Thảo luận:Sáng tạo

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi 118.71.181.20 trong đề tài Interwiki

Tiêu chuẩn[sửa mã nguồn]

FOM thấy bài này có vẻ giống như một bài luận, nhưng cũng thấy có hướng một chút, chưa rõ có được coi là chất lượng kém không. FOM (thảo luận) 13:55, ngày 11 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đây là một bài luận, viết theo ý kiến của một người và không có nguồn tham khảo, do đó tôi đã treo tiêu bản {{Không bách khoa}}. Mekong Bluesman (thảo luận) 14:35, ngày 11 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bài viết của tôi chỉ giải thích duy nhất 2 chữ SÁNG TẠO, nếu có phản biện, xin nêu cụ thể hoặc đưa ra sự giải thích mang tính từ điển hợp lý hơn. Xin hãy giúp tôi hoàn chỉnh nó (xin đừng xóa nó, vì nó là đứa con tinh thần của tôi) - Xin ai đó hãy cho tôi biết: sáng tạo là gì? Kính mong! --Lehuynhmic (thảo luận) 08:22, ngày 12 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Ngay câu đầu là không ổn rồi. Sáng tạo là làm ra cái mới, hoạt động tạo ra cái mới [1] [2]. Còn việc hữu ích hay không là...tuỳ người dùng đánh giá, ví dụ như 2 quả bom nguyên tử rất hữu ích cho người Nhật chẳng hạn?! Lưu Ly (thảo luận) 12:36, ngày 12 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cần dẫn chứng[sửa mã nguồn]

Sẽ tốt hơn nếu Lehuynhmic đưa được thêm nguồn tham khảo (một tài liệu nào đó hoặc một link nào đó) vào bài. Vì các bài viết trên Wikipedia không chỉ ghi dấu ấn cá nhân người thảo bài mà còn phải dựa trên Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được. Tôi tin rằng dần dần anh sẽ quen với những quy định cũng như phương thức làm việc trên không gian này! Kính! Khương Việt Hà (thảo luận) 08:28, ngày 12 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nhân tiện tôi cũng xin đề nghị, chúng ta ko nên xóa đi những cái chưa hoàn chỉnh, nếu chưa có cái hay hơn thay thế nó! Nền văn minh nhân loại là sự kế thừa của những thành công & cả thất bại của những người đi trước. (ví dụ như cây bút chì hiện nay, có hơn 20.000 bằng sáng chế hoặc phát minh liên quan đến nó). Do đó, hãy để những điều chưa hay ấy tồn tại trên wiki - biết đâu, sau này, trong số những thành viên của Wiki sẽ có những cao nhân sửa sai hoặc khắc phục được những thiếu xót của người đi trước. Trong học thuật cũng như chính trị, rất cần tồn tại cả những quan điểm đối lập nhau. Thiết nghĩ, nếu làm được điều này, giá trị sáng tạo của Wikipedia sẽ tăng gấp bội phần!
Mặt khác, lịch sử nhân loại cũng đã từng chứng kiến rằng, đa số chưa hẳn đã đúng! Cái chết của Galile trước tòa án giáo hội, sự chống đối khi xây dựng Tháp Effren của Pháp, Khả năng đi trước nhân loại của Einstein... là những minh chứng gần gũi nhất. Hãy nuôi dưỡng những tưởng mới (có thể bỏ chúng vào nhà kho). Đó cũng còn là nét văn hóa, văn minh của con người.--Lehuynhmic (thảo luận) 12:13, ngày 12 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Vấn đề là mỗi môi trường có quy định khác nhau, báo có tôn chỉ riêng, Wikipedia có mục đích riêng. Tôi lấy ví dụ trường hợp của tôi, sáng tạo, ý kiến cá nhân sẽ rất cần trong những bài viết nghiên cứu ở các tạp chí chuyên ngành (ví dụ, bài ở phần 6, văn học nước ngoài [3]); viết ngẫu hứng, tùy bút thích hợp khi đăng báo (ví dụ: [4]); tếu táo, vui vẻ là chính thích hợp cho các thảo luận, ví dụ [5]. Còn việc viết các bài trên Wikipedia thì rất cần theo quy định, tôn chỉ của Wikipedia (ví dụ: bài Chó vừa rồi, khi tôi đưa vào một mục có tên "Tín ngưỡng dân gian" nói về tục thờ chó, có thành viên dùng IP yêu cầu tôi dẫn chứng và tôi đã dẫn chứng, xin xem lịch sử bài [6]). Khương Việt Hà (thảo luận) 10:17, ngày 12 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Trường hợp cần thiết, chúng ta có thể ghi chú rõ: "Đây chưa phải là quan điểm, là cách giải thích chính thống của cộng đồng Wikipedia" - hoặc "Bài viết này chưa được thừa nhận rộng rãi trong cộng đồng wikipedia".... Kính mong đề nghị của tôi được chuyển đến cấp lãnh đạo cao nhất của Wiki xem xét. Lehuynhmic (thảo luận) 08:44, ngày 12 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cái đó lại chưa có tiền lệ trong không gian Wikipedia. Tuy vậy, tôi nghĩ việc anh tìm ra một nguồn tài liệu nào đó cho bài này cũng không quá khó. Còn nữa, bảo quản viên (hay người quản lý, sysop) cũng không quyền lợi gì hơn các thành viên khác trong công việc biên tập, sửa chữa, kiểm soát bài vở; họ không bao giờ là một ban quản lý hay cấp lãnh đạo, và trong không gian Wikipedia mọi thành viên đều bình đẳng như nhau, chỉ làm theo quy định chung. Anh có thể tham khảo Wikipedia:Bảo quản viênWikipedia:Bảo quản viên không phải là. Khương Việt Hà (thảo luận) 08:53, ngày 12 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Xóa, không xóa[sửa mã nguồn]

Khi thực hiện điều này, chúng ta sẽ có 2 điểm lợi lớn như sau: 1. Thể hiện tính cộng đồng, bản lĩnh & đa diện của website; 2. Thể hiện sự cầu thị, khuyến khích ngay chính cộng đồng Wiki tích cực tham gia viết bài (dự phòng cho tâm lý SỢ BỊ XÓA hoặc BỊ CHÊ của ai đó!). Tôi thừa nhận, có những bài viết cần xóa NGAY LẬP TỨC, nhưng cũng có những bài viết hãy xem như là những manh nha, là những ý tưởng, là nền móng của NGÔI NHÀ CHỌC TRỜI trong tương lai. Xin đừng quá cứng nhắc, máy móc hoặc nóng vội khi xóa bài của 1 ai đó! --Lehuynhmic (thảo luận) 08:44, ngày 12 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Anh yên tâm, khi có thành viên treo biển như vậy bài cũng không thể xóa ngay, và không ai có quyền xóa ngay. Treo biển nhiều khi để thành viên đóng góp lớn nhất của bài sửa bài theo Wikipedia:Tiêu chuẩn đưa vào, và khi bài đã ổn thì việc dỡ biển là bình thường. Còn nếu bài chưa phù hợp với tiêu chuẩn đưa vào sẽ được đưa ra biểu quyết tại Wikipedia:Biểu quyết xóa bài. Ngay cả khi đã đưa ra biểu quyết xóa bài vẫn có thể được cải tiến để giữ lại, hoặc lá phiếu đề nghị xóa không đủ khi biểu quyết kết thúc bài vẫn được giữ lại. Khương Việt Hà (thảo luận) 12:19, ngày 12 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tất cả các thảo luận dài và không có mục đích tại trang thảo luận này đã xảy ra vì Lehuynhmic đã không/chưa tìm hiểu về Wikipedia trước khi viết, và sau khi viết thì vẫn có khái niệm "sở hữu" là bài "của" mình khi có các đề nghị và tiêu bản được treo bởi các thành viên khác.

Tôi muốn nhắc là tất cả các bài tại Wikipedia là không của một ai và, do đó, mọi thành viên đều có thể đề nghị, xóa, sửa, thêm... để làm bài có chất lượng cao hơn. Vì Wikipedia là một bách khoa toàn thư nên các định nghĩa đơn giản cho các từ không nên viết vào đây (mà nên viết vào Wiktionary). Vì tính chất trung lập và sự đòi hỏi kiểm chứng của Wikipedia nên các thông tin mang vào đây phải có nguồn có thể kiểm chứng được. Hơn nữa, một bách khoa toàn thư chỉ viết lại những kiến thức phổ thông (đã được nghiên cứu và phổ biến cho công chúng); đây không phải là nơi đưa ra các ý kiến cá nhân mới, đây cũng không phải là một diễn đàn để phát triển một ý tưởng mới chờ đợi ngày nó sẽ được chấp nhận.

Xin hãy tìm hiểu về Wikipedia trước khi viết.

Mekong Bluesman (thảo luận) 18:06, ngày 12 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Chắc chắn tôi chưa tìm hiểu kỹ Wikipedia, nhưng tôi cũng chắc chắn rằng, tất cả các bạn tham gia thảo luận về chủ đề này ĐỀU CHƯA HỌC QUA 1 KHÓA HỌC NÀO về PP luận sáng tạo KHKT. Tiếc thật!

Bài viết này có 2 mục đích chính: 1. Giải thích từ ST theo hướng sử dụng (Đây cũng là nhiệm vụ của từ điển); 2. Đề xuất hình thành ngành khoa học mới. --Lehuynhmic (thảo luận) 18:38, ngày 13 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

ĐỀU CHƯA HỌC QUA..., hic, anh Lehuynhmic trừ em ra nhé. Ở nhà em còn có cả giáo trình đấy! Khương Việt Hà (thảo luận) 18:46, ngày 13 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời
Lehuynhmic viết "nhưng tôi cũng chắc chắn rằng, tất cả các bạn tham gia thảo luận về chủ đề này ĐỀU CHƯA HỌC QUA 1 KHÓA HỌC NÀO về PP luận sáng tạo KHKT. Tiếc thật!"; xin hãy giải thích câu viết này, nó có nghĩa gì? Vì các lý do nào mà Lehuynhmic biết là "...tất cả các bạn [...] ĐỀU CHƯA HỌC QUA 1 KHÓA HỌC NÀO về PP luận sáng tạo"? Và, "học" là thế nào? Học theo lời của một người khác, học theo một sách, học theo nhiều tài liệu, tự học, học trên diễn đàn ...? Tất cả các thông tin tại Wikipedia đều cần có dẫn chứng vì nếu không thì ai muốn viết gì vào đây cũng được; và khi hỏi thì bảo là các người khác không/chưa học. Cách tranh cãi không dẫn chứng này không giúp ích cho việc làm tăng chất lượng của bài viết và nên được hạn chế tại đây. Xin đừng làm Wikipedia thành một diễn đàn. Mekong Bluesman (thảo luận) 20:28, ngày 13 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Xin được hầu chuyện cùng bạn Mekong Bluesman về chữ HỌC. Xin đừng nghĩ đó là việc anh đã có Văn bằng hay chứng chỉ về nó - khoa học về sự sáng tạo của con người (hay thậm chí, anh có cả kho tàng giáo trình hay SGK về vấn đề này). Đối với tôi, tri thức hay kiến thức của 1 người là những gì còn sót lại, sau khi anh ta đã quên theo thời gian! Anh có khoảng 10 bằng cấp, nhưng cái gì cũng ko nhớ, ko sử dụng chính xác - hợp lý... thì 10 cái bằng ấy cũng chỉ là 10 tờ giấy có màu mà thôi!

Nếu đã có ai học qua hoặc nghiên cứu môn học về sự sáng tạo, mà ko biết đến 2 thành tố bắt buộc của nó, thì xin thưa - anh đã trả lại hết những gì mà thầy anh đã truyền thụ cho anh (hoặc con chữ vẫn còn nằm yên trong trong sách hoặc giáo trình ấy - anh chưa "tiêu hóa" được gì cả)! Do đó, tôi xem như anh chưa học gì cả! Cụm từ CHƯA HỌC QUA của tôi có ý nghĩa là như vậy!

--Lehuynhmic (thảo luận) 04:06, ngày 14 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi có sửa qua một chút đồng thời treo vài biển cần chú thích một số nơi(chắc là chưa đủ).Lehuynhmic nên tìm nguồn để dẫn chứng. Đó là trách nhiệm của những người muốn giữ thông tin. Nó có thể bị xóa nếu không có nguồndẫn sau một thời gian và đương nhiên bài sẽ bị mất các thông tin quan trọng nhất của nó.Bánh Ướt (thảo luận) 07:45, ngày 14 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ là tôi nên viết chỉ 1 câu để Lehuynhmic hiểu và không kéo dài cuộc thảo luận không mục đích này, và câu đó là: Xin đừng làm Wikipedia trở thành một diễn đàn.
Nếu Lehuynhmic cần phải tranh luận về một mục đề hay bàn luận về một khái niệm về ý kiến của mình thì trên Internet có rất nhiều diễn đàn. Wikipedia không phải là nơi bàn luận như những diễn đàn đó.
Mekong Bluesman (thảo luận) 13:53, ngày 14 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Xin Mekong Bluesman vui lòng giải thích giúp tôi: "Thảo luận" & "Diễn đàn" khác nhau ở điểm nào? Sự chỉ dẫn chính xác của anh sẽ giúp tôi tránh dc việc biến wiki thành Diễn đàn, theo đúng quy định! Xin cảm ơn --Lehuynhmic (thảo luận) 17:37, ngày 14 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Trang thảo luận của một bài về mục đề X tại Wikipedia không phải là nơi thảo luận về mục đề X; vì làm như vậy thì các mục đề như "Chiến tranh Việt Nam", "Chủ nghĩa cộng sản", "Chủ nghĩa chống cộng sản"... sẽ bị lạm dụng thành các diễn dàn để tuyên truyền niềm tin chính trị, các mục đề như "Windows", "Linux", "Microsoft", "Apple"... sẽ bị lạm dụng để tuyền truyền niềm tin máy tính hay để quảng cáo ... và nhiều, nhiều nữa.
Những người tạo ra Wikipedia biết là các lạm dụng này (tuyên truyền, quảng cáo, etc.) đã xảy ra trên nhiều forum, nên tạo quy luật của Wikipedia là dùng trang thảo luận của bài để viết bài không để bàn luận không liên quan đến viết bài (dĩ nhiên là có các trường hợp đặc biệt).
Tất cả các thảo luận dài với Lehuynhmic cho đến thời điểm này là hoàn toàn không cần thiết nếu Lehuynhmic đã dùng thời giờ tìm hiểu về Wikipedia trước khi viết bài theo ý kiến của mình.
Mekong Bluesman (thảo luận) 20:52, ngày 14 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tư duy sáng tạo[sửa mã nguồn]

Có bài Tư duy sáng tạo (có lẽ là năng lực sáng tạo cũng được). Các bạn viết bài Sáng tạo có thể tham khảo cách viết của bài đó. Ngoài ra còn en:Innovation. --Bình Giang (thảo luận) 04:24, ngày 15 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Hạn chế của bài tư duy sáng tạo là chưa đưa ra được định nghĩa của khái niệm mà nó đề cập. Riêng bài en:Innovation thì có khá nhiều thông tin hữu ích, tuy nhiên hướng đi thì khác nhau, so với bài viết sáng tạo của Wikipedia tiếng Việt. --Lehuynhmic (thảo luận) 07:32, ngày 15 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Điều kiện cần và đủ để được thừa nhận là sáng tạo[sửa mã nguồn]

"mới" và "hữu ích" chỉ là hai thuộc tính.

Xin cho biết các tiêu chuẩn hay tiêu chí này ở đâu ra (dẫn bằng nguồn chính thức hay có uy tín)

Theo tôi Nó thiếu ít nhất chưa cần tra cứu thì 1 điều kiện khá quan trọng nữa để đòi hỏi 1 thao tác hay một đề án hay 1 công việc là "sáng tạo" đó là tính không hiển nhiên tức là nếu nó hiển nhiên ai cũng "nom biết được và implement được" thì nó sẽ không được xem là "sáng tạo". Tôi nghĩ bài viết này cần được hiệu chỉnh nhiều hơn.

Còn việc phân loại "tư duy sáng tạo" thành "khoa học sáng tạo" cũng không sao --miễn là viết cho được, cho đàng hoàng thế nào là khoa học sáng tạo (e.g. nó được giảng dạy và nghiên cứu ở đâu? sách giáo khoa nào ? ....) Theo tôi bài này viết theo lối ngẫu hứng hơn là có tra cứu

Hai điều kiện trên chỉ là cần nhưng chhưa đủ đâu. -- 1 "thuật ngữ" chưa đưa ra định nghĩa chỉ có khái niệm vẩn tốt hơn là định nghĩa sai. Bởi vì có nhiều thứ thứ (nhất là trong triết học)đôi khi người ta không định nghĩa mà chỉ đưa vào dẫn nhập các khái niệm.

À! quên tui cũng chưa bao giờ hân hạnh được học lớp "luận sáng tạo" chỉ có là được trực tiếp tham gia các hoạt động "intellectual property", "R&D" và phải đi học (học ~ điều kiện cần để viết 1 đề tài khoa học) rất ít ỏi đủ để sống thôi. Chỉ dám xin chia sẽ sự ngu dốt của minh trong thảo luận. Innovation là cái gì vậy ? Coi chừng hiểu nhầm thì chết! -- Thế Ngài đã học được mấy khóa sáng tạo nhỉ ...Xin chỉ dạy cho con với chừng nào con tự sáng tạo được ? -- Phan đại rằng "anh chắc chắn có học về sáng tạo nhưa chưa có bằng phát minh nào" thì sẽ làm Ngài đau đớn hay bực mình nhưng thưa Ngài "Phan Đại" thì dể nhưng phan cho trúng chớ phan bậy người ta cười thì mất mát về phần Ngài đa.

Chúc may mắn.

Gủi lời thăm anh "Ôi Con Người" của tôi. Kí giúp tôi nhé

15.203.233.79 (thảo luận) 16:57, ngày 11 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Interwiki[sửa mã nguồn]

Creation? Hình như bên enwiki là trang định hướng, còn nghĩa cụ thể mang tính triết học là gì? 118.71.181.20 (thảo luận) 16:55, ngày 21 tháng 3 năm 2009 (UTC)Trả lời