Thảo luận:Kim Dung

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 4 năm trước bởi Violetbonmua trong đề tài Vô Kỵ giữa chúng ta hay là hiện tượng Kim Dung
Dự án Văn học
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Văn học, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Văn học. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
BBài viết đạt chất lượng B.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Về Kim Dung[sửa mã nguồn]

Kim Dung đã từng làm say mê nhiều triệu độc giả ở miền Nam trước 1975. Đã có người làm luận án tiến sĩ văn chương dề tài hơi quá lạc quan như vầy: "Kim Dung người định hướng tương lai cho Hoa Lục". Theo người này thì nhân vật "Tiêu Phong" là nhân vật biểu tượng mà ông quí giá nhất???

Nhưng thực sự TS Kim Dung phân phối các bố cục truyện rất độc đáo. Tôi nghe kể lại rằng cứ mỗi 1 bộ truyện, để không bị nhầm lẫn về các nhân vật, cá tính, hoạt động qúa khứ thì KIm Dung có làm 1 bộ hình búp bê cỡ nhỏ xíu đặt vào mô hình chung và có ghi lại mọi thứ cần thiết. Đến khi nhân vật đó chết thì con búp bê cũng bị loại bỏ ...! 15.235.153.102

Bộ Tiếu ngạo giang hồ hồi trước có nhầm lẫn nổi tiếng: Phí Bân bị Mạc Đại tiên sinh đâm một kiếm chết queo, lại còn bị Lệnh Hồ Xung đâm cho mấy chục nhát nữa (để không ai nhận ra vết kiếm của Mạc Đại tiên sinh), vậy mà về sau lại xuất hiện tỉnh bơ; còn Khúc Phi Yến lần đó không chết nhưng sau không hề thấy nữa. Thì ra Kim Dung tiên sinh lấy nhầm con búp bê :-) --Avia 7 tháng 7 2005 03:33 (UTC)

Tiểu thuyết kiếm hiệp[sửa mã nguồn]

Người ta thường nói truyện kiếm hiệp, còn tiểu thuyết thì thường là tiểu thuyết võ hiệp. Và Kim Dung, Cổ Long nên gọi là Tiểu thuyết gia võ hiệp--Docteur Rieux 15:10, ngày 16 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tác phẩm cuối cùng[sửa mã nguồn]

"Lộc đỉnh ký" là tác phẩm cuối cùng của Kim Dung. Thông tin này không rõ từ nguồn nào ? Casablanca1911 11:46, ngày 19 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Do tác phẩm võ hiệp của Kim Dung quá xuất sắc nên người ta thường không để ý đến các thể loại khác (như kịch bản phim) của ông. Đúng ra phải nói Lộc đỉnh ký là tác phẩm võ hiệp cuối cùng của ông.

Thực ra Kim Dung bắt đầu đăng Lộc đỉnh ký từ 1969, nghĩa là trước Việt nữ kiếm (1970). Nhưng Việt nữ kiếm chỉ là truyện ngắn, đăng hết ngay, còn Lộc đỉnh ký kéo dài đến 1972 mới hết, lại vì sau đó Kim Dung tuyên bố phong bút, nên được xem là tác phẩm võ hiệp cuối cùng của Kim Dung.

Avia (thảo luận) 02:44, 24 tháng 10 2006 (UTC)

Tại sao sư phụ có thể truyền công lực cho đồ đệ[sửa mã nguồn]

Công lực (công phu hay đại ý như vậy) là gì? Một số đặc điểm của công lực như sau:

1. Công lực có thể đạt được bằng luyện tập (theo thời gian)

2. Công lực có thể đạt được bằng cách sư phụ truyền thụ cho

3. Công lực có thể có được nhờ ăn uống hay hấp thụ một loại bảo vật nào đó.

4. Công lực dường như liên quan đến thời gian, ví dụ như 50 năm công lực, 10 năm công lực.

5. Trái với gân cốt và sức khỏe con người thông thường, ví dụ như khi già thì gân cốt yếu đi, công lực tăng tiến theo thời gian luyện tập.

6. Khi sư phụ truyền công lực cho đồ đệ, thì sư phụ mất hết công lực.

Như vậy, nó có vẻ là vật chất chứ không phải là ý thức, và cụ thể có vẻ là một dạng năng lượng, vì khi truyền thì mất đi. Vậy thì năng lượng này tích trữ ở đâu? Dưới dạng nào? Phát ra như thế nào?

link4biz 12:45, 22 tháng 10 2006 (UTC)

Truyền công lực là do Kim Dung & các tiền bối tưởng tượng hoặc dựa trên 1 sự nào đó có thật rồi phóng đại ra, cũng như "chưởng gãy cây tùng cách chân 10m", con ếch "Mãng cổ chu cáp" siêu độc...đều là tưởng tượng thêm.
Ko riêng chi cái nhỏ nhặt đó, những cái bao quát toàn bộ như giới giang hồ, giới võ lâm đều là chuyện thổi phồng lên cả, ông gán vào lịch sử để ng ta liên tưởng cho vui thôi.
Mà ko chỉ kim Dung mới thích bịa, 100 nhà văn có hết 90 nhà là bịa rồi.
Giải thích cho ra "vì sao lại thế" thiệt ko phải dễ & ko cần thiết
Công lực là sức đánh, là con của công phu, tích trữ ở trong người ta, dưới dạng năng lượng, phát ra thì bằng chiêu thứcQuycuocthat 10:40, ngày 25 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Da Luật[sửa mã nguồn]

Da Luật Hồng Cơ nhắc đến trong bài có phải là Da Luật Sở Tài không nhỉ ? Casablanca1911 09:56, ngày 16 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

Liêu Đại Tông Gia luật Hồng Cơ trước Gia Luật Sở Tài gần trăm năm, GLHC bạn của Tiêu Phong còn GLST bạn của Quách Tĩnh :) Quycuocthat 10:46, ngày 25 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tác phẩm[sửa mã nguồn]

Mình nhớ không lầm Kim Dung viết Lục Mạch Thần Kiếm, xin hỏi tại sao trong phần tác phẩm không được đề cập? Wmania 17:13, ngày 26 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bạn không lầm , Lục Mạch Thần Kiếm chính là đoạn sau của Thiên Long Bát Bộ tính từ khi nhân vật Kiều Phong xuất hiện . Lê Thy 09:28, ngày 27 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời


Dịch giả tốt nhất[sửa mã nguồn]

Vũ Đức Sao Biển sáng tác nhạc hoặc luận Kim Dung thì được chứ dịch truyện Kim Dung hơi bị quá dở & ít ai mua đọc. Ông từng bị phản đối & phải triệt tiêu vài dự án dịch của mình.
Dịch giả nổi nhất ngày xưa là Hàn Giang Nhạn, gần đây là Nguyễn Duy Chính dù cụ này dịch mấy đoạn thơ hay sai vần. Quycuocthat 11:08, ngày 25 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Phê bình[sửa mã nguồn]

Phần phê bình được viết một chiều. Về Kim Dung không hoàn toàn chỉ có lời khen. Thậm chí có những ý kiến cho rằng tiểu thuyết của Kim Dung, cùng với Quỳnh Dao chỉ là thứ giải trí, không phải văn học--Sparrow 11:13, ngày 25 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cứ cho là truyện kh chỉ nhằm mua vui đi nữa, thì vui cũng là cái quý giá nhất của sự sống.Vì thế bảo truyện KD là nghệ thuật vị nhân sinh cũng ko có gì sai, mà muốn cay cú bảo nó là nghệ thuật vị nghệ thuật thì nó cũng là nghệ thuật được công nhận.
Theo ông thì Sparrow thì thế nào mới gọi là 1 tác phẩm văn học ? Truyện KD ko phải văn học ---> Kim Dung ko phải nhà văn, vậy là chú hề chăng ? Thế thì Marot là gã ăn xin, Hàn Mạc Tử là 1 ông điên ? Bởi lẽ thơ của họ cũng chỉ để giải trí, ko dạy đời được. Quycuocthat 11:22, ngày 25 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đây không phải ý kiến của tôi. Tôi cũng không bàn luận gì--Sparrow 11:25, ngày 25 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Xem kỹ thì phần trong bài không phải là phê bình, mà là mô tả sự đón nhận hay thái độ của người ta với truyện Kim Dung. Phê bình về ông ấy thì khen có chê có, ai tìm rùi edit lại đc ko ? Quycuocthat 11:35, ngày 25 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

1 phần giá trị[sửa mã nguồn]

Đây là những cái (trong rất nhiều cái, những cái này chỉ kể là vòng ngoài, chưa đi sâu vào nghệ thuật kể chuyện) người ta nên tìm trăm phương ngàn kế để bác bỏ được rồi mới dám chê bai truyện Kim Dung:

  • Về sự uyên bác thể hiện qua các tác phẩm thì Cổ Long, Lương Vũ Sinh hay Ngọa Long tiên sinh kém xa Tra tiên sinh. Tưởng như Kim Dung đã nắm trong tay cả Thần Châu rồi mới bắt đầu viết truyện võ hiệp.
  • Đọc truyện kiếm hiệp có thể chỉ giết thời gian nhưng đọc truyện Kim Dung mà bảo giết thời giờ thì chỉ chứng tỏ là mình chưa đọc (mới xem phim). Truyện Kim Dung ngoài một thế giới tưởng tượng (nói đúng hơn là tượng trưng) ra, thì còn cái thế giới thực được ông mô tả rất sống động và rõ nét. Đời nhà Thanh, đời nhà Minh, đời nhà Tống... nếu chỉ xem qua sách sử thì hình dung được giỏi lắm cũng chỉ cảnh cung đình. Còn truyện Kim Dung là thành phẩm sau rất nhiều sự nghiên cứu tỷ mỉ, từ áo quần, dáng đi điệu đứng ,cách nói, cách nịnh, cả cách chửi tục của từng thời đại...Những cái này người ta xem tư liệu cũng ra nhưng như thế thì không sướng bằng ngồi coi ông Kim Dung kể, giọng kể bỡn cợt, bình dân mà rất thú vị. Ngoài ra, riêng tôi rất thích những đoạn luận bàn: luận anh hùng, luận kiếm, luận rượu, luận hoa trà,...những đoạn này nếu không phải là 1 học giả uyên thâm không thể nói cho rành mạch được.
  • Kim Dung xem như 1 nhà văn hóa lớn của Trung Quốc, 1 lẽ là truyện của ông được cả Châu Á đón nhận, số đón nhận đó tự nhiên là yêu nước Trung Quốc xấp xỉ với nước mình (khi mà những cái tên Dương Châu, Tuyết Sơn, Tung Sơn, Thiên Sơn, Trường Giang, Biện Kinh...cũng trở thành quá quen thuộc và thân thương).
  • Truyện Kim Dung như hòa lẫn (chứ không phải là đan xen nữa) với thuyết ngũ hành là nền móng triết học của TQ. Ngoài ra nhiều triết lý trong truyện của ông thể hiện qua bản tính nhân vật và chiêu thức, tên , ngoại hiệu... của nhân vật đó (điều này Kim Dung để ngầm ko nói ra, nhưng để tâm thì thấy).
  • Kim Dung là một tay hài hước rất dí dỏm, cách hài hước của ông đôi khi tiếu lâm (nhảm nhí) một chút không đáng cười - đó là vì ông quan tâm tới trình độ độc giả - thì tám phần còn lại là những chỗ, không cười nôn ruột thì cười ra nước mắt. Cười Kim Dung là cười đủ loại: cười cái ngô nghê của Quách Tĩnh, Cẩu Tạp Chủng, cười (ha hả cực kỳ sảng khoái) cái hào khí của Hồng Thất Công (Hồng Thất Công là nhân vật duy nhất cho người ta cái cười này), cười quậy phá, hưởng ứng với Hoàng Dược Sư, Lệnh Hồ Xung, Dương Quá, Điền Bá Quang, Âu Dương Phong, Tạ Tốn,... là những kẻ quái dị mà đầy chất anh hùng, cười cái dốt nát của Bạch Tự Tại cùng với nhiều kẻ vô danh mà đặt tên hiệu thật kêu. Tôi thì cười sướng nhất là cười cái thằng đểu Vi Tiểu Bảo, sao mà lắm mưu nhiều kế, toàn kế thuộc hạng "đại sư" mới nghĩ ra (không biết sao Kim Dung lại nghĩ ra ?). Chỉ duy cái hình tượng Vi Tiểu Bảo đã thật đáng tức cười rồi, kể từ lúc vừa xuất hiện (lòn qua háng bóp âm nang của lão kia), cho đến sau này, gặp cao thủ thì một là chạy hai là lấy bụi tung mù mắt...rồi có 7 người vợ - cái này kể cũng là 1 cái cười hàm tiếu.(Bên cạnh cười thì tức cũng tức đủ loại, tức anh ánh, tức 1 cách bất lực, tức thì tức mà thương thì thương...) Quycuocthat 04:06, ngày 3 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bất hợp lý[sửa mã nguồn]

{{3 truyện Anh hùng xạ điêu, Thần điêu đại hiệp, Ỷ thiên đồ long ký tạo thành Xạ điêu tam bộ khúc, đọc theo lần lượt. Thiên Long bát bộ cũng có thể coi là mở đầu của bộ ba cuốn truyện trên>> Trích dẫn Mình có thắc mắc là tại sao Thiên Long bát bộ có thể là phần mở đầu của Xạ điêu tam bộ khúc, nó sinh sau đẻ muộn hơn 3 thằng anh nó cơ mà--Cao bồi cao kều (thảo luận)

Tuy được viết sau, nhưng Thiên Long Bát Bộ lấy bối cảnh lịch sử xảy ra trước. Trong bản sửa đổi gần nhất, Kim Dung cũng đã sửa nối tình tiết giữa Thiên Long Bát Bộ với Xạ điêu anh hùng truyện khi cho Hồng Thất công kể cho Hoàng Dung và Quách Tĩnh nghe sự tích Kiều Bang chủ tung hoành với pho Hàng Long thập bát chưởng. Bring Vietnam to the world (thảo luận) 17:25, ngày 8 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Dù sao cũng không thể coi là "phần mở đầu". Trong Lộc đỉnh ký cũng có nhắc tới Độc Cô cầu bại thì phải, căn cứ vào cái đó mà gọi Lộc Đỉnh ký là "phần tiếp theo" của Tiếu Ngạo jiang hồ ? "nhẽ đâu thế!". Nếu chỉ vì một vài cái sự nhắc lại mà bảo nó tiếp nối nhau thì 13 bộ truyện Kim Dung tiếp nối nhau tất, không những vậy nó còn tiếp nối với tất cả những bộ truyện TQ khác và tính ra thì nối với tất cả truyện trên thế giới nữa. Xiaoao (thảo luận) 21:00, ngày 15 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi đã viết lại đoạn đó. Avia (thảo luận) 16:52, ngày 10 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Võ Lâm Ngũ Bá[sửa mã nguồn]

Còn tiểu thuyết VLNB đâu sao không thấy nói đến.AndyLiang (thảo luận)

Võ lâm ngũ bá là do người khác dựa vào Xạ điêu tam bộ khúc của Kim Dung mà viết ra, không phải của Kim Dung. Nếu bạn đã đọc các truyện của Kim Dung, so sánh bút pháp sẽ thấy rất khác so với Võ lâm ngũ bá. --Knight Wolf (thảo luận) 15:51, ngày 31 tháng 3 năm 2009 (UTC)Trả lời

Lãnh nguyệt bảo đao[sửa mã nguồn]

Lãnh nguyệt bảo đaoTuyết sơn phi hồ hay Phi hồ ngoại truyện? Newone (thảo luận) 09:52, ngày 31 tháng 3 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hình như là Phi hồ ngoại truyện. Trong truyện đó hình như có câu "Lãnh nguyệt bảo đao, Thần hồ đại đảm" để chỉ vũ khí và con người của Hồ Phỉ. --Knight Wolf (thảo luận) 15:49, ngày 31 tháng 3 năm 2009 (UTC)Trả lời
Phi hồ ngoại truyện. Xem Vũ Đức Sao Biển, Kim Dung giữa đời tôi, quyển thượng, Nxb Trẻ, 1999, trang 12-17 có xác nhận như vậy. Avia (thảo luận) 16:09, ngày 31 tháng 3 năm 2009 (UTC)Trả lời

Kim Dung làm đạo diễn[sửa mã nguồn]

Cần kiểm chứng Kim Dung viết kịch bản và đồng đại diễn các phim sau:

Newone (thảo luận) 07:37, ngày 26 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Một số câu hỏi của độc giả đến Kim Dung[sửa mã nguồn]

Nguồn: 100 câu hỏi dành cho Kim Dung

➡ 01

Question (Q): Xin hỏi "Đế Cương Tranh Hùng Ký", "Kiếm Thần Truyện" của những hơn 30 năm về trước có phải là những tác phẩm trong giai đoạn đầu của ngài không?

Answer (A): Không phải thế.

➡ 02

Q : Nếu phi thuyền vũ trụ mời ngài đi vào không gian một chuyến, nhưng chỉ được phép mang theo một cuốn sách thì ngài sẽ chọn tiểu thuyết võ hiệp của mình chứ ? Nếu có, thì đó là cuốn nào?

A : Tôi sẽ không chọn tác phẩm của mình đâu, tự mình xem tác phẩm của mình thì còn gì thú vị. Chỉ có thể mang theo một cuốn hử ? Vậy thì đó là William Shakespeare toàn tập.

➡ 03

Q: Tác phẩm của ngài hầu như đều được chuyển thể thành phim, nhưng đại đa số đều không nhận được những lời phê bình hay. Bởi lẽ nguyên tác và kịch bản có rất nhiều khác biệt. Tình tiết và tính cách nhân vật bị cải biên hoàn toàn khác hẳn. Xin hỏi Kim Dung tiên sinh có khi nào sẽ đích thân ra tay, làm giám chế cho một vài bộ phim? Đây cũng có thể xem là một kiểu cách lý giải khác của ngài đối với những sở tác của bản thân.

A: Đích thân làm giám chế thì không nổi đâu. Có làm thì cùng làm với biên kịch, đạo diễn. Như thế mới có thể vẹn toàn được.

➡ 04

Q : Con là một đứa bé 19 tuổi sắp phải thi lại, trong lòng luôn suy nghĩ, tìm tòi về con đường cho cuộc sống tương lai. Tiểu thuyết của ngài khiến cho con có hi vọng, có thất vọng về nhân tính. Tiểu thuyết chưa nhất thiết phải ám chỉ ai, nhưng thường thường xuất hiện những tình huống trùng hợp với hiện thực. Bởi vì tác phẩm của ngài cho con nhiều cơ hội được tự suy nghĩ về bản thân. Mà con muốn hỏi ngài một điều phải chăng là văn tập nhất thiết phải oán đời trách người?

Nếu như chỉ viết những chuyện phong hoa tuyết nguyệt, cảm tính trữ tình thì chẳng có gì hay ho, chẳng có ích lợi gì đối với đời sống xã hội. Văn tập như thế, phải chăng là chi bằng không viết. Xin ngài cho con biết cách nhìn nhận của ngài?

A : Không hẳn là thế. Một bộ phận văn tập sẽ nói về đạo lý, bộ phận khác sẽ đề cập đến tình cảm. Nếu tất cả các văn tập đều nói đạo lý thì chẳng còn gì thú vị nữa. Vẫn cần một số tình tiết nói về tình cảm.

➡ 05

Q : Ngài có từng học qua võ công hoặc giả như là từng giao du với cao thủ võ học? Bằng không sao ngài lại có thể viết ra nhiều tác phẩm võ hiệp xuất sắc như vậy.

A : Tôi chưa từng học võ, cũng chưa từng giao du với người trong võ lâm. Cái đấy chẳng quan trọng. Cũng như viết về nữ nhân đâu nhất thiết phải là nữ nhân mới viết được, viết về kĩ nữ thì cũng đâu cần phải là kĩ nữ. Đọc nhiều sách, quan sát nhiều, lĩnh hội nhiều là được.

➡ 06

Q : Ngài có đả tọa tu luyện nội công không?

A : Không có.

➡ 07

Q : Cách nghĩ của ngài về cái chết là gì?

A : Tôi khá tin vào thuyết pháp chuyển thế sau khi chết của Phật giáo. Nhưng cũng không tin tuyệt đối.

➡ 08

Q : Trong cuộc sống hiện đại, đối với ngài thì quan trọng nhất là gì?

A : Những người tôi yêu thương đều đối với tôi rất tốt, tôi cũng đối tốt với họ.

➡ 09

Q : Sao mỗi lần ngài tới Đài Loan lại chỉ có 5, 6 ngày. Ngài có thể sắp xếp một lộ trình riêng dành cho độc giả Kim Dung, làm những buổi diễn thuyết lưu động bắc trung nam được không?

A : Hiện nay tôi rất bận. Nếu có thời gian thì rất hi vọng có cơ hội như vậy.

➡ 10

Q : Thấy fan Kim Dung có rất nhiều người rất là có vấn đề. Cảm nhận của ngài thế nào? Ngài có thấy phiền không? Không sao đâu, ngài cứ nói thẳng.

A : Tôi rất vui, thấy không có gì phiền cả.

➡ 11

Q : Ngài có vị độc giả nào là tri giao không? Nếu như độc giả viết thư cho ngài thì ngài sẽ hồi đáp chứ?

A : Có chứ. Phó tổng biên tập của Trung Quốc thời báo Tô Đẳng Cơ là một trong số đó. Tôi rất hi vọng có thể tự thân hồi đáp, nhưng mà tôi rất bận, không thể trả lời từng thư một được. Nhưng mà tôi rất lấy làm vui khi có độc giả viết thư gửi tới.

➡ 12

Q : Ngài có từng bị fan cuồng làm phiền không?

A : Tôi có rất ít kinh nghiệm trong việc bị độc giả làm phiền. Đại loại là viết rất nhiều thư, chỉ có thế thôi.

➡ 13

Q : Ngài học thức uyên bác, danh lợi đều có, trong xã hội lại được kính trọng. Vậy thì hiện tại ngài có còn sợ điều gì không?

A : Sợ nhiều thì không có. Sợ ít thì sợ độc giả không còn ham hố gì Kim Dung nữa (Kim Dung cười híp mắt). Ngoài ra tôi sợ thân nhân, bằng hữu ra đi (chết). Nhưng đối với bản thân tôi thì cái chết không có gì đáng sợ.

➡ 14

Q : Ngài có dùng máy vi tính không?

A : Tôi không dùng, căn bản là đối với máy vi tính tôi có chút phản cảm. Nhưng lâu lâu vẫn có dùng đến, đại loại là lúc ghi chép một số dữ liệu tiếng Anh mới dùng, hoặc là chơi cờ vây, mua sách mà thôi. Những lúc khác tôi đều không động đến.

➡ 15

Q : Trong Thiên Long Bát Bộ, giữa Kiều Phong, Hư Trúc, Đoàn Dự và Tảo Địa Tăng thì ai có võ công mạnh nhất? Bao gồm tuyệt kĩ, nội lực, kinh nghiệm chiến đấu.

A : Tảo Địa Tăng mạnh nhất

➡ 16

Q : Tên gọi các chiêu thức võ công, tên gọi nhân vật vì đâu mà đặt?

A : Lúc nghĩ cách đặt tên, tính cách và bối cảnh xuất sinh của nhân vật đều có sự liên quan đến tên. Còn tên gọi các chiêu thức võ công thì có liên quan đến nền tảng học vấn của nhân vật. Nếu nhân vật có nền tảng học vấn cao, tôi đặt tên gọi thâm hậu.

➡ 17

Q : Vì sao trong các tiểu thuyết của ngài, nam chính hầu như là có tư chất đần độn ngốc nghếch. Ngay cả Vi Tiểu Bảo thô lỗ, vô thuật bất học như thế lại giành được sự coi trọng của nhiều cô gái. Phải chăng là ngài muốn biểu đạt tâm thái gì đó ? Cái này có liên quan gì đến bối cảnh sinh trưởng của ngài không?

A : Chẳng liên quan gì nhiều. Nam chính trong các tiểu thuyết của tôi cũng chẳng phải tư chất đần độn. Chỉ là tôi khá thích khuôn nhân vật nhìn bề ngoài thì có vẻ ngốc nghếch nhưng thực ra lại rất thông minh. Tôi không thích mẫu nam nhân hay khoác lác khoa trương.

➡ 18

Q : Minh giáo trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký, thời đó có thật là có giáo này? Nếu có thì Chu Nguyên Chương là một trong nhiều thủ lĩnh của giáo ư?

A : Có chứ. Lúc đó Chu Nguyên Chương lợi dụng Minh giáo nhằm lật đổ triều Nguyên. CNC lúc đó là đầu lĩnh của Hồng Quân - Minh giáo. Nhưng lúc viết truyện, vì sợ làm cho nhiều người nhầm lẫn với Hồng Quân của đảng cộng sản nên tôi không đề cập tới.

➡ 19

Q : Trong các loại khinh công thân pháp, ngài cho rằng vị nào có khả năng chạy nhanh, chạy xa tốt nhất?

A : Đó là Vi Nhất Tiếu. Tôi cho rằng khinh công của y là lợi hại nhất

➡ 20

Q : Trong 14 bộ tiểu thuyết của ngài, hầu hết đều đề cập tới kiếm thuật. Xin hỏi vì sao ngài lại đề cập ít về đao thuật như thế ? A : Theo lẽ thông thường, kiếm vẫn cao cấp hơn là đao. Nhưng mà lúc Hồ Nhất Đao đánh nhau với Miêu Nhân Phượng, đao thuật của hắn có mạnh hơn.

➡ 21

Q : Võ công được ghi chép trong Quỳ Hoa Bảo Điển, rốt cục là kiếm thuật hay là nội công?

A : Tôi cho là kiếm thuật lấy nội công làm chủ

➡ 22

Q : Dương Quá có luyện thành Độc Cô kiếm pháp hay không? Rốt cục cảnh giới võ công của Dương Quá đến đâu?

A : Chỉ một phần thôi. Bởi vì những gì Độc Cô Cầu Bại lưu lại đều không hoàn chỉnh. Thế nên kiếm pháp của Quá không quá mạnh. Nhưng nội công thì trên Lệnh Hồ Xung.

➡ 23

Q : Tiếu Ngạo Giang Hồ là thời đại nào? Trong sách hình như chưa từng nhắc tới.

A : Có một số độc giả nghiên cứu được đó là Minh triều. Nhưng lúc sáng tác tôi không viết về triều đại, bởi vì chỉ cần không đề cập tới giới quan lại, chuyện bối cảnh triều đại không quá quan trọng.

➡ 24

Q : Trương Thúy Sơn và Ân Tố Tố lấy nhau, ở chung với nhau trên Băng Hỏa đảo 10 năm. Vì sao lại chỉ sinh được một mình Trương Vô Kỵ? Lẽ nào thời ấy kĩ thuật tránh thai đã tiến bộ đến vậy ? Dẫu là vì để cho phù hợp với tình tiết kịch bản, nhưng cũng không hợp lý. Ngài có thể lý giải điều này được không?

A : Vấn đề này, nếu nói một cách đơn giản thì đó là Ân Tố Tố không tái sinh. Còn vì sao lại không tái sinh? Trong sinh vật học thường có một cách giải thích đó là nếu hoàn cảnh sinh trưởng không tốt, động vật sẽ giảm thiểu khả năng sinh đẻ. Thí dụ như thời tiết quá hàn lạnh, loài động vật gấu trắng cũng sẽ không thể sinh đẻ được nhiều. Sự sinh sản của động vật xứ lạnh không hề dễ dàng. Miền nhiệt đới thì có hơn. Ân Tố Tố sinh sống trên Băng Hỏa đảo là miền lạnh, cho nên khả năng sinh đẻ của cô ta tự nhiên sẽ bị ảnh hưởng.

➡ 25

Q : Quỳ Hoa Bảo Điển (Tịch Tà Kiếm Pháp) và Độc Cô Cửu Kiếm mà tương đấu thì bên nào sẽ thắng?

A : Độc Cô Cửu Kiếm phải hơn chứ !

Vô Kỵ giữa chúng ta hay là hiện tượng Kim Dung[sửa mã nguồn]

Vô Kỵ giữa chúng ta hay là hiện tượng Kim Dung là tên một cuốn tiểu luận dày hơn 300 trang của Đỗ Long Vân, xuất bản lần đầu tiên năm 1967 in tại nhà in Trình Bày, Sài Gòn. Cuốn sách nổi tiếng ngay sau khi được xuất bản vào năm 1967. Cuốn sách bị cấm tại Việt Nam từ sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 cho đến năm 2000, khi nó được in lại trong một tuyển tập. Trước đó tập tiểu luận này cũng được đăng rải rác trên mạng với lời bình của Nguyễn Quốc Trụ.[1]

Nguyên Sa đánh giá cao tác phẩm này, còn Bùi Giáng thì tỏ ra hết sức khâm phục, ông thường nhắc đến cuốn sách trong các bài Luận kiếm hiệp của mình như một đỉnh cao khó vươn tới.

Cuốn Vô Kỵ giữa chúng ta hay là hiện tượng Kim Dung không xét tới bộ truyện ưu tú Lộc đỉnh ký, vì khi ấy bộ truyện này chưa ra đời. Tập sách chỉ xoay quanh Thiên long bát bộ, Anh hùng xạ điêu, Thần điêu đại hiệp, Ỷ thiên Đồ long ký, với những phân tích về võ công, về nội lực, về tính cách nhân vật và những triết lý ẩn chứa trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung. Ở đoạn mở đầu, Đỗ Long Vân tỏ ý muốn tìm ra câu giải đáp cho cái gọi là "hiện tượng Kim Dung" ở khắp miền Nam Việt Nam thời ấy.

Bùi Giáng trong "Thi Ca tư tưởng", trong lúc nói về Đỗ Long Vân:

Cuốn sách của ông bàn về Kim Dung nằm trong vùng tư tưởng thâm viễn như cuốn Nho Giáo của Trần Trọng Kim. Chẳng những giúp người Việt Nam hiểu tư tưởng lớn của thiên tài Trung Hoa, mà còn khiến người Trung Hoa, người Đông phương, Tây phương nói chung ngày sau sực tỉnh. Tầm quan trọng của cuốn sách kia quả thật rộng rãi không cùng. [cần dẫn nguồn]
Tôi có thể đưa ra vài nhận định khác của ông ở vài chi tiết. Nhưng không cần. Điều cốt yếu, ông đã nói xong, và vô số dư âm sẽ tỏa khắp mọi chốn. Và sẽ còn khiến người ta thể hội cái mạch thẳm trong những tác phẩm của những thiên tài xưa nay, bất luận là Đông phương hay Tây phương. [cần dẫn nguồn]
Sách tôi bị cháy hết, nhưng tôi sẽ tìm riêng cuốn "Trương Vô Kỵ giữa chúng ta" để đọc lại nhiều lần... [cần dẫn nguồn]

Đoạn trên được dời tạm từ bài viết về đây. Cuốn tiểu luận này có vẻ không phù hợp để bàn sâu trong bài viết về Kim Dung. Tôi cho rằng để ở trang thảo luận sẽ đúng hơn. ~ Violet (talk) ~ 12:08, ngày 29 tháng 1 năm 2020 (UTC)Trả lời

  1. ^ Vô Kỵ giữa chúng ta hay là hiện tượng Kim Dung