Thảo luận:Tư Mã Thiên

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 2 năm trước bởi Nguyentrongphu trong đề tài Hiệu đính để ứng cử BVT

Phiên bản hiện nay rất giống [1]Trần Thế Trung 07:44, tháng 8 1, 2005 (UTC)

Bài trong http://www.vietvwcs.com/ là của Nhữ Thành (tức Giáo sư Phan Ngọc) viết làm lời giới thiệu bản Sử ký Tư Mã Thiên do ông dịch. Chắc Phan Ngọc không rảnh để tự đưa lên Mạng. Vi phạm bản quyền! --Avia 10:06, 1 tháng 8 2005 (UTC)

Câu hỏi[sửa mã nguồn]

Trong bài này có đoạn "Sau khi Tư Mã Thiên ra tù. Ông được làm chức Trung Thư Lệnh, chỉ dành cho hoạn quan. Thỉnh thoảng vẫn dắt ông theo các cuộc tuần du." Ai là người thỉnh thoảng dắt Tư Mã Thiên theo các cuộc tuần du? Chắc là một ông vua, nhưng ông vua đó tên gì? Mekong Bluesman 03:34, 28 tháng 8 2005 (UTC)

Thảo luận về Tư Mã Thiên[sửa mã nguồn]

chào bạn Mekong Bluesman,

Tư Mã Thiên (TMT) làm quan ở đời vua Hán Vũ Đế, một ông vua có công mở mang bờ cõi TQ. Cho nên TMT được đi tuần du với Vũ Đế thôi, chứ không ai khác.

Bài viết hiện tại, có rất nhiều điểm mà tôi cần thảo luận.

Thứ nhất chúng ta nên hiểu rằng vua Vũ Đế là ông vua có công mở rộng bờ cõi đất nước, tạo được một cuộc thái bình mà sử gia Phương Tây gọi là Thái Bình Trung Hoa, rộng lớn hơn cả Thái Bình La Mã. Chính vì ông là ông vua hiếu chiến và cũng là một ông vua xa xỉ, cho nên ngân khố luôn luôn cạn. Dưới thời ông, hình phạt rất nghiêm khắc, và mọi tội hình đều có thể chuộc bằng tiền. Và ông cũng là một ông vua độc tài, khó tính, tàn nhẫn, ví dụ: thua trận, bị sử chém, hay có thể bị tru di tam tộc, và không ai được trái ý ông, bĩu môi cũng bị giết v.v...

Vào thời tiên tần (thời Xuân Thu, Chiến Quốc), Thái Sử là chức không có quyền hành, nhưng là chức được mọi người trọng vọng. Nhưng từ đời Tần, rồi tới Hán, triều đình theo chính sách của Pháp Gia, thiết lập chế độ Quân Chủ Chuyên Chế, dần dần chức Thái Sử thành như chức để sai vặt trong các việc giấy tờ. Đặc biệt Vũ Đế là vua độc tài, cho nên rất coi thường Tư Mã Đàm. Có lần TMT phàn nàn rằng Vũ Đế coi cha mình gần như bọn giữ việc bói toán, nuôi như con hát, ngay đến bách tính cũng coi thường chức đó nữa... tôi có sửa vài điểm nghi vấn của bài viết về TMT trên website này, nhưng có lẽ tác giả hơi yêu mến TMT nên viết có phần bênh vực ông. Tôi đọc quyển tóm tắt Sử Ký Tư Mã Thiên của Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê, tôi hoàn toàn tán đồng ý kiến của họ. tôi nhận thấy lập luận việc gia đình TMT bị khinh thường và không được coi trọng lắm là điều hợp lý.

Thứ hai, là việc sau khi hoàn tất bộ Sử Ký, TMT không công bố ngay. Theo lập luận của tác giả bài viết trên website này là do TMT là người không vì danh vọng, và viết Sử Ký vì truyền thống gia đình... là giả thuyết không chặt chẽ vì:

a) trong cách lập luận của Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê, TMT quả thật la người theo tư tưởng Nho Giáo, và ông là người rất uất ức về việc bị thiến. Hai lần trong thiên Tự tự và thư cho Nhiệm An, ông tự ví mình với "Văn Vương bị giam rồi mới diễn bộ Chu Dịch, với Trọng Ni, khốn đốn rồi mới xoạn bộ Xuân Thu..." và "... Đời xưa, những kẻ giàu sang mà tên tuổi tiêu ma, có biết bao nhiêu mà kể, chỉ có những người lỗi lạc phi thường mới lưu danh về sau thôi.". Vậy ông soạn bộ Sử Ký không chỉ vì truyền thống gia đình mà còn là vì cái lòng "tật một thế nhi danh bất xưng" và càng muốn lập được "nhất gia chi ngôn" để rữa nhục cho họ Tư Mã. b) theo suy nghĩ của tôi, lý do TMT không công bố bộ Sử Ký là vì chắc chắn theo tinh thần Tính Sử của Trung Quốc, ông sẽ viết thẳng thắn, thật tình về các vị vua chúa, trong đó ông phê bình thẳng thắn Hán Cao Tổ Lưu Bang (là người vô học) và Vũ Đế. Và Vũ Đế lại là ông vua độc tài thành kiến. TMT không có con trai, đó là cái tội bất hiếu, lẽ nào lại để bị tru di tam tộc, thì quả thật Sử Ký giữ không xong mà dòng họ cũng tuyệt tự... Theo tôi, TMT không công bố là do ông có chủ đích.

