là dân ô môi đi bụi từ nhỏ. Thị trải bao phen vào sinh ra tử cùng chị Đại nên được giang hồ kính nể, sẵn sàng ra tay ứng cứu thị bất kể lúc nào, mặc dù hình thể nhỏ nhắn hơn nhiều đàn anh xã đoàn. Trong các tranh chấp của người xã đoàn, Ông Nội là nhân vật duy nhất có tư cách đứng ra giải quyết. Nhưng tính khí thị dễ mủi lòng nên thường bị kẻ xấu lợi dụng. Hơn nữa, mặc dầu được nể trọng nhưng Ông Nội không đủ bản lĩnh gánh trọng trách gì, cho nên với xã đoàn luôn bị giễu là "tướng không quân".

Chị Đại (Hồng Vân) bị ung thư giai đoạn cuối, muốn tìm một kẻ xứng đáng thay mình làm trùm Chợ Mới. Trong khi đại ca các chợ nhỏ ngấm ngầm hạ bệ nhau để tiếm vị, thì Chị Đại lại có ý nhượng quyền cho Ông Nội (Việt Hương). Nhưng ý định này có nguy cơ đổ bể vì một kẻ phá bĩnh là Lão Nhị (Lê Quốc Nam). Y ra sức mua chuộc các đại ca chợ lớn chợ bé, đồng thời sai người truy sát Ông Nội tới cùng, lại giết hết những kẻ thân tín Ông Nội. Nhưng đến phút cuối, một đàn em Chị Đại là Ông Sói đã cứu Ông Nội và cùng lập kế hoạch vãn hồi danh dự cho Ông Nội, qua đó vạch trần những thế lực mưu toan chiếm Chợ Mới bằng bàn tay bẩn.

Rốt cuộc, Ông Sói chính thức giã từ đời ẩn dật để ra lãnh đạo xã đoàn Chợ Mới, còn Ông Nội làm trợ thủ đắc lực cho Ông Sói dù trong tay không nắm cơ sở kinh doanh nào.

Tam thái tử (Thanh Tân, Xuân Nghị, Duy Phước)[sửa mã nguồn]

Xã đoàn đại loạn, các con Chị Đại và Ông Sói đều bất tài vô dụng, Ông Nội đành hạ lệnh cho anh em Cà Tưng sang Bangkok tìm bà Cáo về kế vị. Tam Thái Tử Nước Mắm lại khăn gói qua Thái Lan, nhưng tới nơi thì biết tin bà Cáo đã mất. Họ tình cờ gặp Huy Bắc và được dàn xếp cuộc gặp mụ Quỳnh (Ngân Quỳnh) hành nghề bán trái cây và có sắc diện giống hệt bà Cáo. Bộ ba hứa thanh toán hết nợ nần xã hội đen cho mụ Quỳnh, nhưng bắt mụ phải đóng giả bà Cáo để về Sì phố lập lại trật tự xã đoàn, đồng hành có Louis và Huy Bắc. Thế nhưng các thế lực hắc ám Chợ Mới và Chợ Cũ không để họ yên thân.

Cửu Phong tìm cách hại Tam Thái Tử để phục hận vết cứa trên "gương mặt điển trai", mưu đồ thao túng cả Chợ Cũ Chợ Mới. Trong khi đó, lão Nhị dần lộ thân phận là em ruột chị Đại, mưu toan cài tay trong Zombie vào xã đoàn và lợi dụng bọn Tam Thái Tử Nước Mắm để chiếm ngôi thủ lĩnh Chợ Mới. Tuy vậy, nhược điểm chết người của y là sợ vợ và cũng không dám để vợ biết mình là dân giang hồ thứ thiệt.

Bi Long đại ca (Steven Nguyễn, Lợi Trần)[sửa mã nguồn]

Đội lân sư rồng lừng danh Chợ Cũ là An Nghĩa Đường[4] trong thực tế là một hắc bang, được điều hành bằng "luật rừng" dưới tay các ông trùm. Mặc dù tồn tại ở thế giới ngầm, có nhiều mâu thuẫn ân oán tưởng chừng chỉ có thể đắp đổi bằng đao kiếm máu me, nhưng đây đó vẫn còn tình người - tình chí hữu, tình lứa đôi. Các nhân vật Chợ Cũ đã hết thời phải đối phó với những mưu toan thâu tóm bằng bàn tay sắt của xã đoàn Chợ Mới trẻ hơn, hung bạo hơn.

