Bước tới nội dung

Thảo luận:Lưu Nhân Chú

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 4 năm trước bởi Xoviet nghetinh123 trong đề tài Lưu Nhân Chú được phong Á thượng hầu?

Lưu Nhân Chú đứng hàng thứ 5 trong số các công thần và được phong là Á Thượng hầu ?[sửa mã nguồn]

"Tháng 5 năm 1429, Lê Thái Tổ sai khắc biển công thần. Lê Nhân Chú được phong làm Á thượng hầu, tên đứng hàng thứ 5."

Không rõ bạn viết đoạn này tham khảo ở đâu mà viêt vậy nhỉ . Tôi coi bản Sử kí , thấy Á Thượng hầu chỉ được phong duy nhất cho Lê Ngân thôi mà .

Mong sớm nhận được phản hồi,

--redflowers 11:22, ngày 3 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời


Không rõ có phải bạn lấy từ Bachkhoatoanthu trên mạng ra không? Nếu đúng vậy thì xin được có mấy nhời !
--redflowers 13:27, ngày 3 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cái này tôi sửa, rồi Trungda mới chịu sửa lại, không hiểu sao có thể viết như thế được, hơi kì lạ. Thanhliencusi (thảo luận) 07:23, ngày 17 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời

Sách Đại Việt thông sử chép đúng là LNC đc phong làm Á thượng hầu, hàng thứ 5. Thanhliencusi (thảo luận) 05:00, ngày 10 tháng 8 năm 2015 (UTC)Trả lời

Sửa lại đề mục Họa quyền thần[sửa mã nguồn]

Họa quyền thần là 1 nhóm từ vô nghĩa, vì nó không nói lên được điều gì cả.

  • Ở trường hợp này, quyền thần (kẻ tiếm quyền vua gọi là quyền thần)là Đại tư đồ Lê Sát, nói ông ta quyền thần nhưng HÃY NHÌN VÀO THỰC TẾ, ông tận trung với họ Lê cho đến lúc chết, không có hành động nào chứng rằng ông ta không trung, không hết lòng vì công việc cả.
  • Từ ngữ này tôi không biết có hay không, hay mới đây được 1 nhóm người sử dụng, ngay những vị như Tào Tháo cũng không thấy gọi là quyền thần.
  • Viết về chuyện chính trị, đừng nặng về tình cảm quá, chuyện chết, sống, vinh nhục là thường, tâm như đàn bà sao viết được cho lạnh. Nên viết lại là Tham dự triều chính và cái chết thôi.

Thanhliencusi (thảo luận) 07:20, ngày 17 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời

Vì Nguyên Long còn nhỏ nên Sát lạm quyền giết Chú. Nếu tận trung thì đã không đến mức bị Nguyên Long "ngứa mắt" nhổ bỏ đi. Địa vị như Chú, bất lực bị hại, chẳng phải tai họa của kẻ quyền thần thì là gì?--Trungda (thảo luận) 17:07, ngày 17 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời

Thế gọi Mạc Đăng Dung, Hồ Quý Ly, Trịnh Kiểm, Trần thủ Độ, Tào Tháo,...đều là quyền thần hết, sao không ghi họ là quyền thần ? Quyền thần hay không thì do người đọc họ biết, cần gì phải nói. Thanhliencusi (thảo luận) 04:30, ngày 10 tháng 8 năm 2015 (UTC)Trả lời

Rất mong anh chị em giữ nguyên hjện trạng ,đây là phần kiến thức đầy đủ nhất,tạo điều kiện tốt cho viêc cung cấp tài liệu cho đôc giả.

Thuacondihoc[sửa mã nguồn]

TV Thuacondihoc liên tục đưa vào bài các chi tiết không nguồn, không bách khoa, đầy lỗi chính tả và không hề mong muốn cải thiện bài, bất chấp ý kiến của người lùi sửa, rõ ràng là phá hoại.--Diepphi (thảo luận) 10:39, ngày 28 tháng 3 năm 2016 (UTC)Trả lời

Lưu Nhân Chú được phong Á thượng hầu?[sửa mã nguồn]

Đvsktt chép năm 1429 Lê Lợi ban biển ngạch công thần cho 93 người. Huyện Thượng hầu 3 người Lê Vấn Lê Sát Lê Văn Xảo. Á thượng hầu 1 người là Lê Ngân... Vậy thì LNC không thể được phong Á thượng hầu. Ông cùng lắm chỉ được phong Á hầu mà thôi. ĐVTS đã sai lầm khi viết ông được phong Á thượng hầu. Luongsonbac (thảo luận) 15:28, ngày 29 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời

Cũng có thể ĐVTS viết là Á hầu, nhưng đời sau do sao chép thêm bớt nên thừa ra một chữ Thượng chăng? Đọc ĐVTS ta thấy nhiều chỗ thiếu chữ, có chỗ lại thừa chữ. Có thể do sao chép sai lạc.Luongsonbac (thảo luận) 05:57, ngày 30 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời

Huyện Thượng hầu, 3 người: Phạm Vấn, Lê Sát, Phạm Văn Xảo. Á Thượng hầu, 1 người: Lê Ngân. Hương Thượng hầu, 3 người: Nguyễn Lý, Lê Văn Linh, Bùi Quốc Hưng. Đình Thượng hầu, 14 người: Nguyễn Chích, Lê Văn An, Đinh Liệt, Lê Miễn, Đinh Lễ, Lê Chiến, Lê Khôi, Lê Đính, Lê Chuyết, Trịnh Lỗi, Nguyễn Nhữ Lãm, Lê Sao, Lê Kiệm, Lê Bật.

Theo danh sách này, thì đơn giản là Toàn thư đã bị sửa. Thực ra 3 người công thần số 1 của Lê Lợi chính là Phạm Vấn, Lê Sát, và Lưu Nhân Chú. Cái tên P Văn Xảo được đèo vào thôi.

Nếu đọc toàn bộ khởi nghĩa Lam Sơn thì sẽ thấy điều tôi nói là logic. Và 4 người mạnh nhất là Phạm Vấn (cụ này là tay được Lê Lợi tín nhiệm nhất về độ trung thành, luôn bảo vệ cho Lê Lợi, luôn trung thành với cụ Lợi nhất,công thần số 1. Số 2 chính là cụ L N Chú, cụ đi từ team Lũng Nhai. Số 3 là Lê Sát, Đại tướng số 1 sau cái chết của Đinh Lễ, Lý Triện. Số 4 là cụ Lê Ngân.

Sau khi Lê Lợi chết, Lưu Nhân Chú bị đầu độc, quyền lực thuộc về Phạm Vấn, sau khi P Vấn chết, Lê Sát mạnh nhất, sau là Lê Ngân.

Khoailangvietnam (thảo luận) 13:45, ngày 11 tháng 1 năm 2018 (UTC)Trả lời

@Khoailangvietnam: Theo ĐVSKTT thì thứ bậc các công thần của khởi nghĩa Lam Sơn là Phạm Vấn số 1, Lê Sát số 2, Phạm Văn Xảo số 3, Lê Ngân số 4. Lưu Nhân Chú có thể xem là công thần đặc biệt cho nên không được phong hầu cùng đợt với các vị kia. Nếu xét về chức vụ thì Phạm Vấn đứng đầu triều đình, Lưu Nhân Chú đứng đầu ban võ, Lê Văn Linh đứng đầu ban văn.Luongsonbac (thảo luận) 05:38, ngày 24 tháng 3 năm 2018 (UTC)Trả lời


Trong Đại Việt thông sử, Trịnh Khả là nhân vật cùng P Văn Xảo đi đánh Mộc Thạnh ở ải Lê Hoa, thì được ban chế văn. Nhưng không hiểu sao tên 2 ông Hãn, Xảo ko có trong Lam Sơn thực lục, bản LS thực lục này được nhiều gia đình cất giữ, hẳn ko thể bị sửa đổi.

Theo tôi đoán, ĐV Sử kí đã bị đèo 2 tên Xảo, Hãn vào.

Nó logic thôi, các nhân vật Bắc Bộ không được cầm các vệ Thiết đột tinh nhuệ của team Thanh Hóa.

Bản ĐVSK Toàn thư: --phỉ báng hầu hết công thần/

--phỉ báng cả Le Lợi:đa nghi hiếu sát

-nếu đọc ĐVSKTT thì 100% công thần Lam Sơn bị bôi nhọ.

Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 05:28, ngày 24 tháng 10 năm 2019 (UTC)Trả lời

Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 05:27, ngày 24 tháng 10 năm 2019 (UTC)Trả lời