Thank you

Minh Scott Nguyễn

Thực ra TMT viết Sử ký, Vũ đế vẫn biết, đã lấy xem, xem xong xé bỏ luôn 2 bản kỷ về ông ta và phụ hoàng của ông ta (Cảnh đế). Nhưng không xé hết các phần kia, và cũng không tru di TMT. --Avia (thảo luận) 08:22, 30 tháng 8 2005 (UTC)

Vũ Đế vốn là một ông vua ngang tàng, thành kiến. Đi đánh trận, cũng bị chặt đầu, tru di tam tộc, can ngăng vua những điều sai trái, xin tội cho công thần, mà lại bị thiến, bĩu môi cũng bị giết. Huống hồ chi là viết sử về ông ta và tổ tiên của ông. Thời đó, vua thiến TMT và cắt chức Thái Sử vì lý do TMT xin tội cho Lý Lăng, thì chúng ta cũng thấy rõ, nhà vua không kính trọng dòng họ Tư Mã, coi cái dòng giống Tư Mã như không! vả lại những thành phần chống Lý Lăng thân vua, dĩ nhiên cũng thành kiến với TMT. Không sớm thì muộn, TMT cũng rước họa vào thân, tâm lý của một người mang tội bất hiếu vì bị thiến, nếu Vũ Đế tuyệt tự dòng họ Tư Mã, thì một bộ sách của họ Tư Mã thì là cái gì? (Minh Scott Nguyễn)

Tư Mã Ý[sửa mã nguồn]

Bài Nhà Tây Tấn có nói Tư Mã Ý, Tư Mã Viêm là con cháu của Tư Mã Thiên, có ai có dẫn chứng nào không? Newone 19:01, 1 tháng 10 2006 (UTC)

Tư Mã Thiên đã có con trước khi bị thiến? Avia (thảo luận) 09:33, 2 tháng 10 2006 (UTC)

Tư Mã Thiên được coi là cha đẻ của sử học Trung Hoa?[sửa mã nguồn]

Theo tôi thì ông có công giới thiệu một cách chép sử mới có khoa học, chứ không thể là cha đẻ của sự học TQ được. Trước ông, có rất nhiều sử gia của thời Tiền Tần ví dụ như Khổng Tử soạn Kinh Xuân Thu chép sử nước Lỗ.--Minhscottnguyen 00:36, ngày 27 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Năm sinh ,năm mất[sửa mã nguồn]

Người ta đều biết, Tư Mã Thiên viết bức thư trả lời Nhâm An lúc ông 53 tuổi và đó là năm 93 TCN. Vậy ông sinh năm 145 TCN là chính xác, tài liệu nào nói năm 135 TCN là không thể đúng. Theo Vương Quốc Duy trong: Thái sử công hành niên khảo, có lẽ ông mất cùng năm với Vũ đế, năm 86 TCN, lúc đó ông (60 tuổi). Nếu không ai có những tài liệu khác với thông tin này, tôi sẽ sửa lại năm sinh năm mất trong bài. --Duyphuong (thảo luận) 04:39, ngày 13 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

  • Đoạn trong bài viết có câu: Quyển (Sử ký) được Tư Mã Thiên viết hoàn toàn do niềm đam mê lịch sử, một truyền thống của gia đình, chứ không nhằm mục đích đạt danh tiếng. Câu này tôi thấy không ổn, nó sai với mục Thái Sử Công tự đề tựa, đoạn kết như sau: Nhưng rồi lại suy nghĩ kỹ mà rằng: Ôi ! Viết sách làm thơ, đó là điều những người trong lúc cùng dùng để truyền đạt cái ý nghĩ của mình. Xưa Tây bá bị tù ở Dĩu Lý nên diễn giải Chu dịch; Khổng Tử gặp nạn ở đất Trần, đất Thái nên viết Xuân Thu; Khuất Nguyên bị đuổi nên vết Ly Tao; Tả Khâu Minh bị mù làm Quốc Ngữ; Tôn Tẫn cụt chân bàn Binh Pháp; Lã Bất Vi bị đày sang Thục, đời truyền lại sách Lữ Lãm; Hàn Phi bị tù ở Tần làm những thiên Thuyết Nan, Cô Phẫn; ba trăm bài ở Kinh Thi phần lớn đều do thánh hiền làm ra để giãi bày cái nỗi phẫn uất. Những người ấy đều vì những điều uất ức không biểu lộ ra được, cho nên thuật lại việc xưa mà lo truyền lại người sau. Do đó, bèn soạn thuật cho xong từ thời Nghiêu cho đến năm được lân thì dừng bút, bắt đầu từ Hoàng Đế. Vậy cần phải sửa đoạn này. --Duyphuong (thảo luận) 12:47, ngày 15 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Hiệu đính để ứng cử BVT[sửa mã nguồn]

Nhờ các thành viên hỗ trợ hiệu đính để tôi vác bài đi ứng cử. @Alphama @Lệ Xuân @Băng Tỏa @NguoiDungKhongDinhDanh @Nguyentrongphu @Ltn12345 @Keo010122 – ˜“*°•༒𝓝𝓱𝓪𝓬𝓝𝔂༒•°*”˜ 13:02, ngày 26 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Tôi không thông thạo lịch sử Trung Quốc, lại đang bận chút việc, nên xin phép từ chối. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 13:03, ngày 26 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Bạn cứ đem ra ứng cử thì sẽ có người ý kiến. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 23:22, ngày 26 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời