Bước tới nội dung

Thảo luận:Hoàng Đạo Thúy

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 9 năm trước bởi 37.24.144.44 trong đề tài Thảo luận về Hoàng Đạo Thúy trên mạng

Gia đình[sửa mã nguồn]

  • Cha của Hoàng Đạo Thúy là Hoàng Đạo Thành là Quan triều đình Nhà Nguyễn[cần dẫn nguồn].
    Hoàng Đạo Thành làm quan đời Hậu Lê - Hoàng Đạo Thúy (1900 - 1994).

Thảo luận về Hoàng Đạo Thúy trên mạng[sửa mã nguồn]

Tôi góp 3 tư liệu, đề nghị người biên tập thẩm tra và bổ sung:
  1. Bác Hoàng Đạo Thúy trong một lần nói chuyện với tôi, năm 1993 tại nhà riêng của Bác ở làng Đại Yên, Bác có nói: Năm 1922, Bác "ngồi xe tay từ Ninh Bình sang trường Thượng Đồng [nay thuộc xã Yên Tiến huyện Ý Yên tỉnh Nam Định] dạy học". Trong bản này chưa ghi giai đoạn Bác ở Ninh Bình.
  2. Trong khi trò chuyện, Bác vui vẻ khoe với tôi ý tự hào về binh nghiệp của Bác ấy:" Mình tự hào được Bác Hồ giao cho thành lập 9 binh chủng"...
  3. Có người bạn tôi lên thăm chiên trường Điện Biên Phủ, về kể rằng: "Gần hầm chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ỏ Mường Phăng có căn hầm của Bộ phận Thông tin do ông Hoàng Đạo Thúy chỉ huy"...[ Chú ý năm ấy Bác 54 tuổi, thuộc loại "lính già ra trận"]
Những chi tiết này cần đưa vào cho bài viết sinh động, đỡ khô khan.
  1. Bác Hoàng Đạo Thúy còn 2 lần nhắc tới kỷ niệm thời kỳ Bác cùng với 2 người chú ruột của tôi là Ngô Văn Tuân và Ngô Văn Thiệu cùng công tác tại Đài phát thanh [Tiếng nói VN?]. Rằng “2 anh em ông Tuân và Thiệu cùng công tác trong 1 đơn vị, họp chi bộ với nhau, vậy mà giữ bí mật rất nghiêm , đến nỗi không ai biết là 2 anh em... Ông Tuân có một chiến công quan trọng trong chiến dịch... (tôi quên tên), Lần ấy, đường dây thông tin bị mất điện, do máy phát bị hỏng. Ông Tuân đã có công chữa cái máy nổ khiến cho ông Võ Nguyên Giáp tiếp tục chỉ huy và đánh thắng trận ấy, tôi [Hoàng Đạo Thúy tự xưng] đã viết lại chuyện ấy trong tạp chí của ngành...".
Người viết bài này là cháu ruột của ông Ngô Văn Tuân và Ngô Văn Thiệu kể trên, chưa sưu tầm được bài báo mà bác Hoàng Đạo Thúy đã mách. Vì các chú tôi đã hy sinh cả. Nay tôi muốn sưu tầm các tài liệu để làm hồ sơ trong gia đình, cho các em, các cháu ghi nhớ. Vậy ai có biết thông tin xin làm ơn mách giùm, tôi xin cảm ơn.
(Chú Ngô Văn Tuân tôi đã mất năm 1962, tại Quân y viện 108, ngày 4/7/1962, do "đột tử"...Chú Ngô Văn Thiệu hy sinh khi đi thanh tra cầu vượt trên đường Hồ Chí Minh đoạn đường goòng Tĩnh Bình [Hà Tĩnh - Quảng Bình] năm 1967, do máy bay Mỹ đánh sập cầu...
Năm 1962, gia đình Thím Tuân của tôi được Bác Hoàng Đạo Thúy giúp đỡ cho chuyển Hộ khẩu của các em con chú Tuân từ nhà quê lên Hà Nội, để đi học và xin việc trong ngành Thông Tin Quân Đội. Đó là một việc khó lúc bấy giờ, vì Thím đã bị quy là Địa chủ, mới hạ thành phần, đang còn bị quản lý tại quê. Gia đình tôi rất cảm ơn sự tận tâm và chú ý tới đồng đội và cấp dưới của một vị chỉ huy tài giỏi, nhân hậu không quên công lao của cấp dưới... Các em tôi nay [2014] đã trưởng thành, nghỉ hưu, có người nay đã có cháu nội, cháu ngoại... nhưng vẫn không quên công ơn Bác Hoàng Đạo Thúy... Chuyện tốt đẹp này tôi chưa biết nên chép ở đâu? để biểu dương những tốt đẹp của Quân đội và của Cách mạng).
(Người viết bài này: Ngô Thế Long, sinh năm 1940, nay [2014] đã 75 tuổi, nguyên là Chuyên viên của Viện nghiên cứu Hán Nôm đã nghỉ hưu. Địa chỉ Email là "phuchannom@gmail.com" Mong nhận được thư trả lời qua Email cuả Ban Biên tập Website này! ) 112.197.206.242 (thảo luận) 20:27, ngày 7 tháng 8 năm 2014 (UTC)Trả lời
Cám ơn những đóng góp trên, tiếc là những thông tin muốn được viết vào Wikipedia phải có dẫn nguồn uy tín (báo uy tín, sách,...), không thể chỉ căn cứ vào lời nói được.--37.24.144.44 (thảo luận) 21:33, ngày 7 tháng 8 năm 2014 (UTC)Trả lời