Bước tới nội dung

Thảo luận:Phương diện quân (Liên Xô)

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi Thái Nhi trong đề tài Bố cục chưa hợp lý

Bố cục chưa hợp lý[sửa mã nguồn]

Bài này nên tách ra thành ít nhất hai bài, một bài về cấu trúc Phương diện quân trên thế giới, một bài về Phương diện quân (Liên Xô/Nga), bài đó nếu cần thì thêm lịch sử, hình ảnh, bản đồ tác chiến, chỉ huy... để như thế này chênh lệch quá, không phù hợp với tên bài Rotceh (thảo luận) 14:33, ngày 3 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Các nước khác có khái niệm Phương diện quân không hả Rotceh, cái này tôi không rõ? Bài này tôi nói rất rõ về Phương diện quân của Liên Xô, còn nếu các nước khác cũng có thì tôi sẽ chuyển tên bài thành Phương diện quân (Liên Xô). RBD (thảo luận) 16:02, ngày 3 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời
Hì hì, hóa ra là không có thật, mỗi anh Nga đông dân nhiều đất, mới có phương diện quân, Đức với Mỹ chỉ có Tập đoàn quân là hết. Bài này RBD viết à, sao thiên vị Nga quá :) nói nhỏ với bạn là quân Nga tới những giờ cuối cùng của chiến tranh vẫn còn ngại chạm trán với quân Đức nhé, quân Đức chỉ thua kém về trang thiết bị, hậu cần thôi, còn khả năng tác chiến của binh lính Đức vẫn vượt trội quân Nga, thậm chí cả quân Đồng Minh nữa. Để khi nào tôi tìm lại tư liệu online chứng minh với bạn. Rotceh (thảo luận) 02:17, ngày 4 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời
Phương diện quân hay Cụm tập đoàn quân chính là những khái niệm gần tướng đương đấy thôi. Đây chỉ là hình thức tổ chức quân lực để thuận tiện công tác chỉ huy thôi. Còn về mặt tinh nhuệ của quân Đức thì đúng là không thể bàn cãi, nhưng chỉ đúng trong giai đoạn đầu của Thế chiến thôi. Đây chính là kết quả của chương trình 10 vạn chiến binh của tướng von Hiket, tổng tư lệnh quân đội quốc phòng Đức 1920-1926 (thống chế von Rundstedt từng tham gia chương trình này). Tuy vậy, ở giai đoạn cuối, khi các sư đoàn tinh nhuệ mất lần, quân Đức được thay thế bổ sung bằng các tân binh không được huấn luyện kỹ thì khả năng tác chiến không thể địch nổi với quân Liên Xô nữa. Bring Vietnam to the world (thảo luận) 16:32, ngày 15 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời
Tôi thấy đúng là chỉ có một số ít quốc gia có tổ chức quân đội đến cấp Phương diện quân. Tuy nhiên, một số nước cũng đã tổ chức những đơn vị tuơng đương hoặc đúng là phuơng diện quân, nước Đức Quốc xã trong chiến tranh thế giới thứ hai có các tổ chức "Cụm tập đoàn quân" như: Cụm tập đoàn quân Bắc (của chuẩn thống chế Von Leef), Cụm tập đoàn quân Trung tâm (của chuẩn thống chế Von Brauschish), Cụm tập đoàn quân Nam (của chuẩn thống chế Von Rundstedt); đến chiến dịch Stalingrad có thêm Cụm tập đoàn quân A (Bắc Kavkaz), Cụm tập đoàn quân B (ở Stalingrad), Cụm tập đoàn quân Sông Đông (do chuẩn thống chế Von Mansteine chỉ huy có nhiệm vụ giải vây cho Von Paulush). Cuối chiến tranh có Cụm tập đoàn quân Visla phòng ngự ở Tây Ba Lan (Henrich Himler chỉ huy cụm này), Cụm tập đoàn quân Nam của chuẩn thống chế Von Serner hoạt động ở Áo, Hunggari và Tiệp Khắc. Trung Quốc cũng có các phưong diện quân trong thời gian kháng chién chống Nhật và nội chiến Quốc-Cộng: Phuơng diện quân thứ tám (Bát lộ quân), Phương diện quân thứ tư (Tân Tứ Quân). Như vậy, không phải chỉ có quân đội Xô viết mới có tổ chức Phương diện quân và tương đương. Nếu bài viết này được đổi tên thành Phương diện quân và tổ chức quân đội tuơng đuơng thì bài viết sẽ đầy đủ hơn do việc có thể thêm vào những điều mà tôi vừa trình bày.

Sam-2MT 08:52, ngày 23 tháng 5 năm 2009 (UTC)Minh Tâm-T41-BCA (thảo luận)