Thảo luận:Húy kỵ

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 13 năm trước bởi Duyệt-phố trong đề tài Bỏ đoạn tiếng Quảng

Untitled[sửa mã nguồn]

Bài này có tầm nhìn hẹp. Kị húy có từ rất lâu ở Trung Quốc. Trong Chu lễ-Xuân quan của Chu Công Đán thời nhà Chu người ta đã định ra luật lệ về việc này (小史:...若有事,則詔王之忌諱... [chức quan] tiểu sử:...khi có việc, theo phép tắc ban chiếu về việc kị húy của vua...). Lưu ý thêm là từ thời nhà Tần trở đi thì chỉ các sắc lệnh của vua ban ra mới gọi là ban chiếu chỉ.222.252.188.225 (thảo luận) 01:10, ngày 15 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời

Treo biển?[sửa mã nguồn]

Tôi cho rằng việc treo bản mẫu tầm nhìn hẹp là ko nên. Tôi có hai lý do:
  1. Thành viên Lê Tấn Lộc đang viết bài này, để xem anh ta có tìm ra tài liệu nào có ghi nhận giống như lời của IP ở trên nói ra ko nữa?
  2. Tôi đã mời Lê Tấn Lộc hỏi BQV Trungda, và thế nào anh này cũng phải ra giúp, tuỳ theo độ sớm muộn mà thôi.
  3. Như tôi đã từng nói, khả năng người viết bài chỉ đến thế thôi, vậy xin để cho anh ta viết xong đã, nhờ anh Trungda vào rồi hãy xét đến chuyện đặt biển sau!

--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 01:23, ngày 15 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời

Biển tầm nhìn hẹp để gây chú ý cho người viết là có người phê bình bài này thôi -- ClanKeytalk-butions 01:27, ngày 15 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tôi lưu ý nhất ở thảo luận thứ ba là anh ta chưa viết xong! Nếu anh ta viết xong mà Trungda chưa đến mà tình trạng vẫn còn như vậy, lúc đó treo biển vẫn còn chưa muộn...--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 01:28, ngày 15 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
Lời bàn của 222.252.188.225 là chuẩn xác. Trung Quốc đặt ra đầu tiên lệ kỵ húy này. Tôi có thể giam gia, tuy nhiên không đủ khả năng bao quát về vấn đề này của Trung Quốc (đơn giản vì TQ nhiều triều đại và thời gian bề dày hơn VN rất nhiều nên không rõ từng triều đại có gì đặc trưng). Tôi chỉ biết vài trường hợp cá lẻ, nêu luôn để mọi người biết: "Tướng quốc" vốn là "tướng bang", vì kiêng húy Lưu Bang mới phải gọi là "tướng quốc"; "Kiến Nghiệp" kinh đô Đông Ngô thời Tam Quốc sang thời Tây Tấn đổi là Kiến Khang vì kiêng húy vua Tấn Hoài Đế (Tư Mã Nghiệp)... Không rõ bên đó có kiêng tới tận cha mẹ vợ vua không. Có lẽ phải cầu viện một thành viên thông thạo "sách Tàu" như Meotrangden mới xong.--Trungda (thảo luận) 06:46, ngày 15 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
Xét bài viết này về cơ bản chép từ các trang được liệt kê làm nguồn dẫn. Ngay trong nguồn dẫn (Kiêng húy – Sự khắc nghiệt vô lý của t/g Mai Thanh Hải) đã viết rất rõ ...trong đó có việc học đòi theo kiểu Trung Quốc kể từ đời Chu (1066-771 trước Công nguyên) bắt trăm họ con đỏ phải kiêng kỵ không được nói, không được viết tên các vua chúa..., như thế phải thấy rằng kị húy là luật lệ của các triều đại phong kiến Trung Hoa. Các triều đại phong kiến Việt Nam chỉ là học theo. 222.252.188.225 (thảo luận) 01:07, ngày 16 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời

Ban lệnh kiêng húy rộng rãi?[sửa mã nguồn]

Những cái kiểu như rộng rãi nhất (Lê Thái Tổ đã ban bố ngay lệnh kiêng húy rộng rãi nhất), khắc nghiệt nhất thì không thể dùng nguồn dẫn là một bài báo của một hay hai tác giả (có lẽ là nhà báo) đương đại đầy cảm tính cá nhân để phán xét được. Cần phải xét có bao nhiêu tên gọi không được dùng. Ví dụ Lê Thái Tổ chỉ ban có 7 húy (...Ngày 20, ban các chữ húy tông miếu và chữ húy tên vua... Húy Tông miếu có 5 chữ: Hiển Tổ Chiêu Đức Hoàng Đế húy là Đinh, Hiển Tổ Tỷ Gia Thục Hoàng Thái Hậu húy là Quách, Tuyên Tổ Hiến Văn Hoàng Đế húy là Khoáng, Trinh Từ Ý Văn Hoàng Thái Hậu húy là Thương, huý của vua là Lợi, của hoàng hậu là Trần, của anh vua là Học.), trong khi đó năm 1294, Trần Anh Tông ban một lúc tới 10 húy, gồm 6 quốc húy: tên của vua là Thuyên, của Nhân Tông là Khâm, của Thánh Tông là Hoảng; của Thái Tông là Cảnh, của Thái Tổ là Thừa, của Nguyên Tổ là Lý; các chữ nội húy (4): Thánh Từ hoàng hậu là Phong, Thuận Từ hoàng hậu là Diệu, Hiển Từ hoàng hậu là Oanh, Nguyên Thánh hoàng hậu là Hâm.. Năm 1298, ban tiếp 2 húy (Ngụy + Châu). Năm 1299 lại ban tiếp 2 húy (Liễu + Nguyệt), còn các chữ Ngụy, Thấp, Nam, Càn, Tô, Tuấn, Anh, Tảng khi làm văn phải viết bớt nét v.v. Một khi đã là húy thì mọi thần dân đều không được dùng cho nên không thể nói Lê Thái Tổ ban húy nhiều hơn và áp dụng rộng rãi hơn Trần Anh Tông được. 222.252.188.140 (thảo luận) 14:23, ngày 16 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi đang viết lại. --Tom(~.^)Boy-- (thảo luận) 14:40, ngày 16 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời

Mở rộng[sửa mã nguồn]

Có thể tham khảo nội dung bên các ngôn ngữ khác, nhất là bản tiếng Anh và đặc biệt là tiếng Trung (nhờ các thành viên có khả năng tiếng Hán) để mở rộng phạm vi. Nội dung hiện tại mới chỉ đề cập trong phạm vi Việt Nam.--Trungda (thảo luận) 03:57, ngày 17 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời

Bongdentoiac (thảo luận · đóng góp) rất giỏi tiếng Tàu đấy -- ClanKeytalk-butions 03:58, ngày 17 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
Mình cũng không thạo tiếng Tàu lắm đâu. Nếu nhờ những thành viên như Meotrangden (thảo luận · đóng góp), VietLong (thảo luận · đóng góp) có lẽ được việc hơn.

Tên bài[sửa mã nguồn]

Tại sao bài này không tên là Kị huý mà lại là Huý kị nhỉ? Bên tiếng Trung, Nhật, Hàn đều là Tị huý. Bongdentoiac (thảo luận) 05:00, ngày 20 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời

Không rõ câu hỏi đầu tiên, nếu tôi hiểu đúng ý bạn thì "kị huý" mà lại là "huý kị" cũng giống như "an bình" và "bình an" vậy. Tiếng Việt không dùng tị húy 避諱 mà dùng kị húy 忌諱, vậy thôi. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 08:34, ngày 20 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
Hơn nữa, những tên có liên quan khác đã được đổi hướng đến tên này rồi. --Tom(~.^)Boy-- (thảo luận) 06:33, ngày 21 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tuy nhiên, húy kị là thuật ngữ hay được sử dụng trong giới Phật giáo để chỉ việc cúng giỗ cho các sư, nên tốt nhất bài này nên để tên chính là kị húy hoặc kiêng húy. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 01:13, ngày 22 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
Trước khi khởi tạo bài này, tôi đã từng nghĩ đến chuyện này và tôi thấy từ "Húy kỵ" được nhiều sách nói đến hơn nên tôi mới quyết định chọn tên này. Trong bài này có chú thích: "Húy kỵ" (đôi khi còn gọi là "Kỵ húy" hay "Tị húy")... như vậy cũng ổn rồi. --Tom(~.^)Boy-- (thảo luận) 01:59, ngày 22 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời

Bỏ đoạn tiếng Quảng[sửa mã nguồn]

Đoạn về tiếng Quảng-đông nên bỏ đi vì nếu theo định-nghĩa ở đầu bài thì cách gọi trại là để tránh tên tiền-nhân hoặc những nhân-vật đáng kính chứ đâu phải vì trùng-âm hoặc là sợ gở. Đoạn tương-tự như trường-hợp trong tiếng Việt gọi "liên-đái", nhiệt-đái" là "nhiệt-đới" và "liên-đới" là để tránh trùng một âm tục nhưng đó không thể coi là "kỵ húy" được. Duyệt-phố (thảo luận) 02:35, ngày 21 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đó là hiện tượng biến đổi âm do "kỵ húy" mà ra cả. --Tom(~.^)Boy-- (thảo luận) 02:54, ngày 21 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
Nếu đó là kỵ húy thì một người không nói "đi đái" mà nói "đi tiểu" hoặc "đi giải" cũng là kỵ húy vậy ư?! Duyệt-phố (thảo luận) 04:04, ngày 21 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
Những từ bạn nói không phải là từ kiêng húy mà là cách nói lịch sự hơn, giảm nhẹ hơn. Ví dụ, "Cô ấy xấu" thì có thể nói là "Cô ấy không đẹp" hay "Đi tiểu" thì có thể nói là "Đi vệ sinh" (đôi khi người Anh nói "Go to the washing-room" thay vì nói "Go to the toilet"!). Bạn có thể tham khảo thêm từ đồng nghĩa. --Tom(~.^)Boy-- (thảo luận) 04:21, ngày 21 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
Đó là ý của tôi. Bạn đọc lại đoạn về chữ Quảng-đông thì thấy rõ đó chỉ là mỹ-ngữ đánh tráo những chữ "tiêu-cực" chứ đâu phải tỏ lòng tôn kính. Duyệt-phố (thảo luận) 04:55, ngày 21 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
Đáng tiếc, tôi không biết tiếng Trung Quốc! --Tom(~.^)Boy-- (thảo luận) 05:02, ngày 21 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
Ý kiến bác Duyệt-phố cũng hợp lý, tôi đang tổng hợp các nguồn để bổ sung vào bài, bài vẫn đang trong quá trình tổng hợp, mở rộng chưa chỉnh sửa lại gì nhiều. Phần về Quảng Đông do tôi chép từ zh.WP qua. Những ví dụ đó có thể coi là uyển ngữ. Các bác có điều kiện cứ tham gia chỉnh sửa, bổ sung thêm. Phần vốn của bác "Khóa không chìa" ("LOCK without "K" (key)") có lẽ chỉ gói gọn trong quyển sách về kị húy thời Nguyễn. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 10:24, ngày 21 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tuy nhiên nếu coi quan điểm kiêng húy là kiêng dùng tên hay từ ngữ nào đó thì phần này cũng có thể chấp nhận được. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 01:32, ngày 22 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
Kiêng dùng một số từ-ngữ vì tránh điều gở đâu phải là kỵ húy Bác Thanh Quang nhỉ. Đoạn viết đó nói là vì tránh chữ "hung" họ gọi là "cát" thì cũng ta tránh dùng một số chữ vào ngày tết đó thôi. Cái quan-tài thì gọi là áo quan. Đám ma thì gọi là đám tang. Cách đó chỉ là phép lịch-sự, một tục-lệ hướng tới điều tốt lành, thanh-nhã. Kỵ húy theo ngu-ý là tránh dùng chữ vì tội bất-kính. Húy liên quan đến tên riêng, thường là tên người (ta gọi là tên húy đó thôi) nhưng cũng có khi tên đất vì có triều đại như nhà Nguyễn đã liệt kê cả những thôn-ấp ở Thanh-hóa, nguyên-quán của vua và chúa Nguyễn là những chữ cấm dùng khi đi thi vì cho là xâm-phạm đến hoàng-thượng. Tóm lại những danh-từ liên quan đến tên riêng vì tội bất-kính hoặc phạm-thượng thì mới đúng với nghĩa kỵ húy của người Việt. Duyệt-phố (thảo luận) 17:51, ngày 22 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời