Bước tới nội dung

Thảo luận:Hùng kê quyền

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 17 năm trước bởi Bình Giang trong đề tài Dịch bài thiệu

Hồng và Hùng[sửa mã nguồn]

Có nhầm lẫn hay không? Không phải là Hồng Kê quyền (con gà màu đỏ), mà phải là Hùng Kê Quyền (quyền gà trống), dựa theo các mô phỏng động tác của con gà như trong trò đá gà. Võ sư Lê Văn Vân, trong một bài viết trên Sổ Tay Võ Thuật đã nói: Trong võ thuật cổ truyền Bình Định, bài Yến Phi Quyền cũng như bài Hùng Kê Quyền là chế tác của hai vị anh hùng áo vải Tây Sơn. Bài Hùng Kê do Nguyễn Lữ sáng tạo, bài Yến Phi do Nguyễn Huệ Sáng tạo dựa vào các bài Thần Đồng, Lão Mai, Ngọc Trản để dành cho nghĩa binh rèn tập trong giai đoạn đầu (STVT, 3-12-1994, tr. 54). Tôi đổi liên kết và đề nghị các admin xóa tên Hồng kê quyền, vì đó là một cái tên cực ngây ngô có thể lại dẫn hướng tiếp đến bài này. Xin thỉnh cầu các thành viên viết tiếp. Sao số phận của các bài võ dân tộc thê thảm thế ko biết, đến cái tên còn bị con cháu nó hiểu sai, hehe!!!!Khương Việt Hà 17:16, ngày 30 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thêm nữa, lần giở lại bài này, thấy history của nó từ tháng 12 năm 2006, sai sót sơ sài rất nhiều, chẳng hạn câu: bài quyền có những động tác mạnh mẽ và dứt khoát do võ sư Ngô Bông viết ra. Thế mà lạ thật, chả thấy đưa vào nhật trình xóa gì cả.Khương Việt Hà

Tôi xóa nội dung ai đó đã viết và viết tạm được chút chút. Xin các bạn bổ sung tiếp nhé, vì tôi chưa từng học/xem bài này, nên ko đủ tự tin để chấp bútKhương Việt Hà 17:46, ngày 30 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tên của bài này, theo như giọng nói của những người miền Trung Việt Nam thì họ phát âm từ Hùng trở thành Hồng, cách phát âm này là giọng cũ của các tỉnh miền Trung, thường thì các vị võ sư già hay gọi là bài Hồng kê quyền. Trong võ thuật tôi vẫn chưa từng được nghhe tới bài quyền nào có tên là Hồng kê quyền nào khác cả, nó chính là bài Hùng kê quyền. Chính bản thân tôi đã từng tập luyện bài này. Nếu như thực sự quý vị nào biết 1 bài Hùng kê quyền nào khác thì chúng ta sẽ tạo trang định hướng sau. Thân ái --silvi 12:08, ngày 31 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đồng ý, tôi cũng ngờ ngợ là âm địa phương, nhưng chúng ta phải dùng âm chính thống chứ không phải âm địa phương, vì mục từ không viết Hán Văn (雄鷄挙 Hùng kê quyền), mà chỉ viết phiên âm Hồng kê quyền thì chữ Hán của nó là 紅鷄挙 (chả có bài quyền nào tên như vậy cả). Văn bản của Hội nghị chuyên môn toàn quốc ghi là Hùng kê quyền thì chúng ta phải dùng tên như vậy, ko thì nhầm lẫn hết. Ví dụ nữa, Họ Khương (姜) có địa phương đọc là Khang, nhưng viết vẫn là 姜, chứ nếu viết là 康 (Khang), thì lại nhầm sang họ khác.Khương Việt Hà 14:09, ngày 31 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Dịch bài thiệu[sửa mã nguồn]

Tôi không hiểu nhiều chữ Hán Việt, nên không hiểu bài thiệu nói gì. Khương Việt Hà dịch giúp sang tiếng Việt đi. Thanks.--Tò Mò 05:04, ngày 31 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Héhé, cái này thì khó đây. Ko phải quá khó nếu có bản chữ Hán, có thể dịch được. Còn dịch nôm na trên phiên âm tôi sợ lại chẳng khác nào cái Hồng kê hay là Hùng kê, sai nghĩa hết cả. Tuy nhiên tôi thấy một số site có bản dịch đấy, có thể lấy về và trên cơ sở bản dịch tôi đối chiếu thử với bản Hán Việt lời thiệu xem có sai sót cần sửa koKhương Việt Hà

Tôi đã dựa theo một bản dịch nôm na nghĩa của từng câu để dịch thơ bài này thành song thất lục bát, hehe, dịch chưa vần lắm nhưng cũng xin giữ bản quyềnKhương Việt Hà 03:16, ngày 1 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời
Mặc dù không hiểu các ẩn ý khi đọc bài thiệu sau khi Khương Việt Hà đã dịch ra tiếng Việt, nhưng vẫn thấy hay. Đọc tiếng Việt vẫn thấy thoải mái hơn đọc tiếng nước ngoài nhỉ. Còn tôi không hiểu chắc là tại tôi không biết võ thôi. Cảm ơn Khương Việt Hà.--Bình Giang 14:16, ngày 1 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời