Thảo luận:Tôn Thất Hiệp (tướng nhà Nguyễn)

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 14 năm trước bởi Thoton trong đề tài Nhờ giúp
Dự án Nhân vật Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nhân vật Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nhân vật Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.

Nhờ giúp[sửa mã nguồn]

Sách Lịch sử Việt Nam (1858 - cuối XIX) Quyển 3, Tập I, Phần I do Hoàng Văn Lân và Ngô Thị Chính biên soạn, có đoạn:

Được tin Gia Định thất thủ, triều đình Huế lo sợ, nhưng vẫn giam chân đại quân phòng ngự ở Đà Nẵng và chỉ phái Thượng thư bộ Hộ là Tôn Thất Cáp và bố chính Nam Ngãi là Phan Tỉnh vào Gia Định " tiểu giặc"...Rồi mặc dù lực lượng của Pháp ở Gia Định lúc này còn rất ít, Tôn Thất Cáp vẫn chủ trương cố thử bằng cách cho xây dựng các đồn phòng vệ ở bãi tha ma phía tây Sài Gòn rồi chờ đối phương đến mới đánh...(Sách dùng cho Đại học Sư phạm, Nxb Giáo dục, 1979, tr. 36 - 37).

Cho nên sau này, vua Tự Đức mới có câu dụ, khi trách Nguyễn Bá Nghi rằng:

Bá Nghi trước sau chỉ chủ hòa, vì trước đã vụng về, khinh xuất trong việc hòa giải nên giờ đây thêm khó. Vậy việc Nam Kỳ, Tôn Thất Cáp lỗi lúc đầu, Nguyễn Tri Phương lầm lỡ khúc giữa, các người sau cũng không làm nên công trạng gì...

Sử liệu ghi việc làm của hai ông Cáp và Hiệp khá giống nhau, nhưng chưa tìm thấy sách nào bảo Tôn Thất Hiệp là Tôn Thất Cáp là một hay ngược lại, vì vậy, người soạn chỉ dám ghi ra đây, chờ những bạn có hiểu biết hơn bổ sung, để có thể đưa vào trang chính.

Rất mong. Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 20:26, ngày 3 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hình như là khác nhau đấy cô giáo à! Sau trận thất bại ở chùa Kiểng Phước này (Pháp ghi là Pagode des Clochetons) này thì tướng Nguyễn Tri Phương, Phạm Thế Hiển và Tôn Thất Cáp mới được cử vào)cache) thay thế Tôn Thất Hiệp (theo sách Monographie de la province de Gia Đinh ghi là ông Hiệp này bị giáng chức và mất quyền chỉ huy). Bởi thế sau trận Chí Hòa, 3 ông này mới bị ghép tội “trảm giam hậu”; 1 năm sau, sau trận thua Biên Hòa, mới được phục chức. Tuy nhiên cũng có nhiều sách chép khác nhau, có sách chép Tôn Thất Hiệp (Cáp)...[1] [2] tức là coi 2 người là 1 (sách chép ở forum ko được dùng làm nguồn uy tín). Nếu mà tìm được sách Đại Nam Thực Lục mà đọc, chắc sẽ rõ ràng và chắc ăn hơn. À, mới đọc bài viết của cô giáo "Nhớ Nguyễn Tri Phương cùng vài trang sử buồn xa cũ…" 92.226.31.123 (thảo luận) 21:50, ngày 3 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời
  • Bộ sách Đại Nam thực lục do Nxb Giáo dục ấn hành gần đây, lần nào Nguyên ghé nhà sách đều "đứng thật lâu để đọc nó". Một số sử liệu Nguyên viết cho Wiki, cũng nhờ những lần đọc này. Có lẽ vì mắc quá, hay tại người phụ trách không biết, cho nên thư viện tỉnh và thư viện Đại học An Giang đều không có nó. Vậy, nếu các bạn nào có được bộ sách, thấy những bài sọan của Nguyên còn thiếu sót hoặc chưa chính xác, xin bổ sung dùm, cảm ơn trước và cảm ơn thành viên 92.226.31.123 đã quan tâm đến bài.

Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 00:09, ngày 4 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Về tự dạng chữ Hán, hai chữ CÁP và HIỆP đều viết giống nhau. Vì thế hai tên này chỉ là một người mà thôi! Thoton (thảo luận) 11:25, ngày 5 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thì ra là vậy...chữ có thể đọc là hiệp, hợp, hay cáp, cho nên có thể do đó mới gây ra nhầm lẫn. NHD (thảo luận) 12:05, ngày 5 tháng 10 năm 2009 (UTC).Trả lời

TIỂU SỬ TÔN THẤT HIỆP

Tôn Thất Hiệp sinh ngày 1 tháng chạp năm Giáp Tuất (1814) tại Phú Xu

ân- Huế. Ông là cháu nội của Lạng Giang Quận công Tôn Thất Hội, một công thần của Nguyễn Ánh. Tôn Thất Hiệp cũng là cháu ngoại của Tổng trấn Nguyễn Văn Thành.(Mẹ là bà Nguyễn Thị Viện). Ông có hai bà vợ cũng là con của các đại thần: 1- Bà Võ Thị Công, con ông thượng thư Võ Xuân Cẩn 2- Bà Lê Thị Trường, con của thượng thư Lê Văn Đức

Các chức vụ của ông là:

-Năm 1841: thự Lang trung Bộ Lại -Năm 1842: thự Án Sát Khánh Hòa -Năm 1845: Hữu Thị Lang bộ Hộ -Năm 1848: Tuần Vũ Ninh Bình -Năm 1853: Tổng Đốc An Tịnh -Năm 1856: Hộ Bộ thượng thư -Năm 1859: Thống Đốc Gia Định quân thứ. Sau trận Chí Hòa thì bị án trảm giam hậu -Năm 1862: Được phục chức Thị Lang bộ Binh. Vào Nam tiếp tục kháng Pháp, mất tại Bình Thuận (vì bệnh) tháng 1/Nhâm Tuất (1862) Thoton (thảo luận) 14:24, ngày 5 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ngài Thượng thư Tôn Thất Hiệp trong sách Đại Nam Quốc Lược Sử do người Pháp viết:

(A brege de l’histoire d’Annam của Alfred Schreiner – Saigon- 1906, trang 148 ở sách -161 ebook)

(Dịch: Quân nghịch (chỉ quân VN) trước bị ép ra khỏi hai chổ đô hội ấy, nhưng họ không đi xa bao nhiêu. Một phần rút vô các đồn Thuận Kiều, ở đó có tướng Tôn Thất Hiệp dẫn chừng 1000 quân xông tới trước để đóng quân tại làng Chí Hòa, cách Sài Gòn chừng 5km và cách Chợ Lớn chừng 4km. Quan chỉ huy này lệnh xây tại đó một cái đồn ở xa đường một ít (Đồn Tiền), ta cái mà về sau ta gọi là “ cựu đồn Chí Hòa”; hai đồn khác (Đồn Hữu với Đồn Tả) ở hai bên cách chừng bốn trăm thước. Ông Tôn Thất Hiệp ở đó yên được hơn một năm)

Trang 149 ở sách ĐNQLS (trang 162 ebook):

(Dịch: Trước ta có nói quân nghịch (quân VN) rút lui vài ngàn thước và lập đồn lũy chắc chắn mà ở tại Chí Hòa. Trong mấy ngày đầu, tháng tư năm 1860, ông Tôn Thất Hiệp phải binh giao lân đến đánh tại đó và lấy Đồn Hữu đi, song không tiến tới được, vì mắc nhiều đồ cuộc cản trở tập trung chung quanh mấy đồn khác. Chiều tối quân phải rút về, bỏ lại trong Đòn Tiền sáu người lính thủy tử trận. Quân An Nam không thể chôn thây họ.

Cũng ông Tôn Thất Hiệp này lệnh tấn công vào chùa Clochetons (Kiểng Phước tự) trong tháng sáu (năm 1860) (sẽ nói sau). Khi người thất trận rồi thì quan Kinh lược Nguyễn Tri Phương mới đến mà quản đốc việc binh.) 
===============================================[sửa mã nguồn]
Ngài Thượng Thư, Khâm sai đại thần Tôn Thất Hiệp (còn viết là Hạp), Tổng Thống Quân Vụ Đại Thần, Gia Định Quân Thứ trong tạp chí BAVH năm 1928 
(Dịch: Nhưng sau khi thất trận ở Tourane, thì những toán quân Pháp, bằng đường biển, đã chạy trở lại Nam Kỳ, và tấn công đồn Phú Thọ (Gia Định) mà Tôn Thất Hạp (tức Hiệp, ghi chú của TTT) vừa mới xây dựng- Phạm Tịnh, chỉ huy đồn, bị thương nặng, phải rút vào bên trong với các toán quân của ông. Tôn Thất Hạp tiến tới trước quân Pháp và phóng cho họ một trận đánh đẫm máu, trong lúc chiến trận đang xảy ra thì người ta đã đếm được vô số người tử trận trong cả hai chiến dịch. Các toán quân Pháp vẫn giữ đường biển để lui quân, ít ra là sau khi đã phóng hỏa đốt hét các đồn của lính An Nam.)