Thảo luận:Trường Hậu bổ, Huế

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi Duyệt-phố trong đề tài Địa điểm

Người nổi tiếng[sửa mã nguồn]

  • Phan Kế Toại (1889- 1973) : Quê ở xã Đường Lâm, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây. Tốt nghiệp trường Hậu Bổ năm 1914, [1]
  • Lê Văn Miến Năm 1913 Trường Hậu Bổ được thiết lập, Lê Văn Miến được cử làm trợ giáo, đồng thời được thăng hàm “Hàn lâm viện thị giảng”, đến cuối năm 1914 được thăng chức Phó đốc giáo và năm 1919 được làm Đốc giáo. Hai năm sau, Lê Văn Miến được cử làm Tế tửu (Hiệu trưởng) Quốc Tử Giám và giữ chức vụ này đến lúc về hưu (1929). [2]( ông họa sỹ này đã được đặt tên đường).
  • Ngô Đình Diệm tốt nghiệp trường Hậu bổ năm 1920 [3]
  • Nguyễn Đình Hòe: Phó hiệu trưởng hoặc hiệu trưởng.
Có phải cụ Hòe sáng lập viên Tập san B.A.V.H. (Bulletin des Amis du Vieux Hué)?
Phải! Bà vợ mình gọi cụ bằng cố. Gia đình thờ cụ ở đây, nên dù sao cũng phải giữ phần sau ngôi nhà này...
Nếu không sợ “lạc đề” thì có lẽ còn nhiều thứ đáng kể trong số “di tích” cụ Nguyễn Đình Hòe để lại. (Một thời gian Cụ còn làm Hiệu trưởng Trường Hậu bổ - ngôi trường đào tạo “cán bộ” hành chính cao cấp đầu thế kỷ 20).[4].Bánh Ướt (thảo luận) 08:44, ngày 31 tháng 3 năm 2009 (UTC)Trả lời

Địa điểm[sửa mã nguồn]

Công quán: hồi trước, Công quán là chỗ tiếp đón các Đại sứ ngoại quốc. Theo J.B.Roux thuộc Hội truyền giáo Paris thì Công quán được đặt đối diện phía bên kia đường của phủ Thừa Thiên gần Cửa Trài (theo Nguyễn Đình Hòe, Phó hiệu trưởng trường Hậu Bổ thì Công Quán nằm giữa Cầu Kho và Cầu Thanh Long, cùng gần chỗ của J.B.Roux nói tới). Công Quán là ngôi nhà xinh đẹp có 3 gian lợp ngói. Phía trước có sân rộng, hai bên có nhà phụ cho người phục dịch ở. Ở đây năm 1827 đã tiếp các đại sứ nước Champa, Cao Mên, Mường...khi họ đến mừng lễ lục tuần của Hoàng Thái Hậu của Vua Minh Mạng. Ở đây còn dùng để giam lỏng các linh mục làm thông ngôn cho triều đình. Với hiệp ước 1875, công quán không còn được sử dụng và được đưa về tại điểm mới, gọi là Thương Bạc tức bộ Ngoại giao, nơi đây Nguyễn Văn Tường dùng để tiếp sứ thần Pháp. Sau ngày thất thủ Kinh đô 1885, toà nhà tại Thương Bạc này được làm chỗ ở cho Phụ Chánh Nguyễn Văn Tường và khi ông này rời chỗ này ngày 6 tháng 9 băn 1885 thì thương bạc trở thành nơi Bộ Chỉ huy của vị Tướng chỉ huy quân Pháp ở Huế. Tiếp đến, đó là dinh thự của Ông Hoàng Cao Khải, rồi sau vài lần đổi chủ, trở thành trụ sở của Trường Hậu Bổ.[5]. Nguồn này mạnh hơn nguồn trong bài.Bánh Ướt (thảo luận) 08:44, ngày 31 tháng 3 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bạn chuyển vào đi nhưng nội-dung không khác mấy. Ý của tôi là chỉ ghi địa-điểm đó có hành-sở gì đầu tiên (Nha Thương-bạc) và công-trình cuối hiện nay (rạp hát) là gì mà thôi. Phần Công-quán thì như trong nguồn dẫn, vị-trí ở chỗ khác gần Cửa Trài. Sau đến năm 1875 thì lui về phía cửa Thượng-tứ và Đông-ba tức là chỗ Trường Hậu-bổ. Duyệt-phố (thảo luận) 15:44, ngày 31 tháng 3 năm 2009 (UTC)Trả lời