Thảo luận:Quốc hội Nhật Bản

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 9 năm trước bởi Alphama trong đề tài Giả vờ biết tiếng Nhật (nhờ chuyển sang Tin nhắc BQV)

Giả vờ biết tiếng Nhật (nhờ chuyển sang Tin nhắc BQV)[sửa mã nguồn]

Xin nhờ bác nào chuyển tin nhắn này sang Trang Tin nhắn BQV giúp tôi.

Thành viên đầu tiên khi dịch bài ja:国会 (日本) đã đặt tên bài viết là Quốc hội Nhật Bản, chính xác từng chữ Kanji: 国 Quốc, 会 Hội, 日本 Nhật Bản. Tuy vậy một tài khoản đáng ngờ chắc của thành viên nào đó dùng tên tài khoản và cách nói chuyện hàm ý mình biết tiếng Nhật, đó là tài khoản Thành viên:初音源. Tài khoản 初音源 đã đổi tên bài từ Quốc hội Nhật Bản sang Nghị viện Quốc gia (Nhật Bản) với lý do là : Chính xác theo "en:National Diet (tiếng Anh!), rõ ràng cho thấy trình độ Nhật ngữ và cả Việt ngữ của người này có vấn đề bởi vì Quốc hội là một danh từ quá sức phổ biến trong Việt ngữ, lại phiên Hán Việt theo Kanji của Nhật ra, vì lẽ chi mà người này đổi tầm bậy tầm bạ bằng cách dịch từ Anh ngữ? Khi được nhắc thì người này câm lặng. Nhờ các thành viên giám sát hành vi ám muội của người này. 183.91.28.56 (thảo luận) 05:45, ngày 1 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tôi chọn dùng tên này vì một số lý do
  1. Cơ quan lập pháp của Nhật Bản sử dụng mô hình Nghị viện theo hệ thống Westminster của Anh Quốc, bản thân khái niệm "Nghị viện Quốc gia" cũng được sử dụng nhiều chứ không phải là từ mới, đặc biệt ở các nước châu Âu. Cần phân biệt "Quốc hội" và "Nghị viện" (xem Nghị viện).
  2. Từ National Assembly dịch là Quốc hội, trong khi Parliament hay Diet là Nghị viện. Website chính thức của Tham Nghị viện ([1]) đã ghi tên đối ngoại chính thức của họ là National Diet, tức Nghị viện Quốc gia.
  3. Xin xem bài viết về Nghị viện ở Wikipedia tiếng Nhật: ja:議会. Tại Nhật Bản sử dụng từ 議会 - National Diet cho cơ quan lập pháp của mình. Đối với các nước châu Á bao gồm Nhật Bản, sử dụng từ "Quốc hội" (国会) thay cho "Nghị viện", nhưng nghĩa đúng của từ 国会 trong trường hợp cơ quan lập pháp của Nhật Bản là Nghị viện.
  4. Xin xem bài viết Quốc hội ở Wikipedia tiếng Nhật: ja:国民議会. Có thể thấy Nhật Bản không dùng từ Quốc hội này cho cơ quan lập pháp của mình.
  5. Hai người đứng đầu hai viện của Nhật Bản gọi là Nghị trưởng (議長), không phải Chủ tịch. Chủ tịch thường dùng cho khái niệm Quốc hội, trong khi Nghị trưởng tương ứng với Nghị viện. Sử dụng từ "Quốc hội Nhật Bản" có thể gây sai lệch nghĩa của 議長 (không có "Nghị trưởng Quốc hội"), điều đó cũng cho thấy từ 国会 của Nhật Bản trong trường hợp này mang nghĩa Nghị viện Quốc gia chứ không phải Quốc hội như các nước châu Á sử dụng. Còn nếu Wikipedia chỉ chăm chăm dịch chính xác từng từ Hán việt, xin sử dụng luôn khái niệm mới "Nghị trưởng Quốc hội" vậy.
  6. Không phải cơ quan lập pháp của mỗi quốc gia luôn luôn là Quốc hội, xin xem ví dụ ở Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (Trung Quốc)Hội đồng Nhân dân Tối cao (Bắc Triều Tiên).
Tôi thấy hành động của tôi cũng không có gì là "ám muội" cho lắm, bài viết vẫn chưa hoàn thiện nên tôi định sau khi nâng cấp sẽ viết thêm một phần giải thích trong nội dung bài về cách gọi chính xác của từ này. Còn thảo luận với IP, mỗi thành viên có cách đối xử khác nhau với IP (dù luật chơi là phải tôn trọng IP), như tôi vốn không thích nói chuyện với IP nên tôi cho qua thôi =] Việc này theo tôi thấy chỉ cần thảo luận chứ không cần đưa ra trang TNBQV làm gì (tôi có phá hoại cái gì?), nhưng nếu ai đó thấy thích thì tùy vậy --鍵っ子 (thảo luận) 06:17, ngày 1 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời
  • Học theo phương Tây là một chuyện còn gọi tên gì theo ngôn ngữ của nước mình là chuyện khác. Nhiều trang web của Nhật Bản khi đăng các văn bản đều ghi rõ: bản dịch tiếng Anh chỉ mang tính tham khảo, không có giá trị về mặt pháp lý, xin xem bản chính thức bằng tiếng Nhật. Nhật Bản là nước cởi mở, dịch ra Diet theo chuẩn của phương Tây là chuyện thường, không thể chỉ căn cứ cách dịch tiếng Anh rồi suy ra là cần dịch như thế mà bỏ qua tên tiếng Nhật. Tại Việt Nam, "Hội đồng nhân dân" cũng làm theo mô hình kinh điển của Sô Viết nhân dân của các nước XHCN trước đây nhưng VN vẫn gọi là Hội đồng, không gọi là Sô Viết. Cứ cho là Nhật học theo mô hình Westminster của Anh thì không có gì bắt buộc tiếng Nhật phải gọi đúng cách gọi của Anh.
  • ja:議会 đã nói rõ, ở Nhật Bản thì "parliament" được gọi là "Quốc hội". Nếu Nhật đã gọi như thế thì cần tôn trọng cách gọi của họ, vả lại, Quốc hội cũng là từ phổ biến, không phải từ gì lạ lẫm, không cần phải tự ý suy luận rồi đổi thành tên khác. Sự khác biệt giữa Nhật Bản và các nước khác là điều đương nhiên, không ai nói là khi đặt tên bài là Quốc hội NB là QHNB phải giống hệt với QH các nước khác. Nếu đổi tên bài như thế thì hà cớ giữ tên bài "Chúng nghị viện" cho Hạ nghị viện và "Tham nghị viện" cho Thượng nghị viện? Chẳng phải nếu theo lập luận của bạn thì nên đổi tên hai bài lưỡng viện NB thành tên "kiểu phương Tây" cho thống nhất sao, thế tại sao bây giờ bài về lưỡng viện NB vẫn để tên Hán Việt còn bài này thì phải đổi theo "kiểu phương Tây" chứ? Thêm nữa, 議会 có Hán Việt là "Nghị hội". Bạn muốn chính xác nguyên ngữ thì bạn để "Nghị hội Nhật Bản", bởi tôi đã nói hiện 2 bài về lưỡng viện vẫn đang để theo tên Hán Việt, song điều này không đúng vì Nhật Bản không hề đặt tên cơ quan đó là "Nhật Bản Nghị hội". Còn nếu vẫn khăng khăng để tên bài này là Nghị viện Nhật Bản thì phải đổi tên 2 bài kia thành "Hạ nghị viện" và "Thượng nghị viện".
  • "Còn nếu Wikipedia chỉ chăm chăm dịch chính xác từng từ Hán việt, xin sử dụng luôn khái niệm mới "Nghị trưởng Quốc hội" vậy.": không cần phải đặt ra khái niệm mới và điều đó cũng không được phép trong hoàn cảnh có từ khác thay thế. Lấy ví dụ Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bản chất là Chính phủ, là cơ quan hành pháp. Như vậy người đứng đầu Chính phủ thì thường được hiểu là Thủ tướng, do đó mới có cách dịch "Thủ tướng CHNDTH" và hiện được dùng rất phổ biến thường ngày trong Việt ngữ, còn nếu phiên đúng Hán Việt phải là "Tổng lý Quốc vụ viện CHNDTH.", không mấy phổ biến.
  • "Chủ tịch thường dùng cho khái niệm Quốc hội": còn thiếu, vì điều đó chỉ đúng với cách hiểu của Việt Nam rằng vị Chủ tịch là người lớn nhất Quốc hội. Trường hợp Nhật Bản không ai một lúc làm "Chủ tịch" lưỡng viện, do đó khi dịch chức vị người đứng đầu từng viện thì cứ dịch "Nghị trưởng". Không phải cứ "Quốc hội" thì phải dịch người đứng đầu là "Chủ tịch" và không phải cứ "Nghị trưởng" thì cơ quan đó phải dịch là "Nghị viện".
  • "Không phải cơ quan lập pháp của mỗi quốc gia luôn luôn là Quốc hội": không ai nói như vậy. Như vừa nói, không phải cứ dịch là "Quốc hội" thì nghĩa là nó phải giống nhau ở mọi quốc gia. Cùng một cách dịch nhưng có thể khác xa nhau về bản chất. Hơn nữa, trong trường hợp này chính xác từng Hán tự là "Quốc hội Nhật Bản" nên về bản chất thì cách dịch đó là đúng hoàn toàn, không hề bịa đặt hay thêm bớt chữ. 183.91.28.56 (thảo luận) 07:16, ngày 1 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời

Đã chuyển thành tên Quốc Hội Nhật Bản, ai muốn đổi tên xin mời chứng minh cái tên đó phổ biến, có trong các nguồn hàn lâm, ... Cảm ơn.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 09:45, ngày 1 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời