Bước tới nội dung

Thảo luận:Hồng xiêm Thanh Hà

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 8 năm trước bởi Goodmorninghpvn trong đề tài Đặt biển ĐNB

Độ nổi bật[sửa mã nguồn]

Thanh Hà có quả vải nổi tiếng, chưa bao giờ nghe thấy hồng xiêm. 42.114.39.127 (thảo luận) 16:10, ngày 8 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

Bài đang viết, chưa hoàn thiện. Bạn chưa nghe thấy hông xiêm bao giờ là việc của bạn. Cùng với Hồng xiêm Xuân Đỉnh, hồng xiêm Thanh Hà là một trong hai giống Hồng Xiêm nổi tiếng được trồng rộng rãi khắp các tỉnh đồng bằng Sông Hồng, [1]. Đặt biển độ nổi bật là chưa chính xác lắm, đề nghị nghiên cứu và dỡ biển. Morning (thảo luận) 00:32, ngày 9 tháng 2 năm 2016 (UTC).Trả lời
Không hiểu sao, rất nhiều các bài tôi tạo đều bị đặt biển độ nổi bật như dạng bài này, sau một thời gian lại dỡ biển. Morning (thảo luận) 00:35, ngày 9 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời
Biển độ nổi bật là chính xác, bài chỉ có vài nguồn, các nguồn kia chỉ nói về hông xiêm chung chung chứ không phải hồng xiêm Thanh Hà?  A l p h a m a  Talk 18:15, ngày 10 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời
Mặc dù các nguồn tham khảo không nói riêng về hồng xiêm Thanh Hà, nhưng có so sánh giữa Hồng Xiêm Thanh Hà với một số hồng xiêm khác. Đề nghị dỡ biển. Morning (thảo luận) 18:43, ngày 10 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời
Bạn cũng thừa nhận nguồn không nói riêng còn gì, không có lý do gì để nó tự nổi bật, trừ khi bạn kiếm được nguồn chỉ đích danh "hồng xiêm thanh hà".  A l p h a m a  Talk 03:45, ngày 11 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời
Nếu tư duy theo kiểu của bạn thì mình cũng đến chịu. Độ nổi bật của một chủ đề không chỉ căn cứ duy nhất vào nguồn chỉ đích danh chủ đề đó. Có thể là một ý rất nhỏ trong những tài liệu đề cập đến, nhưng nổi bật. Bạn hày đọc kỹ nguồn mình đưa vào, các nguồn đó đều chứng minh: (1) Hồng xiêm Thanh Hà là một giống riêng, khác với Hồng Xiêm Xuân Đỉnh và các giống khác; (2) Cùng với Hồng Xiêm Xuân Đỉnh, Hồng Xiêm Thanh Hà là một trong hai giống trồng phổ biến ở Đồng Bằng Sông Hồng và các tỉnh lân cận. Chưa kể đến một số đặc điểm nổi bật khác như: bộ dễ ăn sâu hơn, tán cây khỏe, nhiều canh hơn, nhiều lá hơn và cho năng suất cao hơn. Bạn nên xem xét và dỡ biển đnb giúpMorning (thảo luận) 03:58, ngày 11 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

Đây là quy định về độ nổi bật Wikipedia:Độ nổi bật chứ không phải tư duy của tôi.  A l p h a m a  Talk 04:28, ngày 11 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

Nguồn được định nghĩa trên Wikipedia là các nguồn thứ cấp, cung cấp chứng cứ khách quan nhất cho độ nổi bật. Số lượng và bản chất của các nguồn có thể tin cậy phụ thuộc nhiều vào độ sâu của việc đưa tin và chất lượng của nguồn. Nói chung các nguồn càng đa dạng thì càng dễ được chấp nhận. Không có nguồn trực tiếp, úy tín, rõ nét thì bài coi như không nổi bật.  A l p h a m a  Talk 04:30, ngày 11 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

Nguồn tôi đưa ra là nguồn hàn lâm, nói rất rõ về hồng xiêm Thanh Hà. Morning (thảo luận) 04:40, ngày 11 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời
Theo bạn, nguồn tôi đưa ra là nguồn sơ cấp, thứ cấp, hay hạng ba? Liệu đã đạt đủ độ nổi bật chưa? Morning (thảo luận) 04:44, ngày 11 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời
Nguon han lam, du noi bat. 113.161.8.135 (thảo luận) 17:24, ngày 12 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

Các nguồn bạn đưa chỉ nhắc đúng 1 chữ hồng xiêm Thanh Hà, 1 chủ thể nổi bật nó phải được nhắc đậm nét.  A l p h a m a  Talk 20:03, ngày 12 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

"Đưa tin đáng kể" nghĩa là các nguồn phải đề cập đến chủ thể một cách trực tiếp, chi tiết, và không nhất thiết phải rút trích nội dung từ nghiên cứu gốc. Có thể nói, đưa tin đáng kể cao hơn mức nhắc đến một cách qua loa thông thường, nhưng thấp hơn một tác phẩm dành riêng để đề cập đến chủ thể. Đề nghị bạn nghiên cứu thêm quy định trước khi viết các bài về chủ đề này.  A l p h a m a  Talk 20:06, ngày 12 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

Các nguồn bạn đưa thoạt nhìn người ta tưởng rất chuyên nghiệp, nhưng xét kỹ từng cái thì có nguồn chẳng liên quan gì cả như nguồn 8, có nguồn nhắc rất sơ sài như 2-3.  A l p h a m a  Talk 20:08, ngày 12 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

Nguồn số 8 là tôi nhầm sang bài ổi.Morning (thảo luận) 11:31, ngày 17 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời
Ghi nhận thiện chí của bạn Goodmorninghpvn muốn giới thiệu những sản vật Việt Nam. Tuy nhiên rõ ràng là nhiều bài như Hồng xiêm Thanh Hà và vài bài khác không đủ nổi bật, thiếu nguồn đề cập đến một cách đáng kể, và sự miêu tả cũng như ảnh chụp không nêu được rõ sự khác biệt với các loại hồng xiêm khác. Chẳng thà như bài táo Bàng La trong sự miêu tả còn thấy đôi chút khác biệt với các loại táo ta khác (tuy ảnh chụp thì cũng thấy chẳng khác gì táo ta). Nếu nội dung chỉ có thế thì có thể khai triển bài hồng xiêm, và trong phần "vùng nuôi trồng" hay "đặc sản" có thể ghi thêm vài câu, như là "Cùng với Hồng xiêm Xuân Đỉnh, hồng xiêm Thanh Hà là một trong hai giống Hồng Xiêm có tiếng được trồng rộng rãi khắp các tỉnh đồng bằng Sông Hồng...".--2A02:908:1A0:DD40:1DEE:2D0E:1766:4B26 (thảo luận) 22:40, ngày 12 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời
Đây là giống cây trồng được Nhà nước Việt Nam (thông qua Bộ NNPTTN) công nhận. Như vậy chúng đảm bảo đủ độ nổi bật (Theo Luật Sở hữu trí tuệ)--Phương Huy (thảo luận) 05:18, ngày 18 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

Xin hỏi là chúng ta đang đề cập đến độ nổi bật của thực vật hay là độ nổi bật của thương hiệu sản phẩm vậy? Nếu là độ nổi bật của bài viết thực vật thì xin hãy chỉ giúp điều khoản nào của wikipedia quy định cho bài viết ở cấp độ phân loại dưới loài?--Gió Đông (thảo luận) 06:17, ngày 18 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

Gió đông đọc lại bài nhé, mình nghĩ mình không phải trả lời câu hỏi này. Morning (thảo luận) 11:21, ngày 18 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời
Bạn không giải thích thỏa đáng được thì có nghĩa là biển treo độ nổi bật có giá trị và bài viết hoàn toàn có thể đưa ra đề nghị xóa bất kể lúc nào. Wikipedia không hoàn toàn giống với hệ thống văn bản pháp quy của Việt Nam nên không thể căn cứ vào luật sở hữu trí tuệ hay văn bản luật để nói nó đúng về mặt giá trị hàn lâm hay là nó hoàn toàn nổi bật trên Wikipedia. Đề nghị bạn giải thích rõ là nó nổi bật chỗ nào (những thông tin nào của nó đủ mức nổi bật đã được công nhận)?--Gió Đông (thảo luận) 16:37, ngày 18 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời
Những văn bản pháp luật đều được xây dựng trên cơ sở thực tiễn, ít nhất là ở Việt Nam. Morning (thảo luận) 06:38, ngày 21 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời
Độ nổi bật trong những phần thảo luận liên quan tôi đã nói rồi! 23:45, ngày 18 tháng 2 năm 2016 (UTC)Morning (thảo luận)

Ghép bài[sửa mã nguồn]

Việc ghép bài Hồng xiêm Thanh Hà với Hồng xiêm là không khả thi. Bài hồng xiêm nói về hồng xiêm chung chung. Việt Nam có khoảng 13 - 16 giống hồng xiêm, trong đó Hồng xiêm Xuân Đỉnh, Hồng xiêm Thanh ở miền bắc và một vài giống hồng xiêm ở Miền Nam là phổ biến và có tiếng, xứng đáng để một bài riêng. Hông xiêm Thanh Hà cũng là một giống riêng, có rất nhiều đặc điểm khác với các giống hồng xiêm khác. Nội dung giữa hai bài Hồng xiêm và Hồng xiêm Thanh Hà cơ bản là khác nhau. Morning (thảo luận) 11:26, ngày 17 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

Ảnh[sửa mã nguồn]

Bài này cần bỏ bớt ảnh vì nó không có phụ chú để chỉ rõ khác biệt. Với độ dài bài này chỉ cần 2 ảnh là đủ. DangTungDuong (thảo luận) 15:58, ngày 17 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

ok, để tôi lựa! Morning (thảo luận) 16:03, ngày 17 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời


Tên khoa học[sửa mã nguồn]

  1. Tên khoa hoc trong bài viết hiện tại sử dụng Achras sapota cũng là sai. Thứ nhất là nó không đúng là tên khoa học của loài Hồng xiêm (Manilkara zapota). Thứ hai là nguyên tắc đặt tên giống cây trồng của nó cũng sai. Sai ngay từ trong văn bản của Bộ nông nghiệp Việt Nam. Giống này cũng chưa rõ là đã có mã ICNCP chưa? --Gió Đông (thảo luận) 06:48, ngày 18 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời
Tên gọi "Achras sapota" đúng là sai, sai từ Thế giới, Việt Nam kế thừa. Morning (thảo luận) 07:06, ngày 21 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời
Mong bạn chỉ rõ hơn, cơ sở khoa học nào? Morning (thảo luận) 11:17, ngày 18 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời
Thứ nhất, tên khoa học của Hồng xiêm thì mời bạn đọc lại bài viết Hồng xiêm, tôi thấy trong Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ và Tên cây rừng của Vụ khoa học công nghệ và Chất lượng sản phẩm - Bộ Nông nghiệp đều có dẫn nguồn chính rằng Hồng xiêm có tên khoa học là Manilkara zapota. Còn tại đây thì cái tên Achras sapota chưa rõ dàng và không được dùng làm tên khoa học đúng cho loài Hồng xiêm. Nếu bài này là viết về một yếu tố liên quan ảnh hưởng tới phân loại thực vật học thì nó cần tuân thủ nguyên tắc của phân loại thực vật học quốc tế, có nghĩa là nó cần dùng đúng tên khoa học. Cũng theo quy định về đặt tên giống cây trồng của quốc tế thì cách mà văn bản của Bộ Nông nghiệp Việt Nam gọi tên khoa học của giống cây trồng này cũng chưa đúng.--Gió Đông (thảo luận) 16:49, ngày 18 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời
Họ hồng xiêm có 02 chi, chi Achras và chi Manilkara. Rất nhiều nguồn thông tin khẳng định việc này. Morning
Tuy nhiên hiện nay, cũng có quan điểm cho rằng tên gọi này là sai. Tôi sẽ xem xét lại việc này.Morning (thảo luận) 00:18, ngày 19 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

Bạn @Goodmorninghpvn: họ Hồng xiêm (Sapotaceae) có khoảng 800 loài với khoảng 65 chi trong 3 họ phụ. Trong đó thì tên chi Achras đã không còn hợp lệ nữa và tên đúng cho chi này nay là Manilkara. Tài liệu ở Việt Nam nhiều khi chỉ là cái sau sao chép cái trước, do vậy thường là sai cùng sai, hoặc là lạc hậu mấy chục năm so với thế giới. Liên quan đến bài này nếu bạn muốn đạt được độ nổi bật thì phải tìm được dẫn chứng cho việc các tổ chức khoa học thế giới đã công nhận giống cây này, tức là khi đó giống cây này đã được mô tả khoa học, và đăng ký xuất sứ rõ dàng, tránh bị trùng lập, tránh hiện tượng đi ăn trộm giống của nước ngoài/ vùng khác về (nếu có xảy ra). Cái văn bản quyết định của Bộ nông nghiệp Việt Nam mà bạn đưa ra thì nó không có tính phản biện khoa học. Nếu bạn không tìm được nguồn hàn lâm nào chứng minh rộng rãi tồn tại giống này thì bạn lại phải sử dụng tới độ nội bật của đối tượng được nhắc đến nhiều trên phương diện nguồn thức cấp, cái này thì bạn lại nên đọc kỹ các thảo luận của thành viên Alphama. Thân mến --Gió Đông (thảo luận) 04:08, ngày 19 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

Quyết định của Bộ nông nghiệp Việt Nam không có tính phản biện khoa học là không đúng lắm. Các văn bản mang tính pháp lý ở Việt Nam đều được xây dựng trên cơ sở thực tiễn, chí ít là thực tiễn ở Việt Nam, bên cạnh đó còn mang tính kế thừa từ những thành tựu trên thế giới. Morning (thảo luận) 06:41, ngày 21 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời
Việc nhập giống mới về, thuần hóa, chọn lọc vẫn có thể là giống của riêng mình, quốc gia nào cũng vậy. Ví dụ: Hồng xiêm Việt Nam, Hồng xiêm Thái Lan, Hồng xiêm Ấn Độ... Morning (thảo luận) 06:44, ngày 21 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời
Cám ơn bạn đã cung cấp thông tin. Còn nhiều thông tin trong bài phải điều chỉnh. Còn về vấn đề độ nổi bật thì tôi cũng đã nói ở dưới rồi. Xin cộng đồng quyết định.Morning (thảo luận) 07:22, ngày 19 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời
  1. Việc khảng định tên khoa hoc "Achras sapota" là sai là chưa chắc chắn, đề nghị bạn cung cấp thêm những bằng chứng khác thuyết phục hơn. Tôi thấy rất nhiều trang web nước ngoài vẫn dùng tên này để nói về hồng xiêm. Một số ví dụ: http://www.stuartxchange.com/Chico.html, https://www.researchgate.net/publication/229780711_Chemical_composition_and_antioxidant_activity_of_sapota_Achras_sapota_Linn_fruit (năm 2006), http://www.fruitipedia.com/Sapota.htm, https://www.hort.purdue.edu/newcrop/morton/sapodilla.html, http://www.indianmedicinalplants.info/DictionaryofMedicinalPlants/index.php/home/72-a2/866-achras-zapota-linn, https://books.google.com.vn/books?id=gMwLwbUwtfkC&pg=PA11&lpg=PA11&dq=achras+zapota+linn&source=bl&ots=_BCZB9CUUN&sig=SkzwV5Q_9ei2Ug_ChzKd-tEX-CU&hl=vi&sa=X&redir_esc=y#v=onepage&q=achras%20zapota%20linn&f=false...Morning (thảo luận) 12:08, ngày 21 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

Theo website theplantlist.org (được dùng để tạo cực nhiều bài về thực vật trên vi.wiki) xem tại đây thì Achras sapota là danh pháp đồng nghĩa của Manilkara zapota. Mặt khác bài hồng xiêm đã dùng danh pháp Manilkara zapota thì không lý gì bài này (nếu tồn tại) lại dùng danh pháp khác. Hungda (thảo luận) 14:11, ngày 21 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

Điều này có nghĩa là tên khoa học Achras sapota không phải là sai, chỉ không nên dùng ở đây thôi phải không? Văn bản http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Quyet-dinh-80-2005-QD-BNN-Danh-muc-nguon-gen-cay-trong-quy-hiem-can-bao-ton/8471/noi-dung.aspx của Bộ Nông nghiệp cũng không sai đúng không? Cũng ở Văn bản này, liên quan đến giống hồng xiêm có hai chi là Manilkara và Achras không biết có đúng không? hay là cùng một chi do đồng nghĩa? Morning (thảo luận) 14:18, ngày 21 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời
Bạn cứ bình tĩnh, định ép cung tôi à? Tôi không hề thích người ta dùng hàng loạt câu hỏi đóng với tôi thế này. Tên khoa học Achras sapota không sai, nhưng nó đã không còn được chấp nhận trong nhiều hệ thống phân loại thực vật hiện đại (xem thêm trong bài en:Manilkara hoặc ở đây), và càng vô lý khi nó không tương ứng với tên khoa học của bài mẹ (hồng xiêm). Còn về văn bản bạn nêu của Bộ Nông nghiệp, việc đưa 2 tên khoa học đồng nghĩa vào một văn bản cho thấy trình độ của nhà quản lý (thêm nữa lại ghi Manilkara zapota thành Manilkara sapota). Tôi chịu không hiểu vì sao họ có thể cho 2 giống cây trồng của 1 loài vào hai chi thực vật khác nhau, phải chăng nó thể hiện tính cẩu thả khi tham khảo các nguồn khác nhau mà không có sự tổng hợp, đối chiếu. Trở về bài viết, tôi ủng hộ bạn khi bỏ công sức, thời gian để viết bài về các giống cây trồng Việt Nam, nhưng tôi chưa ủng hộ cách làm của bạn. Thà bạn để bài sơ khai còn hơn là đưa vào các nội dung của hồng xiêm vào hồng xiêm Thanh Hà. Hungda (thảo luận) 15:41, ngày 21 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời
Cám ơn bạn đã góp ý. Morning (thảo luận) 15:46, ngày 21 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

Văn bản của bộ nông nghiệp Việt Nam không chỉ dẫn nguồn tham khảo khoa học hoặc đích danh học giả chịu trách nhiệm nội dung khoa học của văn bản, do vậy tôi bảo lưu ý kiến rằng nó không phải là nguồn tham khảo khoa học tốt, hay nói cách khác thì không nên dùng nó làm nguồn hàn lâm cho thông tin của bài.--Gió Đông (thảo luận) 07:59, ngày 25 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

Đó là quan điểm của bạn, còn về phần tôi, tôi cũng đã nói rồi, bất kỳ một văn bản nào cũng đều được nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi ban hành, bạn nên nghiên cứu thêm quy trình ban hành văn bản của một số cơ quan nhà nước, nhất là từ cấp Bộ trở lên. Việc không dùng nó làm nguồn là một điều đáng tiếc ở đây.Morning (thảo luận) 08:08, ngày 25 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

Độ nổi bật 2[sửa mã nguồn]

  • Nguồn 1, 2, 7 chỉ nhắc thoáng qua, chỉ nhắc đúng cụm từ
  • Nguồn 3 trang 39 chỉ nhắc 1 câu, từ các trang sau là nói về kỹ thuật trồng hồng xiêm chung chung chứ không phải của riêng Thanh Hà
  • Nguồn 4 nhắc 1 đoạn nhỏ: Hồng xiêm Thanh Hà: Được trồng nhiều ở huyện Thanh Hà (Hải Dương). Tán cây có dạng hình cầu, cây rậm rạp, mọc khoẻ, nhiều cành lá. Lá nhỏ và dài hơn giống hồng xiêm Xuân Đỉnh. Lá có màu xanh đậm, bóng và nhẵn, mép lá không có gợn sóng. Trái nhiều, có dạng hơi tròn, nặng trung bình 80g. Năng suất cao hơn giống hồng xiêm Xuân Đỉnh. Ăn ngọt, do có nhiều cát nên ít được ưa chuộng.'
  • Nguồn 5, 8, 10 từ sách Cây hồng xiêm và kỹ thuật trồng của Trần Thế Tục cũng nhắc 1 đoạn nhỏ như trên. Nguồn 10 không rõ là chú thích cho cái gì, trang mấy?
  • Nguồn 6, 9, 11 từ sách Kỹ thuật trồng xoài, na, đu đủ, hồng xiêm của Trần Thế Tục tiếp cũng na ná đoạn nhỏ như trên vì cùng tác giả. Nguồn 11 không rõ là chú thích cho cái gì, trang mấy?

Sau khi phân tích, tôi giữ quan điểm cho rằng bài này không nổi bật vì không đưa tin đáng kể. "Đưa tin đáng kể" nghĩa là các nguồn phải đề cập đến chủ thể một cách trực tiếp, chi tiết, và không nhất thiết phải rút trích nội dung từ nghiên cứu gốc. Có thể nói, đưa tin đáng kể cao hơn mức nhắc đến một cách qua loa thông thường, nhưng thấp hơn một tác phẩm dành riêng để đề cập đến chủ thể. Đề nghị bạn nghiên cứu thêm quy định trước khi viết các bài về chủ đề này.  A l p h a m a  Talk 17:11, ngày 18 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

Cộng đồng quyết định[sửa mã nguồn]

Đây là một giống hồng xiêm, nằm trong danh mục cần được bảo tồn của bộ. Trước tiên xin tiếp thu toàn bộ và trân trọng cảm ơn ý kiến của các thành viên đã đóng góp. Bài xóa hay giữa mong cộng động quyết định. Tổi sẽ tiếp tục phát triển bài sau khi có kết quả biểu quyết của cộng đồng.Morning (thảo luận) 01:59, ngày 19 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

Nên đổi tên bài này thành Trần Thế Tục. --118.70.23.3 (thảo luận) 01:57, ngày 20 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời
Phần lớn các công trình nghiên cứu và xuất bản đầu tiên ở Việt Nam về cây ăn quả (trong đó có Hồng xiêm) là của Trần Thế Tục (http://www.vnua.edu.vn/phongban/phongkh/mauvanban/ky-yeu/ky_yeu%20_2006-2011.pdf trang 27, 28).Morning (thảo luận) 15:03, ngày 20 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

Bạn hãy dẫn ra thêm vài nguồn tài liệu khác nghiên cứu về Hồng xiêm Thanh Hà ngoài tác giả Trần Thế Tục được không?--Gió Đông (thảo luận) 07:55, ngày 25 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

Ít nhất có thêm một nguồn nữa đó là ở Hải Dương người ta đã chọn ra Hồng xiêm đầu dòng, được Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương công nhận.Morning (thảo luận) 08:11, ngày 25 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời
Bạn nên đưa ra thêm nguồn khác ngoài Trần Thế Tục để mức độ kiểm chứng độ nổi bật được chắc chắn hơn. Nguồn đó là nguồn nào? Tác giả/ nhóm tác giả? Nơi xuất bản? --Gió Đông (thảo luận) 04:58, ngày 15 tháng 3 năm 2016 (UTC)Trả lời

Các giống cây ăn quả Việt Nam[sửa mã nguồn]

Các giống cây ăn quả Việt Nam (trong đó có các giống Hồng xiêm) đã được nghiên cứu từ năm 1962. Sản phẩm của nghiên cứu này là Luận án Tiến sĩ Khoa học "Nghề trồng cây ăn quả ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" của tác giả Trần Thế Tục bảo vệ ngày 27/6/1987 trước Hội đồng Bác học phiên họp đặc biệt ở trường Nông nghiệp á nhiệt đới Grudia ở Xukhami (Liên Xô cũ). Đây là hội đồng khoa học của thế giới. (http://www.vnua.edu.vn/phongban/phongkh/mauvanban/ky-yeu/ky_yeu%20_2006-2011.pdf trang 27, 28) Morning (thảo luận) 07:00, ngày 21 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

Tôi chưa tìm thấy Hồng xiêm Thanh Hà từ đường link này của bạn.--Gió Đông (thảo luận) 07:53, ngày 25 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời
Mặc dù trong đường link không thể hiện "Hồng xiêm Thanh Hà" nhưng có từ hồng xiêm. Bao nhiêu cây ăn quả thời đó có hết trong kết quả nghiên cứu đó, từ đó mới có những cuốn sách như tôi đã trích dân. Do kết quả nghiên cứu rất lâu rồi, hơn nữa, thời đó công nghệ thông tin không như bây giờ nên những thông tin về hồng xiêm Thanh Hà nằm đâu đó trong những tài liệu, cuốn sách. Tôi giám khẳng định với bạn rằng, không dưới mười cuốn sách, giáo trình, bài báo khoa học nhắc về giống hồng xiêm này, chỉ có điều tôi chưa biết nó nằm ở đâu thôi.Morning (thảo luận) 08:16, ngày 25 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời
Rất mơ hồ. --Gió Đông (thảo luận) 04:55, ngày 15 tháng 3 năm 2016 (UTC)Trả lời

Đặt biển ĐNB[sửa mã nguồn]

Bài đã được cộng đồng biểu quyết giữ lại. Mong các thành viên, nhất là các thành viên kỳ cựu, các thành viên chuyên ngành suy xét kỹ lưỡng trước khi đặt biển. Morning (thảo luận) 04:19, ngày 26 tháng 3 năm 2016 (UTC)Trả lời