Thảo luận:Natri hexafluoroaluminat(III)

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 4 năm trước bởi P.T.Đ trong đề tài Đổi tên
Dự án Hóa học
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Hóa học, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Hóa học. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Đổi tên[sửa mã nguồn]

@Ccv2020: Chào bạn Ccv2020. Vui lòng khi đổi tên bạn phải cho biết rõ lý do tại sao. Không được để tóm lược mơ hồ là "Gọi tên chất chưa chính xác." Vậy theo bạn thì tại sao cái tên này lại chính xác hơn tên cũ? P.T.Đ (thảo luận) 15:01, ngày 23 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời

@P.T.Đ: Xin lỗi bạn nha. Theo như hầu hết các bài viết khác tương tự thì cách gọi tên như thế chính xác hơn. Không tin thì bạn qua enwiki rồi thử "Potassium hexafluoronickelate(IV)", "Potassium hexacyanochromate(III)", "Potassium hexafluorocuprate(III)" mà xem. Dựa vào đó mình mới gọi tên hợp chất như vậy. Thân mến. --Ccv2020 (thảo luận) 15:17, ngày 23 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời

@Ccv2020: Tôi hiểu là cái tên này chính xác, chỉ là bạn cần phải nêu rõ lý do trong phần tóm lược (nếu dài thì ghi trong trang thảo luận) để tránh những xung đột sau này, không được ghi lý do quá mơ hồ. Và bạn cũng cần biện luận theo cơ sở kiến thức khoa học và có nguồn dẫn chứng, không thể thấy người khác làm thì mình làm theo, vì bên enwiki cũng có lúc sai sót.

Việc bạn thêm số oxy hóa cho gốc anion cũng tùy trường hợp. Không nhất thiết phải bổ sung số oxy hóa khi số oxy hóa của gốc đó không thay đổi. Kiểu như natri clorua chẳng hạn, không cần viết rườm rà là natri(I) clorua. Vì gốc cation natri luôn có số oxy hóa là +1.

Nếu gốc anion hexafloroaluminat có số oxy hóa không đổi thì cũng chỉ cần để đơn giản là natri hexafloroaluminat, không cần thêm số oxy hóa như hiện tại.

Một số trường hợp như gốc manganat thì có nhiều số oxy hóa, thì mới cần để số oxy hóa trong tên gọi. Ví dụ như: kali manganat(V) (kali hypomanganat), kali manganat(VI) (kali manganat), kali manganat(VII) (kali permanganat), v.v.

Tôi không còn học phổ thông khá lâu nên có thể quan điểm của tôi không còn chính xác. Nhưng cũng là những thông tin để bạn lưu ý kỹ trước việc đổi tên.

Thân mến. P.T.Đ (thảo luận) 15:45, ngày 23 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời

@Ccv2020: Ví dụ như hợp chất Potassium hexafluoronickelate(IV) bạn vừa nêu, tạm gọi danh pháp Việt là kali hexafloronickelat(IV), thì hợp chất này có thể phân hủy thành kali hexafloronickelat(III):
Như vậy gốc anion hexafloronickelat có nhiều số oxy hóa nên mới cần để số oxy hóa trong danh pháp để phân biệt.
Nên những gốc có số oxy hóa cố định thì không cần thiết. Tôi thấy trường hợp bài này (Natri hexafloroaluminat(III)) bên enwiki họ cũng không để số oxy hóa. P.T.Đ (thảo luận) 16:03, ngày 23 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
@Ccv2020: Và tôi cũng thấy bạn đổi tên chất Liti nhôm hydrua thành Liti tetrahydroaluminat(III) với lý do "Gọi tên chất chưa chính xác." là chưa hợp lý. Liti nhôm hydrua vẫn là cái tên chính xác, ít nhất là về mặt giấy tờ, còn về mặt hóa học việc xem chất này là muối tetrahydroaluminat hay muối hydrua là tùy quan điểm. Khi cái tên vẫn chính xác thì bạn nên giữ lại theo người tạo bài đã đặt, không thể với lý do chưa chắc chắn mà đổi ngay được. Thân mến. P.T.Đ (thảo luận) 16:15, ngày 23 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời

@P.T.Đ: Cái tên đó mình dựa vào bản mẫu:Hợp chất nhôm cho nên mình mới đặt tên như vậy. Thân mến. --Ccv2020 (thảo luận) 00:00, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời

@Ccv2020: Ừ, tôi thấy rồi. Những dòng bên trên là tôi chỉ muốn góp ý về việc đổi tên thôi, không nhằm bắt bẻ gì. Vì các tên cũ vẫn chính xác, nên lý do đổi tên "Gọi tên chất chưa chính xác." của bạn là không phù hợp. Nếu tên vẫn chính xác thì bạn nên giữ theo tên mà người tạo bài đã đặt.
Theo góc nhìn của tôi thì tên hóa chất chính xác có lẽ chỉ có danh pháp IUPAC hệ thống, nhưng các danh pháp thay thế vẫn có chỗ đứng riêng của nó, dù có thể là mang tính ước lệ và không đảm bảo được bản chất cấu trúc phân tử. Như Axit axetic, Etilen được dùng nhiều hơn so với tên hệ thống Axit etanoic, Eten chẳng hạn.
Nói chung là tôi muốn góp ý để bạn đổi tên hợp lý hơn thôi, không cần quá cứng nhắc theo một quy tắc. Bản mẫu đó bạn vẫn có thể sửa thành các link hiện tại được mà. Thân. P.T.Đ (thảo luận) 12:05, ngày 25 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời