Thảo luận:Trần Đĩnh

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 9 năm trước bởi DanGong trong đề tài Nguồn tự xuất bản

Thông tin cần kiểm chứng[sửa mã nguồn]

  • Bất khuất, thể loại hồi ký, viết năm 1965, kể chuyện Nguyễn Đức Thuận, một người tù Côn Đảo tranh đấu trong tù, được đưa từ Nam ra ngoài Bắc. Lê Đức Thọ, Tố Hữu, Hoàng Tùng chủ trương dùng câu chuyện Nguyễn Đức Thuận để tuyên truyền khích động cho người dân miền Bắc ủng hộ cuộc tấn công vào miền Nam.

Bất khuất do nhà văn Trần Đình Vân, tức nhà báo Thái Duy từng công tác tại báo Đại Đoàn kết viết, không phải do ông Trần Đĩnh viết. --Nguyễn Việt Long (thảo luận) 11:32, ngày 7 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời

Đề nghị bạn cung cấp nguồn khẳng định thông tin này. Tuanminh01 (thảo luận) 11:44, ngày 7 tháng 9 năm 2014 (UTC).Trả lời
Nguồn trong bài chính thì viết như sau:"Cuốn Bất Khuất (viết năm 1965) kể chuyện Nguyễn Đức Thuận, một người tù Côn Đảo tranh đấu trong tù, được đưa từ Nam ra ngoài Bắc. Lê Đức Thọ, Tố Hữu, Hoàng Tùng chủ trương dùng câu chuyện Nguyễn Đức Thuận để tuyên truyền khích động cho người dân miền Bắc ủng hộ cuộc tấn công vào miền Nam. Viết Bất Khuất, cái tên do Tố Hữu đặt, Trần Đĩnh không ký tên, tiền nhuận bút cũng nhường cho Thuận. “Vì không thích nói dối.” Nhưng khi được nghe một độc giả như Trần Dần khen thì vẫn thích: “Mày viết cái Bất Khuất ấy, tao thích cái grammaire.” Nguyên Hồng thì bậm môi, vuốt râu nói: “Mày, Trần Đĩnh à, mày có tâm hồn, mày có nghệ thuật nên mày viết cái ấy cho Thuận hay.” DanGong (thảo luận) 12:23, ngày 7 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời

Cái này do Trần Đĩnh tự nhận và không có độ tin cậy (coi như nguồn sơ cấp). Ngày mai có ông X ông Y tự nhận đã viết cuốn đó thì làm sao? Chu hải đăng (thảo luận) 16:46, ngày 9 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời

Quá đơn giản. Ngày mai nếu có ai tự nhận thì chúng ta thêm vào: X (Y) cũng nhận đã viết cuốn đó. Hiện tại mới chỉ có ông Trần Đĩnh dám làm điều này. Tuanminh01 (thảo luận) 16:49, ngày 9 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tôi không phủ nhận chuyện có người khác chấp bút cho Nguyễn Đức Thuận, một anh tù bị đánh đập tra tấn mà còn đủ sức viết được cuốn hồi ký mấy trăm trang một cách trôi chảy, nghe ra thì cũng không có lý. Tuy nhiên việc Trần Đĩnh tự nhận chấp bút cho Nguyễn Đức Thuận là nguồn sơ cấp và wikipedia tránh dùng thông tin kiểu này. Không có gì chứng minh được thông tin này, ngoại trừ lời nói của chính nhân vật. Nếu làm thế hóa ra wikipedia là cái loa tuyên truyền không công cho Trần Đĩnh? Chu hải đăng (thảo luận) 16:55, ngày 9 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời

Đồng ý với bạn. Tôi đã gắn fact với ngày hôm nay ngay cho chi tiết bạn nói. Tuy vậy wiki thì dư thời gian, chờ 1 tuần cũng ko hại gì, giống như một số bài không cần xóa nhanh mà để thời gian 7 ngày cho người viết có cơ hội đưa ra nguồn cần thiết. Một số nhân vật được nhắc đến trong Đèn cù vẫn còn sống và hy vọng họ lên tiếng khẳng định hoặc phủ nhận trên báo sau 1 tuần thì tốt. Ko có thì chúng ta xóa thông tin đó đi. Ông Trần Đĩnh đã 85 tuổi, chắc cũng ko còn ham hố danh tiếng trên wiki làm gì. Tuanminh01 (thảo luận) 17:02, ngày 9 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời
Ông Trần Đĩnh không chỉ nói khoác trong một bữa nhậu, mà ghi ra giấy trắng mực đen. Lại nói cả Lê Đức Thọ, Tố Hữu, Hoàng Tùng, Trần Dần, Nguyên Hồng biết, dĩ nhiên là cả Nguyễn Đức Thuận. Toàn là các nhân vật có tên tuổi. Ngoài ra tại sao lại không cho trích sách, miễn có ghi nguồn. Nếu ông ta nói láo thì thể nào cũng có báo đài lên tiếng. Bất khuất là một cuốn sách quan trọng trong việc tuyên truyền thời chống Mỹ, có giá trị lịch sử chứ không phải chỉ một sách văn học bình thường. DanGong (thảo luận) 17:06, ngày 9 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời

DanGong nói các ông kia biết, đó là do Trần Đĩnh kể, nhưng các ông trên đều xanh cỏ cả rồi, làm sao để đối chứng thực hư và lên tiếng phản đối nếu thông tin Trần Đĩnh dẫn ra là bịa đặt? Theo Wikipedia:Không đăng nghiên cứu chưa được công bố#Nguồn dẫn thì hồi ký và tự truyện (ứng với trường hợp này) là nguồn sơ cấp và tránh sử dụng nguồn kiểu này. DanGong đóng góp đã lâu chắc phân biệt được chứ? Nếu Lê Đức Thọ, Hoàng Tùng hay Tố Hữu viết trong các tác phẩm của mình là "Trần Đĩnh chấp bút Bất khuất" thì là nguồn thứ cấp và có độ tin cậy cao hơn. Có thể các ông này là nhà chính trị nên không muốn nói ra (nếu đó là thật), nhưng Trần Dần hay Nguyên Hồng, những người không có vai vế gì và từng bị đánh trong các vụ chính trị (như Trần Dần) cũng không hề nhắc gì tới việc này trong các tác phẩm của họ. Do vậy tôi vẫn coi nguồn sách tự truyện của Trần Đĩnh không đáng tin cậy, cần ghi rõ trong bài là Trần Đĩnh tự nhận. Chu hải đăng (thảo luận) 10:37, ngày 10 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời

Người chuyên viết hồi ký?[sửa mã nguồn]

"Ông chính là người viết hồi ký cho Hồ Chí Minh, ngoài ra còn cho Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Bùi Lâm"

Cái này cũng do Trần Đĩnh tự nhận trong tự truyện. Trước nay không thấy văn bản nào khác đề cập đến chuyện này. Thông tin này cũng không có tính xác thực. Chu hải đăng (thảo luận) 10:50, ngày 10 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời

Nguồn tự xuất bản[sửa mã nguồn]

diendantheky.net là một diễn đàn của một số văn, nghệ sĩ, nhà báo có ghi tên rõ ràng trong trang chủ. Ở hải ngoại thì làm gì có việc phải đăng ký xin phép được lập một trang mạng như ở Việt Nam. Các bài báo đưa lên đây cũng là của các nhà báo có uy tín như Nguyễn Minh Cần, Song Chi, Trần Mộng Tú, Đỗ Quý Toàn, Đinh Xuân Quân, Vũ Quý Hạo Nhiên, Phạm Phú Minh có ghi tên rõ ràng, chứ không phải như nhiều bài của các báo chính thức ở Việt Nam, các tác giả chỉ dùng một tên nghệ sĩ nào đó, người đọc thường không biết người viết là ai cả. Vấn đề này cần nên được bàn thảo rõ ràng ở đây. DanGong (thảo luận) 13:08, ngày 13 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời

"là một diễn đàn của một số văn, nghệ sĩ, nhà báo" - thế thì cũng khác quái gì một group trên facebook, google hay một blog? Nếu nó có ban biên tập, có tư cách pháp nhân (đăng ký trước pháp luật - mở web là một chuyện, nhưng xin cấp giấy phép báo chí, giấy phép xuất bản lại là chuyện khác nhé) và chịu trách nhiệm cho những gì đăng tải thì mới coi nó không phải là tự xuất bản, còn nếu không thì dù group đó toàn các thành viên như Bush, Putin, Obama... thì cũng vẫn là tự xuất bảnThandieu123 (thảo luận) 10:32, ngày 21 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời
Mình quan niệm là chỉ quan trọng là bài viết của ai, trang mạng có uy tín không và người chịu trách nhiệm có khả năng, thẩm quyền không? Đề nghị bạn không xóa bài trước khi được thảo luận rộng rãi với các thành viên khác về cùng chủ đề trong Nguồn tự xuất bản của trang Wikipedia:Thảo luận, để lấy quyết định chung.
Đừng quên là có những trang như Talawas cũng chỉ là nguồn tự xuất bản, nhưng đăng toàn là các bài có giá trị. Tại sao ta lại nên dễ dãi ở đây so với các Wiki khác? Bởi vì ở việt Nam không cho phép ra báo chí tư nhân, hạn chế tự do báo chí. Chấp nhận xóa các nguồn tự xuất bản mà không xem xét trước là tiếp tay với nhà cầm quyền Việt Nam, như việc họ đã dùng tường lửa để ngăn chặn người đọc vào trang Talawas. DanGong (thảo luận) 11:00, ngày 21 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời
Quy định là quy định, wiki chỉ xem xét tính khả tín của nguồn tin chứ không chiều theo đánh giá "hay hoặc dở" của bất cứ ai, một bài văn hay không có nghĩa là nó đáng tin về mặt thời sự, thế thôiThandieu123 (thảo luận) 11:10, ngày 21 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Việc khả tín là do trang mạng, người viết bài có uy tín hay không? Phải chờ quyết định chung cho tương lai. Thí dụ, theo mình thì trang mạng Pro&Asia của nhà văn Phạm Thị Hoài là có đủ uy tín và những bài của bà ta, chả hạn Nhà báo và nhà kiểm duyệt (1), là viết nghiêm túc để được đăng trên Wiki Việt nếu nội dung thích hợp. DanGong (thảo luận) 11:27, ngày 21 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

2 Links mà bạn Thandieu123 đã xóa trên diendantheky là bài viết của Đinh Quang Anh Thái (bài phỏng vấn ông Trần Đĩnh tháng 7 năm 2001) và Ngô Nhân Dụng (bài giới thiệu tác phẩm "Đèn Cù"), cả hai đều là nhà báo chuyên nghiệp. DanGong (thảo luận) 16:22, ngày 21 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Chữ "tự"[sửa mã nguồn]

Mình có mâu thuẫn với bạn Thanung123 về bài trên, nhờ BQV vào xử giúp tránh tranh cãi mà mình cho là sẽ không đưa đến kết quả. Nội dung: chỉ bao gồm 1 chữ duy nhất là "tự" ở 2 câu: 1.Trần Đĩnh tự nhận mình là người viết hồi ký cho Hồ Chí Minh, 2. Trần Đĩnh tự cho là mình đã chấp bút hồi ký Bất khuất của Nguyễn Đức Thuận. 2 chữ "tự" này thứ nhất mình thấy thừa thãi, bởi vì nghe có nghe là tự ý không xin phép ai, hoặc nghe với một cảm tưởng xấu về người tuyên bố, trong khi bổn phận người viết Wiki là cố giữ trung lập. Bởi vậy đề nghị của mình là xóa chữ "tự" ở 2 câu trên. Cái quan trọng ở đây là để tránh cho những người bắt chước làm mất vẻ khách quan của một bài viết trong Wiki. DanGong (thảo luận) 19:58, ngày 17 tháng 10 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tôi sửa thành nói rồi, ai mâu thuẫn nói với tôi không?  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 02:10, ngày 18 tháng 10 năm 2014 (UTC)Trả lời

Độ nổi bật[sửa mã nguồn]

Ở nước ngoài thì người Việt coi là một cuốn sách nổi bật trong năm, một phần vì có những tình tiết liên quan đến các nhân vật lịch sử mà thường bị dấu nhẹn. @Rotave, xin vào cho biết lý do bạn treo bảng dnb! Vì bạn không có cơ hội đọc qua? Hay vì trong nước không có báo chí nào đề cập tới? DanGong (thảo luận) 17:46, ngày 18 tháng 10 năm 2014 (UTC)Trả lời