Nhân vật[sửa mã nguồn]

Chợ Mới
Chợ Cũ
An Nghĩa Đường
Xứ Biển
  • Lão Nhị (Lê Quốc Nam): Ông trùm xứ biển, em Chị Đại
  • Bà Đại (Đại Ngọc Trâm): Bà trùm xứ biển, em dâu Chị Đại, vợ kế của Lão Nhị
  • Zombie/Cá Nóc (Hồng Thanh): Đàn em Lão Nhị

Hậu trường[sửa mã nguồn]

Kĩ thuật[sửa mã nguồn]

Sản xuất
  • Chủ nhiệm: Bo Mập
  • Trợ lí đạo diễn: Phước Tính
  • Nhiếp ảnh: Tùng Táo Tợn, Hậu Terror, Tuấn Hà, DJ Ewainz, Thuấn Lê, Boy Nguyễn, Tâm Võ, Tuấn Nhóc, Út Anh Em, Thomas Thưởng, Beck, Tuấn Nhóc, Rae
  • Thiết kế mĩ thuật: Hải Nhí
  • Phục trang: Phương Biện
  • Trang điểm: Nam Thư, Hứa Mẫn, Pussac, Quốc Tuấn, Kha Linh, Quoắn Nguyễn
  • Kĩ xảo: Sĩ Đồng
  • DOP: Đạt JP
  • Chiếu sáng: ADN - Gà Tre
  • Thâu âm: Đào Công Tâm
  • Âm nhạc: Nguyên Chấn Phong, Tô Gia Tuấn
Ca khúc

Ảnh hưởng[sửa mã nguồn]

Các tuyến phim được kiến tạo dựa trên sức ảnh hưởng của loạt phim Bố giàNgười trong giang hồ rất quen thuộc với thế hệ 7-8X. Hơn nữa, loạt phim này cũng nhằm vào đối tượng khán giả đó - những người có thời gian dài tiếp xúc điện ảnh Hồng Kông, nhất là mảng phim võ hiệp và xã hội đen.

Tuy vậy, việc tiến hành sản xuất phim này lại được gợi ý trực tiếp từ loạt phim Người phán xửMê cung. Trước đó, dòng phim tội phạm và xã hội đen tại Việt Nam thường được chế tác rất dè dặt, không dám gợi cảm giác thô bạo vì vấn đề kiểm duyệt văn nghệ. Nhưng ở thời điểm phim bấm máy, chế độ kiểm duyệt khắt khe đã được lược bỏ. Những cảnh bạo lực và khiêu dâm được chấp nhận phô diễn nhưng không được phép quá lộ liễu, đồng thời, bộ phim cũng cân nhắc việc đưa nhân vật thiếu nhi vào một số phân đoạn để làm mềm mại hóa tuyến truyện[5].

Cũng như trường hợp Người phán xử, Giang hồ Chợ Mới cho phép nhân vật được thoại những câu tục tĩu và hiếu chiến, nhưng chỉ ở mức độ vừa phải để khỏi bị tẩy chay khỏi YouTube. Nhưng một thời gian ngắn sau khi phim nhận được nút vàng YouTube, không gian Internet tại Việt Nam rộ lên trào lưu quay cảnh bạo lực hoặc làm trò lố (troll) ăn theo thành công của Giang hồ Chợ Mới. Nhiều nhóm du đãng thậm chí lập hẳn kênh video riêng để đóng cảnh xã hội đen thanh toán lẫn nhau, khiến báo giới và quốc hội đề xuất lập chế tài xử phạt nặng hơn[6].

Sự kiện trên khiến dàn tài tử trọng tâm Giang hồ Chợ Mới đắn đo việc đình chỉ vô thời hạn sự phát triển tiếp tuyến truyện phim[7]. Tỉ dụ : Diễn viên Quách Ngọc Tuyên quyết định tập trung vào loạt phim Thằng khờ, còn diễn viên Nam Thư thực hiện dòng phim ngắn ngôn tình... Tới năm 2020, sau 3 năm từ lần phát hành sơ khởi, ông Tô Gia Tuấn phát triển tiếp bản chính Giang hồ Chợ Mới, lấy bộ ba Cà Tưng[8] làm trọng tâm, đồng thời các cảnh bạo lực được tiết giảm cho đỡ căng thẳng hơn và không gây thêm trào lưu ăn theo cực đoan trên mạng[9], chỉ dồn câu truyện vào hội thoại để kích thích tố chất diễn viên.

Cũng tới thời điểm 2020, đây được xác nhận thuộc về số ít phim phát hành không gian Internet có dàn tài tử đông đảo nhất hoàn cầu, mà đa số lại là tài tử chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm diễn xuất từ lâu. Phim cũng góp phần lớn quảng bá tên tuổi các diễn viên Quách Ngọc Tuyên, Hứa Minh Đạt, Hoàng Mèo, Hữu Tín, Hồng Thanh trước thời điểm 2017 hầu như không nổi bật trên truyền thông.

Nhận xét[sửa mã nguồn]

  • Miền Nam nghệ sĩ thích làm giang hồ, miền Bắc giang hồ muốn làm nghệ sĩ. Éo le thay showbiz Việt !
  • Xét công bằng, thì trên mạng xã hội, ảnh hưởng của nghệ giới vẫn là lớn nhất, vì họ có kĩ thuật biểu diễn trong khi những người nghiệp dư chỉ biết bám theo thị hiếu để câu view, câu like. Phải thú thực, em là một trong những người bám rất sát loạt phim "vũ-trụ du-đãng" của anh Tuấn với sự say mê vô cùng (dám nói là từ sau "Bụi đời Chợ Lớn" chưa loạt phim VN nào khiến tụi em thích thú vậy). Nhưng nói đi cũng phải nói lại, em có thiển ý là, sắp tới hãng A Tô nên lấy sự kiện này làm bài học : Đó là kiềm chế lối ứng xử của các nhân vật trong phim, thay vì coi việc dụng ngôn tục (dù đã gia giảm, cài miếng hài) làm phương tiện giải khuây cho đám đông, thì hãy gia thêm những tình tiết đậm tính giáo dục, vì suy cho cùng, điện ảnh là con dao hai lưỡi - Mặt phải, nó có thể đào tạo vài thế hệ biết hành xử tử tế chỉ bằng một cuốn phim ; mặt trái, nó nhuộm đen người thiếu ý thức (tức là trẻ tuổi đời và non tuổi học, chứ người từng trải thì coi phim nào cũng như phim nào, họ học từ trường đời chứ không qua phim ảnh). Và em nghĩ, sự kiện này có thể lấy làm dấu chấm hết cho trào lưu "giang hồ mạng", nhưng nên mở ra loạt đề tài mới cho điện ảnh : Đó là kiến tạo một xã hội bớt chuộng sự hào nhoáng, khoe sắc thay vì thể hiện nhân cách. Đành rằng 2-3 năm nay, nhà nước đã rất chịu khó nới lỏng kiểm duyệt văn hóa phẩm - nhất là ca nhạc và điện ảnh. Nhưng việc đó là để nghệ sĩ có thêm cơ hội thể hiện những điều đã học hỏi từ những quốc gia có ngành giải trí phát triển nhằm làm giàu tài nguyên văn hóa Việt, chứ không phải làm vài video câu view câu like kiếm thu nhập. Trước đây, có những thời kì nghệ sĩ bị coi khinh vì đói rách, thiếu thốn trăm bề, vậy nhưng nghệ thuật Việt Nam vẫn cho ra những sản phẩm xuất chúng. Cho nên, nghệ giới Việt qua sự kiện này nên suy nghĩ về sự "tự kiểm duyệt" để làm sao không biến mình thành ngòi nổ cho những trào lưu tệ hại. Riêng với trường hợp trào lưu "giang hồ mạng" kiểu Khá Bảnh, Phú Lê... em dám nói là nghệ sĩ chính là tác nhân quan trọng nhất. Dù sau cmt này anh chị nghệ sĩ có truy sát, bao vây em, nhưng em vẫn bảo lưu quan điểm : Nghệ sĩ cũng có lỗi trong sự kiện đó, và chính họ phải tự giải quyết nguồn cơn.

Tham khảo[sửa mã nguồn]

Hậu trường
Công luận