Bước tới nội dung

Thảo luận:Tân Chánh Hiệp

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Hành chính Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Hành chính Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Hành chính Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.

I- LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH ĐỊA DANH, ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH PHƯỜNG TÂN CHÁNH HIỆP Cũng như bao làng xã của vùng đất Đồng Nai - Gia Định xưa, vùng đất Tân Chánh Hiệp đã có từ lâu đời trong lịch sử, hiện diện dân cư và các địa danh hành chính khác từ năm 1698 cùng với sự hình thành của vùng đất Sài Gòn. 1- Vùng đất Tân Chánh Hiệp ngày nay trong tiến trình lịch sử từ năm 1698 đến năm 1975 Lịch sử cho biết rằng kể từ thế kỷ XVI, trên đất nước Việt Nam đã diễn ra một cuộc tranh chấp quyết liệt giữa hai tập đoàn phong kiến họ Trịnh ở Đàng Ngoài và họ Nguyễn ở Đàng Trong. Cuộc giao tranh đó kéo dài suốt 175 năm. Để phục vụ cho những nhu cầu của cuộc chiến tranh giành giật này, các tập đoàn phong kiến Trịnh, Nguyễn đã thi nhau vơ vét cùng kiệt nhân lực, vật lực, tài lực của dân chúng, gây nên cảnh đói khổ lầm than phổ biến khắp nơi. Bị khổ sở, điêu đứng nhiều người đã phải rời bỏ làng mạc, quê hương xiêu tán khắp nơi. Chính con số đông đảo những nông dân nghèo khổ phải xiêu tán đó là nguồn cung cấp cho làn sóng di cư vào đất Đồng Nai- Gia Định, nơi họ nghe nói đất đai rộng lớn phì nhiêu nhưng chưa được khai phá . Ngoài những số nông dân nghèo thất sở, xiêu tán trong lớp người Việt tìm đến vùng đất mới còn có những người trốn tránh binh dịch, tù nhân bị lưu đày, những binh lính đào ngũ, giải ngũ, những thầy lang, thầy đồ nghèo…kể cả những người vốn đã giàu có nhưng vẫn muốn tìm đến nơi đất mới để mở rộng công cuộc làm ăn. Tiến trình di dân của lưu dân Việt từ miền Ngoài vào đất Đồng Nai- Gia Định diễn ra liên tục cùng với mức độ ngày càng khốc liệt của cuộc chiến tranh phong kiến Trịnh – Nguyễn, cũng như mức độ ngày càng gay gắt của mâu thuẫn xã hội giữa giai cấp địa chủ phong kiến và giai cấp nông dân. Tiến trình nhập cư lúc ấy có lúc diễn ra lẻ tẻ, có lúc diễn ra ồ ạt, nhất là những khi chúa Nguyễn ra lệnh chiêu mộ lưu dân vào Nam khai khẩn. Lúc bấy giờ việc đi lại giữa các phủ ở miền Trung với vùng đất mới chủ yếu bằng đường biển, những lưu dân Việt kẻ trước người sau lần lượt tiến vào vùng đất mới. Trong thế kỷ XVII, theo sử cũ các điểm quy tụ đầu tiên của họ là khu vực Mỗ Xuy (Bà Rịa), Đồng Nai (Biên Hòa) và Sài Gòn. Dân số lưu dân người Việt có mặt ở những nơi này ngày càng tăng lên do sinh đẻ tự nhiên và do dòng người di cư tiếp tục bổ sung thêm. Cũng trong thế kỷ XVII (1679) vùng đất mới tiếp nhận thêm những người Hoa từ Quảng Đông, Quảng Tây đến xin tỵ nạn và được chúa Nguyễn hướng dẫn đến Đồng Nai- Gia Định làm ăn sinh sống. Sau đó là người Chăm và một ít người Khơme …đến sinh sống và địa bàn trải dài đến Mỹ Tho, Hà Tiên, Tây Ninh..cho đến năm Mậu Dần 1698 khi Nguyễn Hữu Cảnh vâng mệnh chúa Nguyễn Phúc Chu vào thiết lập việc quản lý hành chính, kinh tế, xã hội vùng đất mới này, chính thức xác lập chủ quyền của người Việt trên đất Đồng Nai- Gia Định. Trên đất Đồng Nai đặt huyện Phước Long, lập dinh Trấn Biên; trên đất Sài Côn đặt huyện Tân Bình lập dinh Phiên Trấn ..thiết lập các xã, thôn, phường, ấp chia ranh giời, lập bộ đinh, bộ điền tuy nhiên việc quản lý hành chính và quản lý xã hội ở đây còn khá lỏng lẻo, vì vậy người dân được tự do làm ăn, muốn ở đâu thì ở, muốn khẩn đất chổ nào tùy ý. Trong tình hình như thế, những người mới đến đã chọn trước tiên là những địa điểm thuận lợi cho việc sinh sống và khai khẩn để cư trú và khai phá. Một trong những địa điểm thuận lợi đó là các giồng đất cao ven sông. Do đó ở vùng đất Sài Côn (Bến Nghé) theo các nguồn sử liệu thì các khu đất cao kéo dài từ Chợ Quán đến gò Cây Mai, chùa Gò, khu vực từ Tân Định, Bà Chiểu, Gò Vấp kéo dài đến Hốc Môn và dọc theo trục lộ đi về phía Tây Ninh được những lưu dân khai phá ngày từ rất sớm. Đến cuối thế kỷ XVII, nhiều thôn ấp trên địa bàn được mở rộng thành làng, xã. Trong khu vực phường Tân Chánh Hiệp hiện nay xuất hiện các địa danh như làng Tân Hưng, Trung Chánh thôn, Trung Chánh Tây thôn, Tân Đông Thượng.. Sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi vua thiết lập nên nhà Nguyễn, vùng đất Tân Chánh Hiệp dưới triều vua Gia Long được xác định thuộc tổng Dương Hòa (về sau khi chia tách địa bàn, thuộc tổng Dương Hòa Thượng), huyện Bình Dương, phủ Tân Bình Năm 1862, hòa ước Nhâm Tuất được ký kết giữa Triều đình nhà Nguyễn và Pháp giao 3 tỉnh miền Đông (Định Tường, Gia Định và Biên Hòa) cho thực dân Pháp và sau đó năm Đinh Mão 1867 tiếp tục giao 3 tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) như vậy cả Nam kỳ trở thành thuộc địa của Pháp. Người Pháp đã bỏ hết cấp tỉnh, phủ huyện để chia Nam kỳ thành 24 hạt. Trong đó, hạt Sài Gòn có 19 tổng, 234 làng. Vùng đất Tân Chánh Hiệp thuộc tổng Bình Thạnh Hạ có các làng Tân Hưng, Tân Đông Thượng và làng Trung Chánh, Trung Chánh Tây Sau thời gian thực hiện quản lý theo hạt không hiệu quả, năm 1899 toàn quyền Đông Dương ra nghị định đổi hạt thành tỉnh. Các thôn làng nhỏ sát nhập lại thành xã lớn hơn. Đến giai đoạn năm 1940 đến năm 1953 Quận Gò Vấp sát nhập 37 xã trên địa bàn thành 24 xã, phường Tân Chánh Hiệp hiện nay thuộc 4 xã trong giai đoạn này, đó là xã Tân Đông Thượng, xã Trung Mỹ Tây, xã Trung Chánh Tây, xã Đông Hưng Thuận. Trong khoảng thời gian năm 1954- 1975 có hơn mười lần thay đổi địa giới hành chính từ tỉnh đến quận và tận cấp cơ sở là xã, thôn. Đơn vị hành chính cấp tổng bị bỏ dần dần, từ sau năm 1956 tùy theo tình hình và ý đồ chiến tranh trong từng thời kỳ mà chính quyền Sài Gòn nhiều lần chia cắt lại địa giới hành chính của đô thành Sài Gòn và tỉnh Gia Định. Như vậy đến ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, địa bàn Tân Chánh Hiệp ngày nay cũng như một số phường khác của Quận 12 về mặt địa danh hành chính thuộc quận Gò Vấp. 2- Vùng đất Tân Chánh Hiệp từ năm 1975 đến năm 1997: Ngày 2/7/1976 Quốc hội khóa VI nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra quyết định chính thức đặt tên thành phố Sài Gòn- Gia Định là thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 11 quận của đô thành Sài Gòn cũ và toàn tỉnh Gia Định. Địa bàn Tân Chánh Hiệp thuộc huyện Hốc Môn. Ngày 27/7/1988 Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 136-HĐBT và Quyết định số 57 ngày 3/5/1989 của Ủy ban nhân dân Huyện Hốc Môn về việc phân định lại địa giới hành chính một số xã, phường của Huyện Hốc Môn và xã Tân Chánh Hiệp chính thức được thành lập trên cơ sở một phần ấp Hàng Sao, một phần ấp Tân Hưng của xã Đông Hưng Thuận và ấp Đông, ấp Chánh Tây của xã Trung Mỹ Tây gồm 606 ha diện tích tự nhiên và 9.236 nhân khẩu. 3- Trở thành đơn vị hành chính chính thức của Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh: Do yêu cầu phát triển và nhằm tạo điều kiện thuận lợi quá trình quản lý hành chính ngày 6/1/1997 Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 03/CP về chia tách và thành lập mới các quận. Sau đó Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1195/QĐ-UB ngày 18/3/1997 về việc cụ thể hóa Nghị định 03/CP về việc thành lập Quận 12 thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12 chính thức được thành lập trên cơ sở 422 ha diện tích tự nhiên và 8.625 nhân khẩu của xã Tân Chánh Hiệp.