Bước tới nội dung

Thảo luận:Hương Sơn

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 17 năm trước bởi Mekong Bluesman trong đề tài Những người thành đạt và nổi tiếng
Dự án Hành chính Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Hành chính Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Hành chính Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.

Danh nhân văn hóa và lịch sử????[sửa mã nguồn]

Tôi đề nghị đổi tên đề mục này trong bài, vì trong đó nói đến quá nhiều "danh nhân" hoặc ít người biết hoặc thậm chí không đủ tiêu chuẩn vào Wiki. Trong đó có rất nhiều bác "danh nhân" chỉ là tiến sỹ khoa học hoặc giáo sư hoặc giám đốc ngân hàng. Mọi người thử dùng chữ "danh nhân" để gọi đại đa số các nhân vật đương thời trong bài xem có nghe được không? Tmct 21:15, ngày 2 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi thử đổi thành "nổi tiếng" nhưng nghe vẫn chuối. Chẳng hạn. Ông Giáo sư Đinh Dũng là ai vậy? Có ai biết đây là ai và vị này đã có những công trình nghiên cứu khoa học có giá trị nào không? Tra Google "Đinh Dũng" được 520 hit, trong đó ngay trang đầu đã có đến cả mấy ông: 1 ông ở 1 viện CNTT (có phải ông này?), 1 ông công tử ngoài khơi, một ông kiểm sát viên bị công an khởi tố, một blog Đinh Dũng,... Như vậy chắc gọi là nổi tiếng cũng không nổi.

Khổ thật, xin các bác tự hào đồng hương đồng khói cho nó vừa vừa phai phải thôi. Đến mức cực đoan thế này đâu có hay ho gì. Tmct 21:24, ngày 2 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

Những người thành đạt và nổi tiếng[sửa mã nguồn]

Ong Dinh Dung toi tra tren MathSciNet co duoc 44 ba`i ba'o :-)

- Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Đinh Dũng là Viện trưởng Viện Công nghệ Thông tin- Đại học quốc gia Hà Nội, con trai của nhà ngoại giao Đinh Nho Liêm.

Ôi giời, đến viện trưởng viện khoa học xã hội VN hay viện văn học VN (không phải viện thuộc trường đâu) còn đang sắp bị xóa. Tmct 21:53, ngày 1 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Viện trưởng Viện khoa học xã hội Việt nam ngày xưa và hiện nay là Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt nam thường là Ủy viên trung ương Đảng, chức vụ tương đương Bộ trưởng mà không đủ tiêu chuẩn sao? Còn Viện trưởng Viện Văn học Việt Nam trực thuộc Viện khoa học xã hội Việt nam mà không phải Giáo sư đầu ngành có những công trình đạt giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Quốc tế trở lên thì nên xóa đi. Viện CNTT trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội cũng tương đương như các Viện chuyên ngành trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt nam hoặc Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam. Nếu ông Giáo sư Đinh Dũng không đạt được những thành tích tương đương giải thưởng Hồ Chí Minh trở lên thì k đủ tiêu chuẩn vào wiki. Đại học Quốc gia Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai đại học trực thuộc Chính phủ. Giám đốc hai Đại học này là Ủy viên tw Đảng.195.19.48.154 21:04, ngày 2 tháng 4 năm 2007 (UTC)]Trả lời

Tôi không hiểu nhiều về chính trị Việt Nam, nhưng google "Ủy viên trung ương Đảng" thì thấy rằng mỗi khóa có khoảng 160 vị. Như vậy thông tin bạn 195.19.48.154 nói rằng chức vụ này tương đương bộ trưởng chắc không chính xác.--Sparrow 22:53, ngày 2 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi lấy ra cho bạn xem trong 160 vị kia:

  • 82. Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • 84. Đỗ Hoài Nam, Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam
  • 132. Đào Trọng Thi, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội
  • và một ủy viên dự khuyết: 1. Phan Thanh Bình, Thành ủy viên, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
  • Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ; Tiền thân là Viện Khoa học Việt Nam được thành lập theo Nghị định 118/CP ngày 20/5/1975 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ).[1]
  • Viện Khoa học xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng nghiên cứu những vấn đề cơ bản về khoa học xã hội Việt Nam; cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chiến lược, quy hoạch và chính sách phát triển nhanh, bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tổ chức tư vấn và đào tạo sau đại học về khoa học xã hội; tham gia phát triển tiềm lực khoa học xã hội của cả nước.[2]

195.19.48.154 04:33, ngày 3 tháng 4 năm 2007 (UTC)]Trả lời

Dẫn chứng của bạn không chứng minh được điều bạn đã nói bên trên: "Ủy viên trung ương Đảng, chức vụ tương đương Bộ trưởng"--Sparrow 04:40, ngày 3 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Các chủ tịch Viện trên đều là Ủy viên trung ương Đảng, Các viện trên là các cơ quan trực thuộc Chính phủ là các cơ quan tương đương các Bộ, các vị chủ tịch này tương đương Bộ trưởng. Nói vậy bạn đã hiểu chưa nhỉ. Bạn nên nhớ rằng tôi đã dùng từ tương đương [~~] thảo luận quên ký tên này là của 195.19.48.154 (thảo luận • đóng góp).

Trong bài viết Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và tìm kiếm trên mạng tôi chỉ thấy nói viện này trực thuộc Chính phủ, chứ không nói là cơ quan ngang bộ. Thứ hai, bạn khẳng định là Ủy viên trung ương Đảng tương đương bộ trưởng. Điều này cũng không đúng. Bạn muốn tôi phải hiểu như thế nào đây?--Sparrow 06:54, ngày 3 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Viện Khoa học xã hội Việt Nam là cơ quan trực thuộc Chính phủ nghĩa là tương đương với Bộ nhưng không ngang Bộ. Tôi chỉ nói tương đương thôi chứ k dùng từ ngang. Trừ các Bộ lớn như Bộ Quốc phòng, Bộ Công An, Bộ Ngoại giao thì bộ trưởng là các Ủy viên Bộ Chính Trị thì các bộ trưởng còn lại thường là Ủy viên tw Đảng. Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam cũng là ủy viên Trung ương Đảng, đứng đầu một cơ quan trực thuộc Chính phủ. Vì vậy đủ tiêu chuẩn vào wiki. Tôi không khẳng định "Ủy viên trung ương Đảng tương đương bộ trưởng" như bạn nói. Đề nghị bạn xem lại phía trên và chú ý dấu phẩy tách rời hai ý. Ủy viên trung ương Đảng là chức vụ Đảng, còn Bộ trưởng thuộc về chức vụ chính phủ. Chủ tịch Viện KHXHVN và Bộ trưởng đều là các ủy viên tw nên tương đương về chức vụ Đảng 195.19.48.154 07:15, ngày 3 tháng 4 năm 2007 (UTC)]Trả lời

Nhà thơ Huy Cận sinh ra và lớn lên ở xã Ân Phú. Trước đây thuộc về Hương Sơn nhưng sau đó chuyển sang cho Đức Thọ. Bây giờ xã Ân Phú thuộc huyên Vũ Quang. con trai Huy Cận chính là Tiến sĩ Luật, Thạc sĩ văn chương Cù Huy Hà Vũ. 195.19.48.154 11:58, ngày 30 tháng 3 năm 2007 (UTC)]Trả lời

"Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Quang Đỗ Thống {một trong 4 nhà số học hiện đại của Pháp, hiện sống và dạy đại học ở Paris}."

Theo tôi nên bỏ câu này. Thế nào là nhà số học hiện đại và ai dám khẳng định là ở Pháp chỉ có 4 người làm về "số học hiện đại". Theo tôi chỉ nên ghi GS tại ĐH Franche-Comte, Pháp. Hongjuan 12:31, ngày 30 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Theo tôi, cần phải chờ chính tác giả đưa thông tin này đưa ra bằng chứng rõ ràng.
Có rất nhiều người làm về số học hiện đại nhưng để trở thành nhà số học hiện đại tức là nhà bác học có những phát minh đặc biệt quan trọng đóng góp cho ngành số học hiện đại được cộng đồng các nhà số học quốc tế ghi nhận tại các hội nghị Toán học quốc tế. Việc Giáo sư Nguyễn Quang Đỗ Thống có đạt được như thế nào hay không cần phải chờ thêm thông tin. Thực ra không có nhiều người Việt đạt được những thành tích lớn lao như vậy195.19.48.154

Phần Truyền thống văn hóa, tác giả bài viết nên trình bày lại nếu muốn nhiều người đọc hơn. Hiện này nhìn quá rối mắt--Sparrow 21:52, ngày 1 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nhận xét của Mekong Bluesman[sửa mã nguồn]

Khi tôi sửa, cách trình bầy, của bài này tôi có cảm tưởng đọc một bài viết của một người muốn "khoe" gia đình của mình! Mekong Bluesman 03:59, ngày 31 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đấy là phong cách chung của các bài về các tỉnh/huyện/thị Nghệ An, Hà Tĩnh. Một người quen sống trên toàn thế giới như Mekong nên coi chừng kẻo đọc nhiều những bài kiểu này sẽ bị dị ứng. ;) Tmct 08:12, ngày 31 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thế tmct tưởng có mỗi Mekong và bạn đi ra nước ngoài, sống trên toàn thế giới ah? Dị ứng là việc riêng của mỗi người, quan trọng những thông tin đưa ra không vi phạm quy định của wiki là được. Chúng ta làm việc gì cũng nên căn cứ vào quy định. Nếu thấy sai các bạn có thể sửa chữa chứ không đưa ra những lời nhận xét theo cảm tính, thiếu tinh thần xây dựng như vậy. Các bạn còn là những người quản lý wiki thì cần phải gương mẫu, khách quan, khoa học và trung thực hơn nữa. [~~] thảo luận quên ký tên này là của 195.19.48.154 (thảo luận • đóng góp).

Vì tôi là người viết ra cảm tính của tôi nên tôi phải trả lời thành viên 195.19.48.154.
Vì tôi là con người nên tôi phải có cảm tính -- dị ứng và thích ứng, cũng như nhiều cái khác nữa. Theo đúng quy luật của Wikipedia, tôi đã và đang và sẽ cố gắng không viết các cảm tính đó vào trong bài. Tuy vậy, Wikipedia cũng còn là một cộng đồng để các thành viên có thể trao đổi kiến thức với nhau, tìm cách hiểu nhau hơn và hiểu cách viết của nhau hơn, giúp đỡ kỹ thuật...
Do đó khi mọi người bắt đầu viết về phần danh nhân của bài này, tôi chỉ nói lên cảm giác của tôi sau khi đọc bài nhưng không đề nghị xóa hay bỏ. Nếu cái cảm giác của tôi làm một người, hay một số người, cảm thấy bị vi phạm thì tôi xin lỗi. Các người tích cực trong số đó luôn luôn có thể viết giải thích cho tôi để nói là tại sao cảm giác đó của tôi là không có cơ bản. Những thành viên làm việc tại đây lâu ngày biết là tôi luôn luôn có ít nhất một tai để nghe những lời giải thích.
Ngoài ra, cám ơn Tmct đã giải thích, dựa theo lý do tâm lý, về cái cảm giác mà tôi đã nêu ra. Tôi nghĩ là Tmct có thể đúng.
Mekong Bluesman 18:52, ngày 1 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi hiểu ý kiến của Mekong, như vậy cũng tốt. Nếu ko cảm tính, chúng ta tạo ra trang thảo luận làm gì. Đó chính là nơi mọi người có thể góp ý, bổ sung, hay thậm chí, bày tỏ nhận định có tính chủ quan như khen chê bài viết, còn dĩ nhiên, đưa vào bài viết thì lại khácKhương Việt Hà 12:14, ngày 5 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

May quá, có một người uy tín lâu năm lại không phải quản lý như Mekong Bluesman nói đỡ cho tôi một câu. Tôi đang nghĩ mãi không biết "khách quan, khoa học và trung thực" thì có gì mâu thuẫn với chuyện "phát biểu cảm tính" ở ngoài thảo luận. :D Tmct 20:19, ngày 1 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Các quản lý cũng có thể phát biểu như một thành viên thường. Không một ai trong số các thành viên của Wikipedia có quyền, quyền lợi, giá trị... nhiều hay ít hơn một thành viên khác. Do đó, Tmct vẫn có thể viết ra các cảm tính, cảm giác của Tmct tại tranh thảo luận để các người viết bài biết được người đọc nghĩ sao sau khi đọc. Chỉ khi các cảm giác, cảm tính, cách viết... đó vi phạm nặng đến một người hay một nhóm thì cộng đồng sẽ có ý kiến và có thể đề nghị các thay đổi, sửa đổi thích hợp. Không nên vì là quản lý mà không dám đưa ra feedback của mình cho một bài. Viết một bài mà không có feedback thì giống như đổ một ly nước vào trong biển -- không ai biết nó đã đi đâu và đã tạo ra ảnh hưởng nào! Mekong Bluesman 21:43, ngày 1 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời
Ngẫu nhiên lục vào bài này, thấy hoa mắt phần "ranh nhân" thiệt. Tôi đề nghị xóa bỏ phần này, hoặc viết vắn tắt lại, liệt kê ra vài ông trong chính sử thui! Kể tên như dzậy bao nhiêu cho đủ, danh nhân ở VN bây giờ nhiều như lợn conKhương Việt Hà 05:25, ngày 2 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời
Khương Việt Hà toàn viết về danh nhân lợn con đó thôi. thảo luận quên ký tên này là của 203.160.1.48 (thảo luận • đóng góp).

Hehe, vâng ạ, đúng là có giai đoạn tôi cũng hay viết về nhân vật, nhưng đó là hồi mới bắt đầu quan tâm hơn đến wiki cách đây khoảng 1 tháng, chưa nắm rõ văn phong, quy cách, điều kiện đưa vào và cả... văn hóa wiki nữa, còn giờ thì chán roài. Nói tôi "toàn viết về..." thì ko hẳn đâu bạn ạ. Wiki cần tất cả mọi người đóng góp thì tôi cũng cố gắng đóng góp chút chút nhỏ nhoi, hiểu biết cái nào thì góp cái ấy, đủ điều kiện thì các bác giữ, ko đủ thì biểu quyết xóa. Và...bao giờ tôi cũng viết chính danh, khen chê cũng vậy, chứ nói sau lưng, nói ẩn danh thì dễ lắm bạn ạ Khương Việt Hà 11:39, ngày 5 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Ở Wiki có anh Cao Xuân Kiên người Nghệ An. Ban đầu khi anh viết bài về Cao Xuân Dục tôi cũng có cảm giác như Mekong. Nhưng rồi anh Kiên đã đóng góp rất nhiều cho Wikipedia, không chỉ về y học (chuyên môn của anh Kiên). Thực ra "khoe" về quê hương mình không có gì xấu, mà ngược lại. Nhưng các bạn nên chú ý làm sao đừng để người đọc đọc xong lại mất cảm tình với quê hương bạn. Nhiều khi chỉ nêu thông tin không thôi mà vẫn gây cảm giác đó. Chắc các bạn cũng không muốn như thế. Và hy vọng các bạn cũng đóng góp cho Wikipedia về nhiều lĩnh vực khác nữa. Tôi góp ý vậy.--Sparrow 07:22, ngày 2 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Dù không phải là người Hương Sơn nhưng tôi cũng xin phép các bạn Hương Sơn được sửa mục từ một tí, bỏ cái câu "những người nổi tiếng hiện nay", thay vào đó dùng từ "thành đạt" cho nó nhẹ nhàng, đồng thời bỏ bớt một số link nhìn cứ đỏ rực màn hình, hoa mắt chóng mặtKhương Việt Hà 13:06, ngày 5 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời
Một cách khác làm cho dễ đọc là xắp loại các người đó thành các danh sách của các tiểu mục nhỏ trong phần này, người nào nổi tiếng sẽ viết trước -- làm như vậy thì khi cần làm ngắn các danh sách thì chỉ cần bỏ các người tại cuối. Mekong Bluesman 11:46, ngày 6 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời