Thảo luận:Ngôn ngữ ký hiệu

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 16 năm trước bởi Lam134 trong đề tài Bổ sung mục "NNKH và cuộc sống"

Ký hiệu hay dấu hiệu?[sửa mã nguồn]

"Ngôn ngữ ký hiệu" có vẻ thông dụng hơn (Google thấy thế). Nhưng tôi nghĩ "dấu hiệu" là cách dịch chính xác hơn. Khi làm động tác bằng tay, người ta thường gọi là "ra dấu rằng...". "Sign" không phải kí hiệu mà là dấu hiệu. Tmct (thảo luận) 10:04, ngày 24 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Ngôn ngữ Ký hiệu chính xác hơn[sửa mã nguồn]

Ngôn ngữ ký hiệu là chính xác. Có 2 lý do như sau:

1. Theo từ điển tiếng Việt:

- Dấu hiệu là dấu dùng để làm hiệu cho 1 sự vật, sự việc nào đó. Dấu hiệu chỉ dùng trong các hiện tượng đơn lẻ, không có tính hệ thống (VD dấu hiệu nhận biết, dấu hiệu tiến bộ, v.v.)

- Ký hiệu: dấu hiệu vật chất đơn giản, do quan hệ tự nhiên hoặc quy ước, được coi như thay thế một thực tế phức tạp hơn. Ký hiệu mang tính tổng quát và hệ thống hơn dấu hiệu (VD Σ là ký hiệu toán học không phải dấu hiệu toán học)

2. Vì thế, Ngôn ngữ Ký hiệu là danh từ đã được thống nhất trong các văn bản quy phạm pháp luật cũng như tài liệu chuyên ngành.

--Lam134 (thảo luận) 09:01, ngày 1 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

OK, nếu người trong ngành giải thích vậy thì tôi không ý kiến nữa. Nhưng vì "ngôn ngữ dấu hiệu" cũng là một tên được sử dụng, và nó không sai, nên tên này cần được đưa vào bài để phục vụ những người dùng tên này. Tmct (thảo luận) 11:46, ngày 1 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Các tên khác[sửa mã nguồn]

Thật ra Sign Language (mà chúng ta đã chính thức dịch là Ngôn ngữ Ký hiệu) còn được người ta gọi bằng rất nhiều tên khác như: Thủ ngữ, ngôn ngữ câm điếc, ngôn ngữ bằng tay, ngôn ngữ cử chỉ và cả ngôn ngữ dấu hiệu nữa. Tuy nhiên tớ nghĩ chúng ta nên thống nhất một tên gọi để tránh mọi nhầm lẫn không cần thiết.

Nói về tính phổ biến thì có lẽ "Thủ ngữ" (từ miền Trung đổ vào TP HCM) còn phổ biến hơn cả "Ngôn ngữ ký hiệu". Tuy nhiên, thủ ngữ chỉ có nghĩa là ngôn ngữ bằng tay ----> đúng nhưng chưa đủ (ngoài tay, NNKH còn dùng các bộ phận khác của cơ thể và cả nét mặt, hình môi nữa). Về thuật ngữ này, tớ đã tranh luận với các bạn ở TP HCM và hiện nay các bạn ấy cũng công nhận là nên dùng NNKH. Bạn có thể thấy qua các lớp học NNKH của TP HCM và cả CLB NNKH TP HCM nữa.

Thân mến,

Lam134 (thảo luận) 06:03, ngày 2 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Truyền thông vô ngôn[sửa mã nguồn]

Ngôn ngữ ký hiệu cũng thường được dùng trong giao tiếp xã hội bình thường. Cử chỉ, nét mặt, ánh mắt...có vai trò rất quan trọng. Bài viết cần có mục nói về điều này. tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 08:09, ngày 2 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bổ sung mục "NNKH và cuộc sống"[sửa mã nguồn]

Đã bổ sung theo yêu cầu của tieu ngao giang ho :)

--Lam134 (thảo luận) 03:38, ngày 4 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời