Thảo luận:Sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 9 năm trước bởi 113.188.196.231 trong đề tài Tên bài

Thảm họa sập cầu Cần Thơ có thể sẽ khiến người đọc nhầm tưởng là cây cầu này đã hoàn thành, đưa vào sử dụng và thảm hoả này sẽ khiến nhiều người tham gia giao thông bị nạn.

  • Thảm hoạ trên công trường xây dựng cầu Cần Thơ
  • Thảm hoạ trong xây dựng cầu Cần Thơ
  • Thảm hoạ dự án cầu Cần Thơ
  • Thảm hoạ trong thi công cầu Cần Thơ

... hay một tên gọi khác có thể làm người đọc khỏi nhầm hay không? Lưu Ly 02:36, ngày 27 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Hay là merge bài này với bài Cầu Cần Thơ nhỉ? Tôi thấy vụ sập cầu I-35W cũng được merge vào I-35W Mississippi River bridge mà. Mgz 06:14, ngày 27 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời
Và nó cũng được đề cập thêm tại St. Anthony Falls (35W) Bridge. Lưu Ly 07:22, ngày 27 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi đồng ý với Lưu Ly là tên "Thảm họa sập cầu Cần Thơ" làm cho người đọc nghĩ là cầu đã bị sập sau khi đã được làm xong. Tôi nghĩ là nội dung của bài nên được mang vào một tiểu mục đề bài "Cầu Cần Thơ". Sau đó, các tên như "Thảm họa sập cầu Cần Thơ", "Thảm hoạ trên công trường xây dựng...", "Thảm hoạ trong xây dựng..."... sẽ được redirect về tiểu mục đề đó. Mekong Bluesman 07:47, ngày 27 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

  1. Tôi nghĩ độ thương vong của vụ việc đủ để làm một bài riêng. Còn tên bài khiến người ta tưởng gì thì vào bài đọc sẽ biết thôi. Tên bài chỉ là cái tên, vụ sập cầu Cần Thơ cũng giống như "Vụ khủng bố 11/9", nội dung thông tin không nhiều. --79.65.75.143 10:50, ngày 27 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cái tên thì phải chính xác. Tuy không thể chứa nhiều thông tin, nhưng không được làm người đọc hiểu sai lệch.--Sparrow 11:08, ngày 27 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Ngoài ra, cầu Cần Thơ sau thảm họa này có được xây dựng tiếp không? Nếu vẫn được xây tiếp thì nên để mục từ này riêng ra. Newone 04:59, ngày 2 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Phần Nhận định[sửa mã nguồn]

Tôi thấy phần nhận định của bài này không có nghĩa lý gì. Đó không phải là ý kiến và thông tin trong phát biểu đã được nhắc ngay tại đầu bài. Chẳng lẽ có ai khác nói "Cầu Cần Thơ là cầu bắc qua sông Hậu nối Cần Thơ và Vĩnh Long" thì cũng được đưa vào "nhận định" sao? Nguyễn Hữu Dng 17:34, ngày 27 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi đồng ý và đã bỏ nó. Mekong Bluesman 21:42, ngày 27 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tên bài[sửa mã nguồn]

Mời các thành viên cho ý kiến về việc đổi tên bài thành Thảm họa sập cầu dẫn cầu Cần Thơ như thế sẽ chính xák hơn. Tên này tôi thấy VTV có sử dụng. NAD 03:18, ngày 3 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Một số báo gọi là Vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ, tôi thấy tên này ổn. Nguyễn Thanh Quang 05:38, ngày 3 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời
Nếu các báo tại Việt Nam đã gọi sự kiện này với tên đó thì Wikipedia nên đi theo. Mekong Bluesman 06:46, ngày 3 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Theo tôi gọi là Sập Nhịp Biên Của Cầu Chính chứ không phải là nhịp dẫn, vì 2 nhịp từ trụ p13 đến p15 là hai nhịp dầm hộp bê tông có chiều dài mỗi nhịp 40m, ( chiều dài cầu chính là 2x40 + 150 + 550 + 150 + 2X40=1010m) sau khi đỗ bê tông xong sẽ được neo vào trụ tháp cho nên nó là một phần của cầu chính, chiều dài cầu dây văng được tính ở phần được neo dây, cầu dẫn được thiết kế bằng dầm super T đúc sẵn lấy đầu mà sập trong khi đỗ bê tông,ờ nhịp đối xứng ở bờ Nam do nằm trên sông Hậu nên người ta đổ bê tông từng đốt và neo vào trụ tháp rồi đỗ đốt tiếp theo, ở bờ bắc do trụ tháp và tất cả các nhịp biên nằm trên bờ cho nên người ta mới nghĩ ra phương pháp làm giàn giáo đỗ 1 lần cho nhanh nên mới xảy ra sự cố Trương Hữu Nghĩa113.188.196.231 (thảo luận) 13:14, ngày 6 tháng 11 năm 2014 (UTC)Trả lời

Hình ảnh[sửa mã nguồn]

Bài này mới có thêm hình minh họa thật tốt quá. NAD 08:51, ngày 5 tháng 10 năm 2007 (UTC)NADTrả lời

Năn nỉ từ một diễn đàn ctol, thành viên đó rất nhiệt tình, còn mod thì lại có ý giữ bản quyền, sau đó hai bên hiểu nhau, vậy là wiki có ảnh. Rất tiếc trong 4 file nén hơn 9 MB, chỉ xả ra được 4 hình. Lưu Ly 08:57, ngày 5 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời
Vậy còn 2 hình nữa đâu? Giá mà có ảnh chụp thương vong thì quá tốt. NAD 08:59, ngày 5 tháng 10 năm 2007 (UTC)NADTrả lời
1 hình khác chụp ở cự ly xa, 1 hình gần giống hình đã truyền lên. Lưu Ly 09:07, ngày 5 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời
NAD coi đã chưa? Lưu Ly 02:24, ngày 6 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời
Lưu Ly nói vậy làm mọi người tưởng NAD thík thú nhìn mấy cảnh hoang tàn này lắm... NAD 10:47, ngày 8 tháng 10 năm 2007 (UTC)NADTrả lời
Ec. Vậy nói lại nha. NAD coi hình chụp nét không. Lưu Ly 10:52, ngày 8 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời
NAD ko fải là nhiếp ảnh gia nên ko bít nhận xét chuyên môn nhưng trông thế là đượk rồi. Cám ơn ták giả và người trung gian đã tặng cho Wikipedia những tấm ảnh này. NAD 11:01, ngày 8 tháng 10 năm 2007 (UTC)NADTrả lời

Có ai có bản vẽ kỹ thuật của cầu này không? Newone 10:14, ngày 8 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Có nhưng đang bị niêm phong. Lưu Ly 10:23, ngày 8 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Trách nhiệm[sửa mã nguồn]

Có vẻ vụ sập cầu này vấn đề trách nhiệm đang được Chính Phủ và công luận đặt ra một cách bài bản, thật tình hơn các vụ bê bối xưa nay.

Bây giờ Bộ trưởng đang nhận trách nhiệm tới cùng (khác vụ đổ tàu E1 ở Thừa Thiên Huế), rồi cả Thủ tướng cũng nhận trách nhiệm, đến bây giờ các nhà khoa học cũng bàn về trách nhiệm gián tiếp của các nhà lãnh đạo, chính khách xem Sập cầu Cần Thơ: Âu lo và đề xuất của nhà khoa học 09/10/2007 06:16 (GMT + 7) thậm chí họ đặt cả câu hỏi nếu xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân mà cũng xảy ra sự cố thì trách nhiệm sẽ quy về ai? Lãnh đạo, chính khách hay kỹ sư, công nhân?Bánh Ướt 03:18, ngày 9 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

thảo luận của TVN[sửa mã nguồn]

(Chuyển từ bài bị xóa do sai không gian tên Tmct 12:41, ngày 2 tháng 11 năm 2007 (UTC))Trả lời

Trong vụ Sập cầu dần Cần Thơ tôi có cung cấp 1 số chi tiết cho báo "Điện tử TỔQUỐC" tôi xin trích ra đây để các anh chị tham khảo: Sập đường dẫn cầu Cần Thơ: Chân trụ tạm- đóng cọc hay kê trần? (Toquoc) - Từ khi xảy ra vụ sập đường dẫn cầu Cần Thơ, Bộ Giao thông vận tải mới đưa ra "nhỏ giọt" một vài đánh giá hết sức sơ bộ về nguyên nhân gây ra tai nạn. Tổ Quốc đã trao đổi với một cán bộ của Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT (Bộ GTVT)- có 34 năm kinh nghiệm thiết kế công trình và tư vấn giám sát cầu giao thông- về nhiều khía cạnh qua vụ tai nạn.

KỲ I: Thiết kế sai hay thi công bậy?

+ Ông đã làm tư vấn giám sát (TVGS), tư vấn thường trú tại nhiều công trình cầu trọng điểm của Bộ GTVT, trong đó có cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Địa chất ở đây có đặc điểm gì? - Khu vực này có nền địa chất hình thành từ bồi tích hạ lưu sông Cửu Long. Phía trên từ 5 - 10m là tầng đất sét pha cát, bình thường rất cứng nhưng gặp nước liền rã rời ra ngay. Dưới nữa là lớp sét chặt cứng. + Hiện nay, việc điều tra nguyên nhân sập sàn đạo nhịp số 13, 14 đường dẫn nối với phần chính cầu Cần Thơ - thuộc gói thầu số 2 - sáng 26/9 đang tiến hành rất thận trọng.. Theo ông, hướng điều tra nên tập trung vào đâu? - Quan trọng nhất phải xác minh chân đỡ hệ dàn tạm chứa ván khuôn dầm cầu bêtông là móng cọc hay chồng nề trên mặt đất thiên nhiên? Nếu chồng nề, dù do thiết kế hay tổ chức thi công đều quá bậy. Và TVSG cũng phải chịu trách nhiệm rất lớn khi dám quyết định cho thực hiện. Địa chất vùng này bắt buộc phải đóng cọc móng của hệ dàn tạm, gặp mưa bao nhiêu cũng không ngại. Giàn dáo lún do dầm bê tông nặng hàng ngàn tấn võng xuống, gây ra phân lực đẩy ngang ở đầu dầm và sập là đúng thôi. Nhất là đêm 25/9 tại đây có trận mưa to. Cũng có khả năng, nhà thầu đóng cọc nhưng không đảm bảo độ cứng của hệ cọc đóng và độ cứng của dàn tạm nên gây ra lún. Do đó, trước khi chính thức đóng cọc trụ tạm, phải đóng cọc thử để xác định chiều dài hệ cọc trụ tạm. + Trước khi đúc tại chỗ dầm bê tông nặng hàng ngàn tấn như cầu Cần Thơ, cần thực hiện biện pháp gì để kiểm tra khả năng chịu lực của dàn đỡ khối hộp? Không thể chủ quan vào kinh nghiệm "Bài học đắt giá nhất qua vụ tai nạn này là từ thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công, giám sát từ công đoạn trong thi công... đều không được chủ quan. Mỗi công trình có đặc điểm khác nhau, nếu chỉ chủ quan dựa vào kinh nghiệm thì không đủ" (Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng). - Phải xếp thử tải để kiểm tra dàn đỡ có đủ khả năng chịu lực của khối bêtông nặng hàng ngàn tấn không. Tôi tin chắc nhà thầu không thực hiện khâu này hoặc không xếp đủ tải - tải trọng thử phải lớn hơn tải trọng thật tối thiểu 1,25 lần. Sau khi đóng cọc, phải xếp tải thử để khử lún của cọc và theo dõi trong suốt quá trình xếp tải thử - khoảng một tháng - xem có đảm bảo đúng tải trọng không? Thậm chí, người ta còn xếp quá tải theo yêu cầu để khử mọi độ lún, độ rơ, các sai sót trong lắp dựng... rồi mới bắt đầu đổ bêtông. Ở cầu Bang (Quảng Ninh), khi đóng cọc đỡ khối dầm bêtông đúc tại chỗ, chúng tôi yêu cầu nhà thầu phải ép tải gần một tháng mới cho tiến hành đúc. Nếu nhà thầu và TVGS giàu kinh nghiệm, có thể bỏ qua thử tải ván khuôn đáy nhưng buộc phải thử tải dàn giáo và móng cọc. Đừng tưởng lắp dựng lên là hoàn chỉnh. Người công nhân làm việc trên độ cao hàng chục mét, dưới thời tiết nóng như ở đồng bằng sông Cửu Long thì mối hàn có thể không đảm bảo chất lượng.

Dù vì nguyên nhân gì đi chăng nữa thì những nạn nhân trong vụ tai nạn thảm khốc này cũng quá oan uổng (Ảnh: Hoàng Hậu) + Nhưng các giải pháp đóng cọc thử của hệ cọc đỡ dàn giáo tạm, đóng cọc móng đỡ của trụ tạm, thử tải... sẽ gây tốn kém và mất thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ thi công? - Đương nhiên là thế nhưng chất lượng công trình được đảm bảo. Một trụ cầu đóng 24 cọc tốn nhiều nhất khoảng 300 triệu đồng, song vẫn có thể đóng cách xa để giảm chi phí cơ mà. + Bộ GTVT đưa ra nguyên nhân sơ bộ: Có thể do đà ngang bị dịch chuyển, kéo theo dàn giáo và dầm bê tông mới đổ được 3 - 4 ngày sập xuống. Giải thích này có thuyết phục không? - Đây là thông tin chưa đầy đủ! Ở đây chỉ có tải trọng thẳng đứng, không có tải trọng ngang. Khi dàn giáo đỡ dầm hộp bêtông bị lún mới có chuyển vị ngang. Do vậy đà ngang ở đầu dầm chính mới chuyển vị. + Một số công nhân thoát chết kể, trụ cầu B13 và B15 khoan sâu 79m mới đổ móng. Nhưng ở trụ cầu B14 khoan đến độ sâu 67 - 68m gặp đá chẻ nên nhà thầu dừng lại và đổ bê tông ngay? Như vậy có đảm bảo chất lượng trụ? - Không sao vì gặp đá cũng coi như một “hệ cọc chống” bền vững rồi. + Theo ông, xác định nguyên nhân cầu sập có phải rất phức tạp? - Không khó khăn và mất nhiều thời gian lắm đâu. Chỉ cần dọn dẹp hiện trường, xem lại nền móng hệ dàn giáo đỡ dầm hộp bêtông và phương án thiết kế, tổ chức thi công là rõ ngay. Nếu đội cầu của nhà thầu và TVGS dày dạn kinh nghiệm, tiến độ công trình sẽ chậm hơn kế hoạch ít thôi./. Đức Long (thực hiện) Sập đường dẫn cầu Cần Thơ: KỲ 2: Trách nhiệm chính thuộc Ban Mỹ Thuận&tư vấn giám sát

(Toquoc) – “Cho dù nguyên nhân gây ra tai nạn là gì, trách nhiệm chính vẫn thuộc về Ban quản lý dự án (BQLDA) Mỹ Thuận - được Bộ GTVT giao thay mặt chủ đầu tư (CĐT) QLDA cầu Cần Thơ - và TVGS Nhật Bản” - chuyên gia của Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT khẳng định.

>> Kỳ I: Thiết kế sai hay thi công bậy?

Đừng nghĩ “cứ nước ngoài là giỏi”! 

+ Quy trình thuê TVGS được thực hiện như thế nào và công việc của TVGS tại công trình xây dựng cơ bản là gì? - Trong quá trình chuẩn bị dự án, CĐT phải đấu thầu thuê TVGS rồi mới đấu thầu nhà thầu thi công. Chính TVSG thay mặt CĐT toàn quyền kiểm tra, giám sát mọi mặt tại công trình. Bộ GTVT đã có quy định nghiệm thu cầu cống trong giai đoạn thi công rồi, cứ thế thực hiện thôi. Ví dụ, độ cứng của dàn đỡ không đủ EJ cho phép (E: môđun đàn hồi của cốt thép; J: mômen tĩnh của thép) thì TVGS không cho làm hệ tạm, nền địa chất không ổn định bắt buộc phải đóng cọc... TVSG có quyền quyết định nhập vật liệu ở đâu, thuê thiết bị của ai. Thậm chí, TVGS "đuổi thầu" - buộc nhà thầu thi công kém phải rút khỏi công trường - CĐT cũng phải chấp nhận. TVGS phải tận dụng tối đa các quyền hạn đó để đảm bảo chất lượng công trình. Trong tai nạn này, rõ ràng TVGS không làm tròn trách nhiệm giám sát chặt chẽ phương án thiết kế thi công của nhà thầu. Cơ quan điều tra cần làm rõ TVGS có kiểm tra móng cọc tạm, hệ dàn giáo, thử tải... không, kiểm tra như thế nào? + Vậy mỗi khi có sự cố, TVGS "giơ đầu chịu báng" hết? - Đúng, nhưng cũng phải xem lại CĐT thuê TVGS như thế nào? Ít tiền thì phía tư vấn có trách nhiệm thấp và không thuê đủ giám sát viên giám sát toàn diện công trường. Hoặc CĐT thuê ít TVGS thì dù trả lương hậu, giám sát viên cũng không đủ "ba đầu sáu tay" quán xuyến hết công việc. + Liệu có trường hợp CĐT và TVGS chủ qua n tin rằng nhà thầu chính Nhật Bản nhiều kinh nghiệm, chuyên nghiệp, có phương án thi công tốt... nên lơi lỏng giám sát? - Trong công việc, tôi đã tiếp xúc nhiều chuyên gia nước ngoài sang VN và thấy họ cũng thường thôi! Đừng nghĩ cứ người nước ngoài là giỏi cả. Khi làm TVSG cầu An Dương (Hải Phòng) do hãng Prétsinê - rất nổi tiếng của Pháp - thi công, tôi thấy hai chuyên gia của họ làm ẩu và trình độ kém. Tôi yêu cầu thẩm định lại, nếu không làm được sẽ giao một đơn vị của Hải Phòng thực hiện và họ phải trả mọi chi phí. Hãng lập tức điều ngay một cán bộ cao cấp sang giải quyết xong mọi việc chỉ trong vòng ba ngày. Tôi chợt hiểu, thì ra đôi khi phía nước ngoài chỉ cử mấy anh "ấm ớ" sang mình thôi, còn chuyên gia giỏi sang ít lắm vì ở nước họ cũng sống tốt rồi. + Qua vụ tai nạn này, có thể thấy không phải cứ nhà thầu chính và TVGS của nước ngoài đồng nghĩa với công trình tốt? - Người ta thuê TVGS nước ngoài chỉ là sính ngoại thôi. Giám sát viên nước ngoài tại VN lương 7.000 - 17.000USD/tháng. Giám sát trưởng ở những công trình tầm cỡ cầu Cần Thơ lương bét nhất khoảng 30.000USD/tháng. Trong khi đó, chỉ với 20.000USD, CĐT dễ dàng thuê được ba giám sát thường trú VN giỏi, sẵn sàng lăn lộn cật lực ngoài công trường. Điều cần quan tâm nữa là không nên chọn TVGS cùng quốc tịch với nhà thầu. Mập mờ việc “thuê” thầu phụ + Nhà thầu chính thi công gói số 2 là liên danh ba nhà thầu Taisei - Kashima - Nippon Steel (Nhật Bản) thuê lại nhà thầu phụ VSL (Thụy Sĩ). VSL thuê lại nhân công của hai nhà thầu phụ "hai phẩy" VN khá vô danh. Song báo chí liên tục đưa tin, BQLDA Mỹ Thuận đưa ra danh sách ba nhà thầu chính và 14 nhà thầu phụ tham gia xây dựng cầu Cần Thơ nhưng không có VSL và hai nhà thầu phụ VN "hai phẩy" kia? - Phải xem xét lại trách nhiệm của BQLDA Mỹ Thuận. Rõ ràng không minh bạch rồi. Theo quy định của Bộ GTVT và cũng là thông lệ quốc tế, bất kỳ nhà thầu nào tham gia thi công đều phải có danh sách báo cáo TVSG để báo cáo lên CDT và trải qua kiểm tra năng lực tài chính, năng lực chuyên môn, trang thiết bị, công nhân lành nghề có chứng chỉ hành nghề… không? Tại công trường, TVGS phải nắm được tất cả các nhà thầu và báo cáo CĐT. Tôi nhấn mạnh lại rằng, trách nhiệm của TVGS rất nặng nề. Ở cầu Rạch Miễu, nhà thầu phụ phải lập tờ trình - có xác nhận của nhà thầu chính - lên CĐT. CĐT đồng ý chúng tôi mới cho vào công trường. Tội gì "ôm rơm nặng bụng"! + Thông thường, khi nói "thuê lại thầu phụ", có phải đồng nghĩa với bán thầu? Ông đã chứng kiến nhà thầu phụ "mấy phẩy" là nhiều nhất? - Thuê mướn gì quanh quẩn vẫn là bán thầu hưởng chênh lệch. Tôi chứng kiến nhiều nhất là nhà thầu phụ "hai phẩy" thôi vì nhà thầu chính (bên B) thuê lại B "một phẩy" bét nhất cũng "ăn" 15% giá trị hợp đồng. B "một phẩy" thuê lại B "hai phẩy"' cũng "ăn" tiếp 15% nữa. Khi đó kinh phí xây dựng sát với giá nguyên vật liệu và giá nhân công rồi, nên buộc B “hai phẩy" phải “uyển chuyển” mới sống được! Vì vậy, về bản chất, các nhà thầu phụ không có trách nhiệm với công trình. Đó là thực tế xảy ra xảy ra tại nhiều công trình. Còn ở cầu Cần Thơ chẳng biết có giống thế không? + Ông nhận xét thế nào về hai nhà thầu phụ "hai phẩy" VN "cung ứng lao động" cho thầu phụ VSL? Bồi thường thế nào, ai trả? Cầu Cần Thơ là công trình sử dụng vốn vay ODA. Tại gói thầu số 2 xảy ra tai nạn, nhà thầu chính và thầu phụ cũng của nước ngoài nhưng người bị thiệt mạng và thương tích đều là VN - trong đó một số thuộc thầu phụ hai phẩy". Tôi rất băn khoăn không biết phía nhà thầu chính, thầu phụ hay thầu phụ hai phẩy" sẽ bồi thường (không phải bảo hiểm) và thực hiện theo giá trị quốc tế hay trong nước? - Tôi rất băn khoăn, tại sao một công trình trọng điểm quốc gia lại sử dụng nhiều nông dân đến thế, mà cũng chẳng có bảo hiểm, hợp đồng lao động gì!? Nhà thầu chính có quyền thuê thầu phụ nhưng phải kiểm tra tư cách pháp nhân, năng lực có đáp ứng điều kiện trong hồ sơ mời thầu không; rồi kiểm tra năng lực thực tế xem có thi công tốt không? Khi thuê thầu phụ, nhà thầu chính phải được TVGS của mình kiểm tra kinh nghiệm, năng lực tài chính, xe máy, tay nghề nhân công của thầu phụ. Nếu Đáp ứng đủ yêu cầu mới báo cáo TVGS của CĐT để trình lên CĐT. CĐT đồng ý, thầu phụ mới được vào công trình. Quy trình giám sát chặt chẽ như vậy cơ mà! Rõ ràng, ở đây việc tuyển dụng lao động khá bừa bãi mà chung quy ai cũng hiểu nhằm giảm chi phí! Cho dù vào làm việc thủ công, vệ sinh công trường cũng phải qua huấn luyện, đào tạo. Đó là thông lệ trong xây dựng giao thông rồi. Riêng công nhân kỹ thuật phải từ bậc 3 trở lên và có chứng chỉ hành nghề. Người nông dân hoặc công nhân ít kinh nghiệm, leo lên độ cao 15 - 20m đã run lẩy bẩy rồi, không ngã là may chứ nói gì đến làm việc! Ở công trình cầu Đăkrông (Quảng Trị), chúng tôi yêu cầu Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4 phải tuyển dụng người làm việc trên cao có nhịp tim, huyết áp đạt tiêu chuẩn. Mỗi tháng, nhà thầu còn phải kiểm tra sức khỏe các công nhân này một lần và có chế độ bồi dưỡng đặc biệt. Xin nhắc lại, sai sót này cũng thuộc trách nhiệm của TVGS! Đức Long (thực hiện) Tư vấn giám sát giao thông: Trình độ+bản lĩnh hay dễ bảo+phần trăm? (Toquoc) - Tai nạn sập đường dẫn cầu Cần Thơ khiến một chuyên gia xây dựng và giám sát cầu giao thông bày tỏ với công luận tình trạng tư vấn giám sát yếu kém từ trình độ chuyên môn, bản lĩnh lẫn đạo đức nghề nghiệp.

Ông Trần Văn Nghị (Hà Nội) - có hơn 30 năm kinh nghiệm thiết kế thi công và giám sát nhiều dự án xây dựng cầu - vừa cung cấp thông tin “lưu hành nội bộ” cho Tổ Quốc về những tiêu cực trong lĩnh vực tư vấn giám sát (TVGS) - nghề đặc thù quyết định “sinh mệnh” các công trình giao thông.

TVGS-ông là ai? Ở nước ngoài, CĐT giao toàn bộ trách nhiệm thực hiện dự án cho TVGS - chứ không giao cho ban quản lý dự án như VN - và kiểm tra định kỳ. TVGS có quyền yêu cầu tư vấn thiết kế giải trình những bản vẽ hoặc bản tính kết cấu; thậm chí thay đổi cả một số kết cấu công trình cho phù hợp. Các hạng mục công trình được nhà thầu hoàn thành chỉ được ngân hàng thanh toán khi có chữ ký của tư vấn trưởng. Trong một công trình xây dựng cầu đường, sau khi tổ chức đấu thầu thuê tư vấn thiết kế làm nhiệm vụ thiết kế công trình theo ý đồ của tư vấn đầu tư, chủ đầu tư (CĐT) tiếp tục đấu thầu thuê TVGS kiểm tra toàn bộ bản vẽ kết cấu. TVGS có quyền hạn rất lớn trong toàn bộ quá trình thi công nên đòi hỏi giám sát viên phải có đạo đức, trình độ và bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng. Sau khi được CĐT ủy quyền tổ chức đấu thầu, TVGS phải kiểm tra kinh nghiệm, năng lực tài chính, trang thiết bị, trình độ nhân công chuyên nghiệp... của các nhà thầu đăng ký. Những nhà thầu đủ tiêu chuẩn như trong hồ sơ mời thầu mới được phép bỏ thầu. Tiếp đó, TVGS tham mưu cho CĐT lựa chọn nhà thầu phù hợp và chuyên nghiệp nhất được trúng thầu. TVGS có trọng trách thay mặt chủ đầu tư (CĐT) giám sát toàn bộ công tác thi công, chất lượng, tiến độ và giá thành công trình. TVGS còn có quyền đình chỉ thi công toàn bộ công trường nếu phát hiện ra sự cố hoặc đình chỉ nhà thầu không đảm bảo yêu cầu. Chỉ một thiếu sót, buông lỏng của TVGS cũng có thể gây ra hậu quả khôn lường. Do yêu cầu ngặt nghèo của công việc, thông thường kỹ sư phải có thời gian thiết kế 7 - 10 năm (ở VN, khi thi cấp chứng chỉ tư vấn không có điều kiện này, nội dung thi nặng về lý thuyết và ngoại ngữ), đã từng chủ trì các hạng mục trong một dự án và kinh nghiệm xử lý kỹ thuật trong thi công mới được làm kỹ sư tư vấn, tư vấn thường trú hoặc tư vấn trưởng. Nước ngoài - cũng kém, ẩu

TVGS (liên danh Nippon Koei-Chodai) phải chịu trách nhiệm rất lớn trong vụ sập cầu Cần Thơ (Ảnh: Quang Liêm) Trong hai năm 1992 - 1993, chúng tôi làm việc trong liên danh của hai Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 và 8 (Bộ Giao thông vận tải) xây dựng đường 13 nối Luông Prabăng với Trung Lào. Đây là dự án giao thông tại nước ngoài đầu tiên VN trúng thầu nên có ý nghĩa rất lớn. Phải thừa nhận, giám sát viên của Công ty Tư vấn thiết kế các công trình phía Bắc có băng tuyết (Mỹ) "quần" nhà thầu "lên bờ xuống ruộng" nhưng qua đó, chúng tôi học hỏi được rất nhiều. Đến bây giờ, chúng tôi vẫn kính phục trình độ và tinh thần trách nhiệm của họ. Ông Fernando (người Srilanka) đúng là một TVGS mẫu mực, luôn "lên tận đỉnh, xuống tận đáy" công trình. Ông leo xuống đáy các móng sâu 6 - 7m, đếm từng thanh cốt thép chịu lực, kiểm tra từng thanh cốt thép của thân mố cầu... đảm bảo yêu cầu mới cho đổ bêtông. Khi thi công cầu số 5, thiết kế mố phía Bắc bị sai cao độ, ông ta buộc chúng tôi tính toán và xác định cao độ lại - rất vất vả - rồi kiểm tra từng con số, đủ ứng suất an toàn mới cho phép thi công. Tôi cũng kính trọng nhiều nhà thầu quốc tế như Taisei, Kashima (Nhật Bản), VSL (Thụy Sĩ), Prétsinê (Pháp) và các công ty TVGS như Apeko (Nhật Bản)… Tuy nhiên, cần phải xem xét lại trình độ giám sát viên của một số chi nhánh TVGS nước ngoài tại VN. Trong dự án 11 cầu trung và nhỏ từ Phan Rang đến TP. Hồ Chí Minh (do Bộ GTVT làm CĐT, sử dụng vốn vay ODA và TVGS của Nhật Bản), tôi từng biết có tư vấn trưởng là kỹ sư vật liệu xây dựng, không có kinh nghiệm về kết cấu và thi công cầu. Trong khi búa máy 4,5 tấn đang đóng cọc cao 6 - 7m, ông ta chỉ đạo dán giấy vào cọc rồi điều công nhân VN đứng ngay bên cạnh ghi độ chối (độ lún sau mỗi nhát búa). Giám sát viên VN lên tiếng phản đối liền bị tư vấn trưởng đuổi việc thẳng thừng song rất may, công nhân VN không chịu thực hiện yêu cầu quá nguy hiểm kia. "Ông" tư vấn này còn tiếp tục làm tư vấn trưởng nhiều dự án cầu khác tại VN, trong đó có cầu Phả Lại (Bắc Ninh - Quảng Ninh) bị rất nhiều lỗi thi công mà báo chí một thời đã phản ánh. Nhưng trách nhiệm cuối cùng vẫn thuộc TVGS do không kiểm tra chặt chẽ. Năm 2001, cũng TVGS của Nhật Bản không kiểm tra kỹ công nghệ khoan nhồi tại công trường cầu Phù Đổng (Hà Nội - Bắc Giang, vay vốn ODA) nên bị hụt cốt thép cọc. Nhà thầu (Công ty cầu 14) phải đập bỏ đầu cọc, khoan nhồi bổ sung cọc cho trụ chính - tốn thêm hàng tỷ đồng. Còn toàn bộ nhóm TVGS chỉ bị sa thải. VN - thích nhất là... dễ bảo Tôi đã gặp một số kỹ sư vừa tốt nghiệp đại học GTVT và Xây dựng vài ba năm đã đi làm TVGS. Các kỳ thi cấp chứng chỉ TVGS giao thông cũng chỉ nặng về lý thuyết và ngoại ngữ.

Sẽ còn nhiều công trình xuống cấp như trên nếu TVGS dốt hoặc dễ "mờ mắt"! Ảnh: Đ. Long Có lần tôi đã chứng kiến, tại một công trình cầu ở tỉnh Q.N - do công ty “tỉnh nhà” làm TVGS, tôi thấy giám sát viên không biết đọc bản vẽ thiết kế, cốt thép sườn dầm thì "phán" cốt thép... mặt cầu! Trình độ kỹ thuật như vậy, làm sao chỉ đạo kỹ sư thi công, làm sao phát hiện ra lỗi của nhà thầu? Có trường hợp, khi đúc dầm cầu xong, giám sát viên để nhà thầu "sàng ngang" (đẩy ngang vào vị trí thích hợp để cẩu lên) không đúng quy trình khiến dầm bị đổ. TVGS có trình độ chỉ cần đọc phương án tổ chức thi công cũng biết được khi thi công có đảm bảo an toàn hay không. Đáng buồn hơn, một số giám sát viên vô trách nhiệm vẫn được hành nghề. Tôi biết trong một dự án cầu ở miền Trung, nhà thầu thực hiện sai việc cẩu dầm đặt vào vị trí gối cầu khiến dầm bị nứt nhưng giám sát viên lờ đi. Rất may, tư vấn thường trú phát hiện và đuổi giám sát viên đó. Còn thanh dầm (trị giá khoảng 60 - 70 triệu đồng) phải vứt bỏ. Để xảy ra tình trạng trên cũng do một số CĐT và nhà thầu thích chọn giám sát viên trẻ hoặc trình độ kém để giảm chi phí và dễ bảo, dễ xuê xoa! Có lúc, tôi cảm thấy dường như CĐT thuê TVGS cho đủ thủ tục mà thôi. Ở VN vẫn tồn tại thông lệ, tất cả sai phạm hoặc tai nạn trong khi thi công đều đổ hết cho nhà thầu. TVGS thực sự là “vua” ở công trường, không nhà thầu nào dám kiện cáo cả. Nếu chậm tiến độ hoặc xảy ra sai phạm nghiêm trọng, cùng lắm TVGS chỉ bị sa thải! Điều tôi lo ngại nhất là lương của giám sát viên VN không tương xứng với trách nhiệm hoặc quá nhỏ bé so với lợi ích vật chất có thể “âm thầm” kiếm được nên dễ bị nhà thầu mua chuộc. Thậm chí, có giám sát viên mặc cả thẳng với nhà thầu, đòi chia 5 - 10% giá trị hạng mục công trình để “nhắm mắt làm ngơ”. Do đó, nhà thầu tất yếu sẽ thi công ẩu. Nếu cơ quan chức năng không nhanh chóng chấn chỉnh lại lĩnh vực TVGS - đặc biệt qua vụ thảm họa tại cầu Cần Thơ - chất lượng các công trình giao thông e rằng ngày càng “xuống dốc không phanh” cùng với trình độ và đạo đức của người TVGS! Mỹ cho Lào vay vốn, VN vẫn trúng thầu! Theo thông lệ quốc tế, không có chuyện cứ vay vốn ưu đãi từ nước nào thì phải sử dụng nhà thầu và "ưu tiên" TVGS của nước đó đâu! Mỹ cho Lào vay 30 triệu USD làm đường 13 nhưng nhà thầu của VN, chỉ TVGS của Mỹ thôi. Ngay tại VN, Úc cho ta vay vốn ODA xây dựng cầu Mỹ Thuận, nhà thầu của Úc nhưng TVGS là nước khác đấy chứ! Quan trọng nhất, chúng ta phải có bản lĩnh và thể hiện dứt khoát trong đàm phán, một khi đã sử dụng nhà thầu của nước cho vay vốn ODA thì nhất thiết phải thuê TVGS quốc tịch trung lập. Đức Long (ghi) Tôi rất buồn các người có trách nhiệm không nắm vững được công nghệ để cho sự đổ vỡ đáng tiếc kể trên thật là có tội

Ký tênTVN 10:13, ngày 2 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Yêu cầu thảo luận trước khi đổi tên bài[sửa mã nguồn]

  • "Vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ" có 145.000 hit [1]
  • "Sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ" có 46.800 hit [2]

Do đó, nếu không có lý do thuyết phục tôi sẽ mang bài này trở lại tên "Vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ".

Mekong Bluesman 17:39, ngày 17 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi đổi tên bài từ "Vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ" thành "Sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ" vì hai lý do:

  • "Sự cố" ở đây dùng chính xác hơn là "Vụ" bởi
  • "Sự cố" cho thấy đây là một công trình đang xây dựng dang dở thì gặp tai nạn. Theo định nghĩa của từ điển thì "sự cố" là hiện tượng bất thường và ko hay xảy ra trong một quá trình hoạt động nào đó.
  • "Vụ" ở đây cho thấy một sự việc nghiêng về hình sự nhiều hơn (Ví dụ "Một vụ án mạng"). Nếu dùng "vụ" có thể một người nào đó sẽ hiểu nhầm rằng công trình này đang xây dở thì bị đánh bóm dẫn đến sập chẳng hạn.
  • Tên bài tôi đổi được các phương tiện truyền thông đại chúng của VN sử dụng, đặc biệt là đài truyền hình VN. Có thể ko nhiều bằng "Vụ..." theo kết quả của Google nhưng tôi nghĩ lý do này chỉ là phụ.

NAD thảo luận 00:53, ngày 18 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Mekong Bluesman có đồng ý với hai lý do đó ko? NAD thảo luận 12:45, ngày 18 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Tôi thì không/hoặc chưa. Xem sự cố. Ngoài ra "sự cố" hoặc "hiện tượng bất thường" là không giống nhau hoàn toàn Lưu Ly 13:10, ngày 18 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Mỗi cuốn từ điển tiếng Việt có các cáck định nghĩa khák nhau. Tôi lấy định nghĩa này từ cuốn từ điển xuất bản từ những năm 80s. Lưu Ly thử xem vdict định nghĩa "vụ" là như thế nào đi.NAD thảo luận 13:17, ngày 18 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Đơn giản, chỉ là "sự việc". Do đó nó luôn đúng theo ngữ cảnh của bài. Lưu Ly 14:03, ngày 18 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Vấn đề chúng ta phải thảo luận tại đây không phải là từ A đúng hay từ B sai. Vấn đề chúng ta phải tìm ra là cái việc đã xảy ra này có các tên thông dụng là gì; và bài này sẽ có cái tên thông dụng nhất, phổ biến nhất (các tên khác sẽ được nói đến trong bài). Tôi không ở Việt Nam nên không thể truy nhập các phương tiện truyền thông như TV, radio, báo, tạp chí... do đó tôi chỉ đưa ra bằng chứng của Google và yêu cầu thảo luận trước khi sửa tên bài. Bằng chứng của Google, cho đến thời điểm này, bắt buộc chúng ta phải đặt tên cho bài này là "Vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ"; do đó tôi vẫn chờ đợi một giải thích thích hợp với quy định của Wikipedia về sự đổi tên của bài này. Mekong Bluesman 16:26, ngày 18 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Xét theo nghĩa từ điển, thì tên cũ được dùng là đúng. Xét theo mức độ phổ biến thì tên cũ là phổ biến. NAD 0108 có giải thích gì nữa không? Lưu Ly 01:34, ngày 19 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi đề nghị tên Sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ. Sao cần có "vụ" hay "sự cố" cho dài dòng cơ chứ.--Bình Giang 02:52, ngày 19 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Như vậy thì chúng ta có consensus là dùng "Sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ" không? Các phương tiện truyền thông dùng tên gì cho sự kiện này? Chúng ta có bài dùng từ "sự kiện" trong tên bài(Sự kiện 30 tháng 4, 1975), có thể gọi là "Sự kiện sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ" không? Có báo nào dùng nó không (Google chỉ cho 3 trang web)? Mekong Bluesman 10:30, ngày 19 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Không, cho nghi vấn thứ nhất của Mekong Bluesman. Dùng sự kiện, không, bởi sau vụ việc này, cầu Cần Thơ, vẫn phải làm theo thiết kế ban đầu, không thay đổi thiết kế tức là cho dù tai nạn xảy ra nhưng không thay đổi bản chất (mục đích việc xây cầu), và chẳng có sự kiện nào mới (nối tiếp sau "sự kiện đó") cả. Tên bài, theo tôi, "vụ..." là ổn. Lưu Ly 12:00, ngày 19 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Tôi ko đồng ý với quan điểm của Lưu Ly. Rõ ràng theo nghĩa của từ điển thì "sự cố" phải dùng chính xác hơn là "vụ" chứ nếu xét hoàn cảnh xảy ra tai nạn. Tên "Sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ" xem ra cũng ko hợp lý bởi cái tên đó hơi cụt và chưa cho biết được tính chất của tai nạn.
Wikipedia có quy định là tên bài phải đặt theo tên thông dụng nhất (theo giới truyền thông) ko?NAD thảo luận 04:25, ngày 20 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Nếu sử dụng khái niệm hoàn chỉnh của một câu, thì nó phải như thế này:
  • Sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ do... (phải ghi thêm nguyên nhân vào nữa nó mới đủ ý). Còn nếu chỉ là Vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ thì nó bao trùm những ý trong bài và có thể không cần ghi thêm gì cả. Nếu NAD cho rằng "Sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ" hơi cụt thì câu "Sự cố sập..." nó cũng thế. Tôi không để ý Wikipedia có quy định là tên bài phải đặt theo tên thông dụng nhất hay không, những rõ ràng khái niệm nào được sử dụng nhiều thì được chọn làm tên chính. Bạn có thể xem, tôi dường như gần "thua" trong Thảo luận: Cố Cung. Lưu Ly 05:20, ngày 20 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Nếu Lưu Ly cũng cho rằng "Sự cố..." là cụt thì "Vụ..." cũng ko cụt sao? Tại sao Lưu Ly ko bàn luận về lý do này:
  • "Sự cố" ở đây dùng chính xác hơn là "Vụ" bởi
  • "Sự cố" cho thấy đây là một công trình đang xây dựng dang dở thì gặp tai nạn. Theo định nghĩa của từ điển thì "sự cố" là hiện tượng bất thường và ko hay xảy ra trong một quá trình hoạt động nào đó.
  • "Vụ" ở đây cho thấy một sự việc nghiêng về hình sự nhiều hơn (Ví dụ "Một vụ án mạng"). Nếu dùng "vụ" có thể một người nào đó sẽ hiểu nhầm rằng công trình này đang xây dở thì bị đánh bom dẫn đến sập chẳng hạn.

Lưu Ly có thể cho biết lý do trên sai ở chỗ nào? NAD thảo luận 09:40, ngày 20 tháng 11 năm 2007 (UTC)NADTrả lời

Theo như độ dài của phần thảo luận này thì chúng ta không có consensus. Tôi đề nghị mang ra biểu quyết (dù tên bài đã qua một lần biểu quyết nhỏ và ít chính thức bên trên). Mekong Bluesman 15:37, ngày 20 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Ta sang biểu quyết nhá NAD, đúng sai bỏ qua, theo kết quả bq. Lưu Ly 15:48, ngày 20 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Biểu quyết tên bài[sửa mã nguồn]

Xin đừng kéo dài biểu quyết này bằng cách giới hạn số chọn lựa dưới 5

Sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ
  1. Đây là chọn lựa phổ thông hơn cả trên Internet vì gồm những chữ cơ bản nhất khi search.--Bình Giang 15:41, ngày 20 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
    Ồ đem câu ít chữ mà so sánh kìa:D. "Sập Cầu Cần Thơ" (? đã bàn rồi) mới vô địch.Lưu Ly 15:47, ngày 20 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
    Hê hê.--Bình Giang 15:53, ngày 20 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ
  1. Đây là chọn lựa phổ thông nhất trên Internet. Mekong Bluesman 15:37, ngày 20 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
  2. Đồng ý. Lưu Ly 15:41, ngày 20 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
  3. Ủng hộ. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 18:08, ngày 22 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
  4. Tôi chỉ quen nghe sự kiện hoặc biến cố. Không thích từ sự cố. Cao xuân Kiên 19:39, ngày 22 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
    Tôi nghĩ ko nên biểu quyết theo kiểu cảm tính như thế, sao lại có lý do là "thík" và "ko thík" như thế? NAD thảo luận 14:58, ngày 23 tháng 11 năm 2007 (UTC)NADTrả lời
  5. Đồng ý với cái tên này.--Ngokhong 20:16, ngày 22 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ
  1. 1 fiếu của NAD.NAD thảo luận 03:08, ngày 21 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Biểu quyết trên lạc hậu mất rồi . Sập cầu chứ không phải nhịp dẫn. Lưu Ly (thảo luận) 00:22, ngày 7 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Ờ ờ, tên này hay hơn: Sự cố sập cầu Cần Thơ. NapoleonQuang (thảo luận) 05:58, ngày 8 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời